Đòi hỏi chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học là đi ngược với ý nghĩa học chế tín chỉ
Việc phải có thêm chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học vô tình tạo nên sự trùng lặp trong đào tạo, tốn kém thời gian, tiền bạc của người học.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được phản ánh của sinh viên về việc đã hoàn thành xong chương trình, được xét tốt nghiệp nhưng bị “giam” bằng tốt nghiệp với lý do không có chứng chỉ Tin học và chứng chỉ Ngoại ngữ hoặc nhà trường đưa ra các điểm số tối thiểu ở các loại chứng chỉ như TOEIC, IELTS. Nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ đủ điểm sẽ được chấp nhận.
Tức là kết quả học tập các học phần tiếng Anh và Tin học đại cương không được xét công nhận đạt chuẩn đầu ra Năng lực ngoại ngữ và Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để ra trường, do đó dù đã hoàn thành toàn bộ các học phần nhưng các em phải tham gia ôn tập, thậm chí đến các “lò luyện” để có được chứng chỉ mới có cơ hội cầm bằng tốt nghiệp trên tay.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phải có thêm chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học vô tình tạo nên sự trùng lắp trong đào tạo, tốn kém thời gian, tiền bạc của người học.
Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn
Trước thực tế này, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, hiện nay đa phần các cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo học chế tín chỉ.
Học chế tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng đại học thông qua việc tích lũy kiến thức, học môn nào xong tích lũy được thì “bỏ túi” môn đó, để tích lũy môn học khác. Bao giờ tích lũy đủ số tín chỉ mà nhà trường yêu cầu thì được tốt nghiệp.
“Phân tích vậy để thấy ý nghĩa của học chế tín chỉ là tích lũy kiến thức, do đó không có chuyện sinh viên học xong rồi lại phải học lại lần nữa để thi có chứng chỉ mới được cầm bằng tốt nghiệp. Việc yêu cầu sinh viên phải có thêm chứng chỉ mới được cấp bằng tốt nghiệp là hoàn toàn mâu thuẫn với ý nghĩa của học chế tín chỉ”, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh.
Video đang HOT
Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhớ lại, trước đây (khoảng mấy chục năm) có chuyện yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ môn này môn kia trước khi tốt nghiệp thì mới được nhận bằng, sau vì thấy phi lý nên Nhà nước đã bỏ đi yêu cầu này, không hiểu sao giờ lại yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ mới được ra trường.
Đồng tình với quan điểm này, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng, toàn bộ nội dung học tập đã được bố trí trong chương trình học, vậy tại sao lại cần thêm chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học nữa.
Đành rằng, yêu cầu về Ngoại ngữ là rất cần thiết nhưng không thể vì thế mà “ép buộc”, nếu sinh viên có định hướng công việc và cần sử dụng thì người ta sẽ phải học và nâng dần trình độ để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị thì đó là quyền của người học.
Bà Bùi Thị An cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xem lại hiện nay các trường đang làm thế nào, có cần thiết phải quy định sinh viên muốn tốt nghiệp phải có mấy loại chứng chỉ nhiêu khê, hình thức đó không?
Được biết, tháng 3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 3/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành.
Mục a) Khoản 1, Điều 14 của Quy chế đào tạo 08/2021/TT-BGDĐT quy định: Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Về yêu cầu này, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và nhiều chuyên gia cho rằng, rõ ràng sinh viên học theo học chế tín chỉ phải tích lũy tất cả các học phần có trong chương trình, có nghĩa là, sinh viên chỉ phải thi (đạt) một lần cho mọi học phần thuộc chương trình và không phải thi thêm bất kỳ nội dung nào khác ngoài chương trình.
Do đó việc bắt sinh viên phải dự thi cuối khóa để lấy 2 chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ (để đạt chuẩn đầu ra) như quy định ở Mục a) Khoản 1, Điều 14 của Quy chế đào tạo 08/2021/TT-BGDĐT là trái với bản chất của học chế tín chỉ.
Chuẩn đầu ra đòi hỏi chứng chỉ dễ dẫn đến trục lợi trên lưng sinh viên nghèo
Nếu bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ mới cấp bằng tốt nghiệp là một thứ tư duy ngược- mang nặng văn hóa hành chính quan liêu bằng cấp.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, thời gian qua tòa soạn nhận được phản ánh của nhiều sinh viên về chuyện các em đã hoàn thành học phần Tin học, Ngoại ngữ trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục đại học tuy nhiên điều kiện bắt buộc để được xét và công nhận tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) là phải có chứng chỉ tiếng Anh, Tin học tùy vào ngành học, tùy trường mà mức độ khác nhau.
Tức là kết quả học tập các học phần tiếng Anh và Tin học đại cương không được xét công nhận đạt chuẩn đầu ra Năng lực ngoại ngữ và Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để ra trường, do đó dù đã hoàn thành toàn bộ các học phần nhưng các em phải tham gia ôn tập, thậm chí đến các "lò luyện" để có được chứng chỉ mới có cơ hội cầm bằng tốt nghiệp trên tay điều này gây ra lãng phí về thời gian, tiền bạc.
