Độc đáo cá ngừ thu ‘2 vị ngon’
Ở cửa biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), vào những tháng hè, giữa nhiều loại cá ngon có một loại đặc biệt ngon.
Đó là cá ngừ thu, loại cá “tích hợp” hai phẩm chất, hai hương vị của cá ngừ và cá thu. Để có loại cá “hai trong một” độc đáo này, chắc tổ tiên của chúng dưới thủy cung đã có cuộc “hôn phối” đặc biệt. Xem thế đủ biết mua một con cá ngừ thu thì “lời” được một con. Và cũng đủ biết hải sản biển Đông phong phú như thế nào.
Lúc kéo cá ngừ thu lên thuyền từ lưới giã cào hay dàn câu, làn da của cá dưới nắng hồng ban mai trở nên rạng ngời, biếc xanh, đẹp long lanh màu ngọc bích – Ảnh: Trần Cao Duyên
Cá ngừ thu bụng căng tròn, trắng bạc, dọc theo hai bên lườn là những đường kẻ sọc màu xanh da trời. Ngư dân Hoàng Sa kể, lúc kéo cá ngừ thu lên thuyền từ lưới giã cào hay dàn câu, làn da của cá dưới nắng hồng ban mai trở nên rạng ngời, biếc xanh, đẹp long lanh màu ngọc bích.
Cá ngừ (thuần chủng) kho ngót, thả vào vài trái ớt sừng bẻ đôi và mấy củ hành tím đập giập ăn với bún tươi đã thấy tuyệt vời. Cũng ăn với bún tươi, nhưng cá ngừ thu kho ngót hương vị được nâng lên gấp đôi nên mức độ ngon phải ở chỉ số… trên cả tuyệt vời. Vị cá ngừ thơm ngọt hòa quyện với sự mềm mại, thanh tao của cá thu khiến người ăn tấm tắc khen: “Hèn chi gọi là cá ngừ thu”. Chỉ với vài người ăn, nhưng cả rổ bún cũng “chết ngắt”. Món này “chuyên trị” đám thợ gặt đập lúc vào mùa. Nửa buổi, thợ gặt tạm thời nghỉ tay nhưng không ngơi miệng là món này đây.
Cá chiên rưới mắm ớt tỏi là một “gam” khác của cá ngừ thu. Những lát cá vàng sậm trên đĩa sứ thường được bày ra khi có khách thân tình. Bẻ miếng bánh tráng gạo ăn cùng miếng cá ngừ thu, nghe hương vị biển cả – ruộng đồng đong đầy mặt lưỡi. “Ngôn ngữ” rôm rốp của bánh tráng khiến câu chuyện ẩm thực thêm giòn. Riêng sự mềm mại “không lời” của cá thì cứ lặng lẽ lắng mãi vào trong. Nếu món kho ngót làm bay cả rổ bún tươi thì món chiên vàng cũng làm “đổ” cả chồng bánh tráng.
Cá ngừ thu còn được kho xốt cà ăn với cơm. Cà thấm chất ngọt của cá nên rất đậm đà. Cá tắm trong cà nên thêm vị ngọt thanh. Nồi cơm Thạch Sanh cũng chạy làng với món này.
Video đang HOT
Một “biến tấu” dân dã khác: cá ngừ thu kho măn mẳn với dưa muối. Đây là món “ăn chắc mặc bền” của những bà mẹ tảo tần. Chỉ cần một con cá ngừ thu cỡ 2 kg, bốn năm trái dưa muối đúng độ chua là có cả một nồi to cho gia đình năm sáu miệng ăn cầm cự qua mấy ngày biển động.
Trần Cao Duyên
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
"Cậu ơi, bọn chúng chĩa súng về tàu cháu..."
"... Có 2 ca nô cùng lực lượng trên tàu Trung Quốc đang tiến về tàu cháu, làm sao đây cậu..." - Đó là câu cuối cùng của Thuyền trưởng tàu QNg 94912-TS (tàu bị Trung Quốc bắt giữ) nói qua điện đàm với người cậu đang trên con tàu cạnh đó...
Tàu cá QNg 94913-TS cập bờ trong nỗi cay đắng bị uy hiếp trên vùng biển Việt Nam.
Ngay từ mờ sáng ngày hôm (5/7), hàng trăm người dân Phổ Thạnh và gia đình những ngư dân trên tàu cá vừa bị Trung Quốc bắt giữ ngồi chờ ở đầu cảng Sa Huỳnh. Khi chiếc tàu QNg 94913-TS dần tiến về, cũng là lúc những giọt nước mắt rơi dài.
Vừa cập cảng Sa Huỳnh, gia đình 2 ngư dân Trần Xi và Nguyễn Ngọc Quý ùa lên tàu, ôm lấy chồng và cha vừa thoát khỏi sự hung hãn của lực lượng có vũ trang phía Trung Quốc.
