Đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt
Có những điều đơn giản nhưng hàm chứa thật nhiều ý nghĩa, có những thứ nhỏ nhoi lại ẩn trong mình giá trị văn hóa lớn, đôi đũa mộc mạc đã xuất hiện trên mâm cơm người Việt không biết từ bao giờ và trở thành nét đẹp truyền thống trong ẩm thực Việt.
Dân tộc ta ba miền đều mang trong mình những phong tục tập quán riêng, nét văn hoá mang bản sắc vùng miền. Âm sắc cũng còn chưa chuẩn cách nói, với cách phát âm nặng nhẹ, thế nhưng trên khắp đất nước người dân đều sử dụng đũa trên mâm cơm để gắp thức ăn, đây quả thực là sợi dây liên kết kỳ lạ. Lâu dần đôi đũa không còn chỉ là thói quen hàng ngày, mà nó đã trở thành vật dụng không thể thay thế được trong mâm cơm người Việt. Bởi no không chi đơn thuân la vât dung dung đê găp thưc ăn trong bưa cơm hang ngay ma con thê hiên net đep văn hoa va bản sắc tốt đẹp của người Việt ta.
Anh:flickr.com
Có ai thắc mắc rằng nếu như người Việt không sử dụng đôi đũa trên bàn ăn, thì chúng ta sẽ dùng cái gì? Cung se co ngươi vôi vang ma tra lơi răng, không dung đua thi dung thia, nhưng đê hiêu đươc thâu đao cũng cần nhìn lại và tìm hiểu về đăc trưng ẩm thực của người Việt. Rau, thịt, cá, cơm là món ăn chủ đạo trong bữa ăn của người Việt, ta không thể dùng dao hay dĩa hay thia lấy rau, thịt, cá để ăn.
Anh:xaluan.com
Chất liệu làm nên đôi đũa cũng rất phong phú và đa dạng, từ chất liệu kim loại (vàng, bạc, nhôm….) thường được vua chúa, quan lại thời xưa sử dụng để phân biệt giai cấp, hay đến các loại chất liệu là nhựa, thiên nhiên (tre, trúc….). Những chiếc đũa bằng tre, trúc gắn liền với văn hóa ẩm thực của Việt Nam, với đời sống thường nhật của người Việt, cũng bởi một phần lý do biểu tượng của làng quê Việt chính là hình ảnh của cây tre, cây trúc.
Video đang HOT
Anh:gocbep.com
Theo nhiều nhà văn hóa giải thích thì cách người châu Âu sử dụng dao, dĩa, là cách ăn bắt chước lại những loài vật ăn thịt sống dưới đất. Còn cách sử dụng đũa trên bàn ăn của người châu Á, trong đó có người Việt là học cách ăn của những loài chim. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, là nơi thích hợp cho các loài chim sinh sống như sếu, vạc, cò…. Những loài chim này gắn bó với cuộc sống của người nông và đi vào trong những bài hát, những câu ca dao, đồng dao, trở thành hình tượng khắc trên trống đồng, biểu tượng của nền văn hóa cổ đại. Chính nhờ những mối liên hệ như thế, đôi đũa đã xuất hiện trên mầm cơm của người Việt và trở thành nét đẹp văn hóa mà người Việt vô cùng tự hào.
Anh:afamily.vn
Đôi đũa nhỏ xinh, mộc mạc và giản dị đã đi vào văn hóa của người Việt từ thời xa xưa. Và nó cũng mang trong mình ý nghĩa khác nhau, những triết lý về đời sống con người từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với đất mẹ, về mối quan hệ vợ chồng. Dù cho đời sống văn hóa ẩm thực ngày càng trở nên đa dạng với sự du nhập của các loại đồ ăn đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng người Việt chúng ta vẫn giữ gìn và tô đẹp hơn cho hình tượng đôi đũa trong mâm cơm gia đình, trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Theo PNO
Mặn mà Smorrebrod
Trong số những cuốn du lịch tôi đọc trước chuyến đi Đan Mạch của mình có một cuốn sách với cái tựa rất hào hùng 1.000 nơi phải đến trước khi chết (1,000 places to see before you die). Phần về Đan Mạch không nhiều nhưng để lại ấn tượng mạnh với tôi, trong đó có thành phố Odense quê hương Andersen và món smorrebrod đặc trưng Đan Mạch.
Cắn một miếng smorrebord, vị giác tiếp xúc với lớp bánh lúa mạch dẻo mềm có phết bơ, lớp jambon mỏng và dai, lớp rau thơm giòn mát rượi để lại vị hơi the the trong cổ họng, và lớp thạch mặn tan trong miệng một cảm giác lạ rất khó diễn tả.
Ai đã từng đến các nước Bắc Âu hẳn biết cá trích đóng một vai trò rất quan trọng trong ẩm thực vùng Scandinavia, nhưng chỉ ở Đan Mạch cá trích mới được phát triển thành món sushi độc đáo: cá trích tươi thái mỏng ướp gia vị cùng một loại sốt làm từ kem tươi, bơ, lòng đỏ trứng và rau thơm băm nhuyễn, đặt lên lớp bánh lúa mạch, một sự kết hợp hoàn hảo giữa smorrebrod Đan Mạch và sushi Nhật. Tuỳ theo mùa, có thể thay cá trích bằng cá tuyết, cá bơn... để làm món sushi.
Smorrebrod tạm dịch ra tiếng Việt là bánh phết bơ, nhưng thật ra món bánh này không chỉ có bơ mà còn được phủ lên trên tôm xốt đỏ hồng, patê gan béo ngậy, thịt jambon mềm mại nuột nà, cá trích xông khói thơm phức, thịt heo quay nguyên mỡ và da giòn tan, cả trứng cá caviar...tuỳ ý thích của khách. Smorrebrod là món ăn trưa hàng ngày của người Đan Mạch cũng như phở là món điểm tâm của người Việt, một món ăn kinh điển mà người địa phương cũng như khách nước ngoài đều ưa chuộng.
Được biết đến trên thế giới dưới cái tên bánh sandwich mở - vì chỉ có một lớp bánh bên dưới chứ không kẹp nhân giữa hai lớp bánh như ở các nước khác, smorrebrod có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày của nông dân Đan Mạch. Sau khi ăn xong, họ thường lấy bánh mì quệt những gì còn sót lại trên đĩa cho kỳ sạch rồi ăn nốt. Dần dà về sau, những thứ còn sót trên đĩa được đặt lên trên lớp bánh - và từ đó món bánh sandwich mở ra đời. Smorredrod cũng phổ biến ở Na Uy, di sản của thời kì Đan Mạch thống trị Na Uy vào thế kỷ 19.
Đâu đâu cũng có smorrebrod
Trên những đường phố Capenhagen, đâu đâu cũng thấy những tiệm smorrebrod trưng bầy bánh mới làm còn nóng hổi đặt trong quầy kính thật hấp dẫn. Khác với những loại bánh sandwich làm từ bột mì, lớp bánh smorrebrod làm từ bột lúa mạch màu nâu được đầu bếp địa phương ưa chuộng vì nhờ đó mà bánh không bở, dễ cắt thành từng miếng thật mỏng. Nổi tiếng nhất ở đây chắc chắn là Ida Davidsen, nhà hàng được nhắc tới trong cuốn sách nêu trên, thế hệ chủ nhân ngày nay đã là con cháu đời thứ năm của Oskar Davidsen, người sáng lập nhà hàng năm 1888. Nhờ những ý tưởng sáng tạo qua năm thế hệ, thực đơn ở đây đã dài tới hơn...2km (được ghi vào sách kỷ lục Guiness - thực đơn dài nhất thế giới), liệt kê hơn 250 loại smorrebrod khác nhau. Tuy phát triển nhiều so với thời mới mở, những chiếc bánh ở đây vẫn giữ nguyên công thức gia truyền của Oskar vốn làm mê mẩn những khách hàng quen, trong đó có nữ hoàng Đan Mạch.
Smorrebrod ở Ida Davidsen đắt hơn nhiều so với những quán trên các con phố Copenhagen muôn màu, nhưng đó không phải là lí do chính khiến tôi quyết định không đến Ida mà vì tôi muốn nếm món này như những người địa phương bình thường, không như những thương gia Copenhagen sang trọng hay những du khách nước ngoài giàu có muốn tìm tới một địa điểm nổi tiếng thế giới cho biết. Tôi muốn thưởng thức smorrebrod như những cô cậu sinh viên Copenhagen buổi sàng ghé mua bánh ở một tiệm bánh quen bên đường để ăn giữa hai buổi học, như nhân viên văn phòng buổi trưa rủ nhau ngồi ăn và tán gẫu trong một quán nhỏ, bàn ghế hẹp và không gian thơm mùi bánh nướng, như các gia đình dân địa phương chủ nhật dẫn con đi chơi công viên, mua cho mỗi đứa bé một chiếc smorrebrod vừa đi vừa gặm.
Ngon lành smorrebrod
Đó là một nhà hàng nhỏ ở khu phố Chisttianshavn yên tĩnh, thuyền bè đậu im lìm trên những con kênh uốn quanh. Chúng tôi chọn bàn cạnh bếp, cửa sổ nhìn ra cảng thuyền buồm và những ngôi nhà cổ xinh đẹp sơn màu pastel tươi tắn. Anh phục vụ mang ra một bảng thực đơn viết tay toàn tiếng Đan Mạch, rồi kiên nhẫn dịch từng món cho chúng tôi (may mà ở đây chỉ có khoảng mười loại smorrebrod). Thú thật loại nào nghe cũng làm tôi... ứa nước miếng khi nghe giải thích: Cái này ăn với thịt heo đút lò, mới vừa làm xong còn nóng, da béo giòn, cái này làm với cá trích ướp gia vị, giống như lúc trước ngư dân thường ăn, cái này làm với đuôi tôm đỏ hấp bơ phủ sốt mayonnaise vắt chanh và rau thì là... Sau một hồi lưỡng lự, tôi chọn món bánh trộn jambon và rau thơm.
Đĩa bánh dọn ra trông thật ngon mắt. Bên trên lớp bánh nâu là những miếng jambon mỏng lớn bằng bàn tay, thoảng nhẹ mùi khói đậm đà. Lát thịt mềm mại có khoanh màu hồng nhạt xen khoanh trắng, bọc bên ngoài là lớp da mỏng vừa dai vừa giòn sần sật ngon miệng, trên rải các thứ rau thơm tôi chưa thấy lần nào, hương vị thanh thanh. Và đặc biệt hơn cả, trên mặt bánh là một lớp thạch màu đen trong suốt na ná như sương sáo ở xứ mình xắt quân cờ, không biết được làm từ nguyên liệu gì mà vị mằn mặn và ngon không thể tả!
Cắn một miếng smorrebrod, vị giác tiếp xúc với lớp bánh lúa mạch dẻo mềm có phết bơ, lớp jambon mỏng và dai, lớp rau thơm giòn mát rượi để lại vị hơi the the trong cổ họng, và lớp thạch mặn tan trong miệng một cảm giác lạ rất khó diễn tả. Khi gọi tính tiền tôi hỏi người phục vụ, anh chàng gãi đầu gãi tai không nghĩ ra từ tiếng Anh của món đó nên quay qua hỏi những khách ăn bàn bên cạnh. Một phụ nữ trung niên nhiệt tình cho chúng tôi biết lớp thạch ấy được làm từ gan và mỡ vịt nấu đông, là đặc sản của xứ này.
Những quán smorredrod ngon ở Copenhagen còn nhiều lắm. Quán Centrum Smorrebrod gần nhà ga trung tâm không có bàn ăn, những chiếc bánh phủ tôm sốt và trứng luộc xắt lát, hoặc thịt bò đút lò và hành tây tím xắt mỏng hoặc những khoanh thịt nguội salami kiểu Ý tròn đỏ au và cà chua bi...dành cho khách mua mang đi chuẩn bị cuộc hành trình tới những vùng đát khác hay cho khách vừa mới đến Copenhagen sau chuyến tàu dài. Quán Aamans ở quận Osterbro với nhiều món smorrebrod khác nhau: xúc xích, thịt lươn xông khói, tôm vùng biển Baltic, phi lê cá, rau ngâm giấm... tất cả đều được thao tác trước mặt khách.
Ngày cuối cùng ở Đan Mạch, tôi mua để mang theo ăn một chiếc smorrebrod ở tiệm Frederiksberg. Vì khoái hải sản, tôi chọn chiếc bánh phủ miếng phi lê cá bọc bột chiên vàng rộm và tôm luộc bóc vỏ cùng rau mùi xanh, trên phết một lớp sốt mayonnaise dày mà chỉ nhìn thôi đã cảm thấy béo ngậy, giá 33 krone, khoảng 100.000 đồng Việt Nam, rất rẻ so với vật giá Bắc Âu. Tôi mang hộp bánh đi trên xe buýt, trên metro, và cả trong thời gian ngồi chờ ở sân bay, quyết để dành về Anh ăn tối. Nhưng trên máy bay tôi đã không cưỡng lại được tính háu ăn. Chỉ riêng miếng philê cá khổng lồ tẩm bột chiên giòn rụm cũng đáng 33 krone rồi, chưa kể những con tôm nhỏ đỏ hồng và sốt mayonnaise được làm riêng tại quán mà thứ sốt mayonnaise ở các siêu thị chắc chắn không thể nào ngon béo như vậy được.
Bất chợt tôi nhìn quanh và nhận ra hơi... ác. Hầu hết hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không SAS là người Đan Mạch, và trong lúc họ cắm cúi nhai những món nhàm chán được phục vụ trên chuyến bay, tôi lại hí hửng ăn món bánh quốc hồn quốc tuý Đan Mạch ấy ngay trước mặt họ!
Theo PNO
Gỏi mãng cầu xiêm Mãng cầu xiêm - thứ cây trái có quanh năm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên... và còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai; tên khoa học: Annona muricata. Gỏi mãng cầu xiêm là món ăn lạ miệng, ngon bất ngờ, cho thấy sự phong phú của ẩm thực đất phương Nam với nhiều điều mới lạ...