Nếu bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ mới cấp bằng tốt nghiệp là một thứ tư duy ngược- mang nặng văn hóa hành chính quan liêu bằng cấp (ảnh minh họa, nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại)
Nhìn nhận thực tế này, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia và phát triển nhân lực cho rằng, hầu như ai cũng hiểu năng lực chuyên môn và năng lực ngoại ngữ luôn là lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Người có ngoại ngữ giỏi luôn có lợi thế trong nhiều vị trí tuyển dụng và có điều kiện phát huy tiềm năng của mình cũng như của tổ chức.
Căn cứ vào thực tế nhiều ngành nghề trong xã hội, chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam yêu cầu người tốt nghiệp đại học phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Điều đó đòi hỏi nhà trường trong quá trình đào tạo cử nhân, các cơ sở giáo dục đại học phải đào tạo cho người học có được trình độ đó thì mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu tốt nghiệp đại học mà không bắt buộc người học phải có chứng chỉ IELTS, TOEIC hay TOEFL mới cấp bằng tốt nghiệp.(Với các trình độ Thạc sĩ hay tiến sĩ cũng có quy định tương ứng).
Ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh được một số trường đại học xem là môn học đóng vai trò môn công cụ tức nhờ có tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) mà người học có thể sử dụng để tiếp nhận tri thức của các môn học khác. Tiếng Anh về vai trò cũng giống như toán học ứng dụng trong chương trình giáo dục đại học phần giáo dục đại cương.
"Nói như vậy để thấy, học tiếng Anh trong nhà trường là để giúp học các môn học khác hiệu quả hơn và hình thành năng lực ngoại ngữ cho sinh viên để phát triển sự nghiệp sau này. Nếu bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ mới cấp bằng tốt nghiệp là một thứ tư duy ngược- mang nặng văn hóa hành chính quan liêu bằng cấp", ông Hoàng Ngọc Vinh nhận định.
Do đó, theo ông Vinh, khi sinh viên nhập học nhà trường phải có kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục và tổ chức thực hiện để cho sinh viên đạt được chuẩn ngoại ngữ càng sớm càng tốt như có người khuyến cáo nên dành phần lớn thời gian năm học đầu để dạy ngoại ngữ.
Nhà trường có thể phân loại các sinh viên theo năng lực ngoại ngữ để hoặc là miễn trừ tín chỉ, học phí và phân chia sinh viên theo các lớp học ngoại ngữ khác nhau và tính toán học phí phù hợp với năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Trong quá trình đào tạo, sinh viên thi không đạt chuẩn thì phải nộp tiền học và thi lại là chuyện bình thường như các môn học khác.
Tuy nhiên, không loại trừ việc các doanh nghiệp sản xuất các bài thi ngoại ngữ và cấp chứng chỉ có "vận động hành lang" với cơ quan ra chính sách hoặc với lãnh đạo nhà trường để làm méo mó cơ chế hòng trục lợi trên lưng sinh viên nghèo.
Thị trường thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh có yếu tố nước ngoài nhận thấy một thị phần khổng lồ trong các cơ sở giáo dục và sẽ không ngần ngại bằng mọi giá để lèo lái thị trường bằng cơ chế vĩ mô và vi mô.
Vì thế, chuyên gia này cho rằng: "Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rất cảnh giác, nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ soạn thảo, ban hành các quy định liên quan, sao cho ngoại ngữ thực sự trở thành công cụ cho người học phát triển năng lực. Người học sẽ có nhiều lựa chọn việc tự học và cơ quan quản lý cũng như các trường tránh áp đặt mang tính hình thức, lợi dụng kiếm tiền có thể sẽ gây ra hậu quả tai hại khó lường".
Được biết, tháng 3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 3/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành.
Mục a) Khoản 1, Điều 14 của Quy chế đào tạo 08/2021/TT-BGDĐT quy định: Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Về yêu cầu này, nhiều chuyên gia cho rằng, rõ ràng sinh viên học theo học chế tín chỉ phải tích lũy tất cả các học phần có trong chương trình, có nghĩa là, sinh viên chỉ phải thi (đạt) một lần cho mọi học phần thuộc chương trình và không phải thi thêm bất kỳ nội dung nào khác ngoài chương trình.
Do đó việc bắt sinh viên phải dự thi cuối khóa để lấy 2 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ (để đạt chuẩn đầu ra) như quy định ở Mục a) Khoản 1, Điều 14 của Quy chế đào tạo 08/2021/TT-BGDĐT là trái với bản chất của học chế tín chỉ.
Chính thức bỏ quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên Không quy định GV mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải có chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV. Một giờ học tiếng Anh của học sinh THPT tại TP.HCM với giáo viên nước ngoài - ĐÀO NGỌC THẠCH Xung quanh băn khoăn của các địa...