Thuyền trưởng tàu QNg 94913-TS kể lại: "Khoảng 7h00 ngày 3/7, khi 2 tàu đang thả lưới giã cào trên vùng biển vịnh Bắc Bộ, lúc này xuất hiện tàu Trung Quốc (số hiệu 3103) tăng tốc, tiến sát và quần thảo quanh 2 tàu cá chúng tôi. Một lúc sau, tôi quan sát thấy tàu Trung Quốc dừng gần tàu QNg 94912-TS rồi thả 2 ca nô máy lao đến tàu cháu Tèo".
Thuyền trưởng Trần Xi (áo trắng) và ngư dân Nguyễn Ngọc Quý vẫn còn thẫn thờ khi kể lại sự việc.
Ngay lập tức, Thuyền trưởng Trần Xi quay vào buồng lái để điện đàm hỏi tình hình thì bất ngờ bộ đàm I-com phát lên lời của ngư dân Võ Tấn Tèo (thuyền trưởng tàu QNg 94912-TS, con chủ tàu Võ Đạt) đang cầu khẩn : "Cậu ơi, bọn chúng chĩa súng về tàu cháu như muốn bắn, có 2 ca nô cùng lực lượng trên tàu Trung Quốc đang tiến về tàu cháu, làm sao đây cậu...".
Bên cạnh hành động tấn công, tàu Trung Quốc thường xuyên chạy trước mũi tàu cá QNg 94912-TS cố ý để tàu cá Quảng Ngãi va chạm và quay phim, chụp ảnh. Thuyền trưởng Xi hướng dẫn cháu Tèo: "Cháu giảm tốc độ, chứ lỡ va chạm vào tàu bọn chúng (Trung Quốc) thì nó có cớ bắn mình đó, rồi nó quay phim vu khống mình tông nữa", bộ đàm I-com bên tàu QNg 94912-TS bỗng im lặng và mất liên lạc.
Những người mẹ, người vợ ngóng chờ tin trong nước mắt.
Bà Trần Thì Dề - mẹ ngư dân Lê Văn Thun khóc ngất khi hay con bị Trung Quốc bắt giam.
Lo sợ tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công, thuyền trưởng Trần Xi quyết định cho tàu chạy cách xa khoảng 4 hải lý để giữ khoảng cách an toàn, rồi thả neo dừng lại theo dõi tình hình bên tàu QNg 94912-TS. Ngư dân Trần Xi chứng kiến tàu QNg 94912-TS bị khống chế chạy về hướng đảo Hải Nam với sự áp tải của tàu quân sự Trung Quốc.
"Tôi liên tục kết nối bộ đàm I-com với cháu Tèo nhưng đều không được. Lúc này tôi quá bối rối, liền điện đàm thông báo sự việc cho hơn 20 tàu cá hoạt động khu vực vịnh Bắc Bộ cảnh giác. Chờ mãi cho đến tối, mọi tín hiệu và chiếc tàu QNg 94912-TS cùng 6 ngư dân vẫn biệt tăm. Tôi cùng ngư dân Quý đành trở về...", giọng thuyền trưởng Xi dần nặng trĩu khi kể lại sự việc.
Con trai ngư dân Trần Xi mừng tủi khi cha trở về.
Cả cuộc đời bám biển ở vịnh Bắc Bộ, chủ tàu Võ Đạt chưa bao giờ bị tàu Trung Quốc tấn công, bắt bớ như lần này. Cảm giác con vừa bị bắt và vừa mất tàu cá gần 2 tỷ đồng, ông Đạt chỉ biết câm lặng, dần ứa lệ trên khuôn mặt rám nắng.
Ông Võ Đạt bày tỏ: "Phía Trung Quốc thật quá ngang ngược, khi vu khống tàu của gia đình tôi xâm phạm lãnh hải. Vị trí bị bọn Trung Quốc tấn công, vây bắt thuộc vùng vịnh Bắc Bộ - ngư trường truyền thống mà tôi gắn bó hàng chục năm qua. Giờ này, mọi thông tin về con trai cùng 5 ngư dân đều vô vọng. Tôi chỉ biết trông cậy vào sự can thiệp của chính quyền thôi".
Sau khi về tới cảng Sa Huỳnh, 2 ngư dân Trần Xi và Nguyễn Ngọc Quý làm việc với các cơ quan chức năng để các cơ quan tham mưu các cấp can thiệp đưa 6 ngư dân Phổ Thạnh trở về an toàn.
Hồng Long
Theo Dantri
Giải mã bí ẩn quan tài độc nhất vô nhị của người Việt cổ Những chiếc mộ chum bí ẩn của nền văn hóa Sa Huỳnh đến nay vẫn mang trong mình rất nhiều điều kì lạ từ thời cổ xưa... Nằm trong tam giác văn hóa của Việt Nam, văn hóa Sa Huỳnh được người Pháp phát hiện lần đầu tiên năm 1909. Tại khu nghĩa địa ven biển xã Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ...