Đổi mới mạnh mẽ giáo dục thể chất và thể thao trường học
Sáng 24/11, tại TP Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1076 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các tập thể, cá nhân.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh dự và chủ trì Hội nghị; tham dự hội nghị có lãnh đạo Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT); đại diện Văn phòng Chính phủ; Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ VH-TT&DL); đại diện các Sở GD&ĐT, các Học viện, trường ĐH, CĐ, Trung cấp Sư phạm trong cả nước.
Ngày 17/6/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học, nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên của trẻ em, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì hội nghị.
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 1076 của Thủ tướng, GDTC và thể thao trường học đạt được những bước tiến đáng kể. Công tác chỉ đạo, quản lý GDTC và thể thao trường học đã được đổi mới. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên GDTC và thể thao trường học đã được tăng cường về số lượng, chất lượng chuyên môn cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, giảng dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị (sân tập, nhà tập…) phục vụ GDTC và thể thao trường học được quan tâm và tăng cường trang bị, tu sửa, xây dựng và mua sắm mới.
Số trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả GDTC hiện tại tăng từ 87,4% so với năm 2015. Số lượng học sinh tham gia hoạt động TDTT năm học 2019 – 2020 tăng từ 15,8% – 31% so với năm 2015.
Video đang HOT
Tổng số học sinh đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực năm học 2019 – 2020 theo tuổi tăng từ 11,3% – 23,5% so với năm 2015. Tổng số các hoạt động TDTT ngoại khóa do các đơn vị tổ chức và tham gia hoạt động TDTT quy mô toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức trong năm học 2019 – 2020 tăng từ 11% – 26,1% so với năm 2015.
Tổng số cán bộ, giáo viên GDTC được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tính đến nay tăng từ 39,7% – 45,5%. Về cơ sở vật chất, năm 2020, khối các trường Mầm non có 3.093 nhà tập thể chất, tăng 10% so với 2015; Khối các trường phổ thông có 3.234 nhà tập thể chất, tăng 15% so với 2015; 100% số trường có sân tập thể chất và nhiều trường có bể bơi; Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Đại biểu phát biểu tại hội nghị.
Theo ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT), giai đoạn 2021 – 2025, GDTC và thể thao trường học phát triển theo định hướng, mục tiêu tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ cho trẻ em, học sinh, sinh viên và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thể chất chính khóa đáp ứng yêu cầu phát triển phầm chất, năng lực người học và yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em. Phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa với mục tiêu: có ít nhất 90% trẻ em mầm non tham gia luyện tập và trình diễn thể thao. Có ít nhất 85% số học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa; có ít nhất 80% số học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực theo tuổi; 100% số trường tiểu học, THCS, THPT duy trì thường xuyên tập thể dục giữa giờ, thành lập và tổ chức hoạt động thường xuyên câu lạc bộ các môn thể thao của học sinh.
Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và thể thao trường học trên toàn quốc với mục tiêu: Đảm bảo 80% trường mầm non có phòng giáo dục thể chất, có sân vườn và đảm bảo có đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ theo quy định và có ít nhất 100% điểm trường có sân chơi chung. Có ít nhất 85% trường Tiểu học, trường THCS và ít nhất 95% trường THPT có sân tập và có ít nhất 60% trường Tiểu học, 70% trường THCS và 80% trường THPT có nhà tập thể dục, thể thao.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên GDTC đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Thu hút sự đầu tư từ các nguồn tài chính hợp pháp khác cho công tác GDTC và thể thao trường học…
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh ghi nhận những nỗ lực của các cơ sở giáo dục trong thực hiện Nghị quyết số 1076 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020.
Thứ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT, các cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn công tác GDTC, thể thao trường học; tiếp tục thực hiện Quyết định 1076 giai đoạn 2020-2025. Thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC mới, đặc biệt là đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Thực hiện được mục tiêu của môn học GDTC là nâng cao sức khỏe, thể chất, hình thành thói quen tập luyện TDTT cho HS, SV.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về vai trò môn học GDTC và hoạt động thể thao trường học. Tăng cường đổi mới hoạt động thể thao cho HS, SV thu hút đông đảo HS, SV tham gia. Nhằm tăng cường sức khỏe và đẩy lùi các tệ nạn trong trường học, tạo sân chơi lành mạnh cho HS, SV. Duy trì các hoạt động thể thao, tiến tới tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2021.
Đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và dành quỹ đất cho GDTC, thể thao trường học thông qua nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa.
Đảm bảo số lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên GDTC, đặc biệt là đội ngũ ở bậc học mầm non và tiểu học. Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới…
Để ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân xuất sắc đối với sự phát triển công tác GDTC và thể thao trường học trong 5 năm qua, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 30 tập thể và 60 cá nhân.
Đổi mới giáo dục thể chất bằng thể thao và âm nhạc
Chương trình "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao - nâng cao trí lực", mong muốn mang đến cái nhìn mới về cách tiếp cận và tổ chức giáo dục thể chất tại trường học.
Hưởng ứng Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Hội Thể thao Học sinh Việt Nam, phối hợp với Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng phát động chương trình "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao - nâng cao trí lực", mong muốn mang đến cái nhìn mới về cách tiếp cận và tổ chức giáo dục thể chất tại trường học.
Các em học sinh cùng nhau vận động theo âm nhạc
Những bài tập đơn điệu, nhàm chán
Theo số liệu thống kê từ UNICEF, Việt Nam hiện là một trong mười quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, tình trạng trẻ em sợ thể dục, lười vận động đang trở thành vấn đề cả xã hội quan tâm. Thực tế, các bài tập đơn điệu, nhàm chán không đủ hấp dẫn, khiến các em học sinh chỉ "tập cho có" hoặc "học để qua môn". Hơn nữa, mỗi cá nhân đều có một khả năng riêng, niềm đam mê riêng, môn bóng chuyền không phù hợp cho mọi học sinh cũng như không phải em nào cũng thích bóng đá.
Cần lưu ý rằng, mục đích các môn thể dục, các bài tập thể chất là để rèn luyện cho các em cơ thể khỏe mạnh, tạo cảm hứng trong học tập. Tuy nhiên, môn thể dục trước đây chưa được quan tâm một cách đúng mức, số lượng và nội dung còn ít và chưa thực sự thu hút, vô hình chung trở thành "nỗi lo" và là môn phụ đối với các em học sinh.
Đổi mới phương pháp, khơi nguồn cảm hứng
Thay đổi nhận thức và cách tiếp cận với giáo dục thể chất đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của ngành giáo dục mà ngay cả mỗi cá nhân. Nhiều trường học sáng tạo các điệu nhảy trên nền nhạc hiện đại, để học sinh tự do lựa chọn những môn học yêu thích, phù hợp với khả năng bản thân. Thậm chí, thầy cô cũng tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe, song hành cùng các em học sinh.
Các cơ quan, đoàn hội trên cả nước khởi xướng nhiều chương trình hưởng ứng phong trào đổi mới này. Cụ thể, Đại Nhạc hội Kun Dance Festival "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao - nâng cao trí lực" đã chính thức bắt đầu, sự kiện diễn ra mới đây tại Quảng Ninh đã tạo hiệu ứng lớn, thu hút hàng nghìn các em học sinh tham gia.
Ban tổ chức mong muốn, Đại Nhạc hội sẽ thay đổi cách tiếp cận và tổ chức giờ học thể chất truyền thống, đồng thời tạo sức lan tỏa, tăng hứng khởi trong học tập cho các em học sinh. Đây cũng là thông điệp, mục tiêu cao cả mà nhà tài trợ - Công ty Cổ phần sữa quốc tế IDP hướng đến.
Kun Dance Festival là sự kiện hưởng ứng trong khuôn khổ chương trình "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao - nâng cao trí lực", diễn ra từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 3 năm 2021. Chương trình được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về rèn luyện thể thao và khuyến khích các em thể hiện tài năng của bản thân. Sự kiện sắp tới sẽ diễn ra ngày 23/11 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số hiệu quả nhờ truyền thông tốt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số được Chính phủ phê duyệt ban hành ngày 2/6/2016. Ảnh minh họa/INT 5 năm qua, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp thực hiện Đề án có hiệu quả, cơ bản các mục...