Điều trị và phòng huyết áp thấp
Huyết áp thấp là khi áp lực của dòng máu trong động mạch bị giảm xuống thấp hơn mức bình thường.
Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, cơ thể người rơi vào tình trạng huyết áp thấp, nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thường xuyên mất thăng bằng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo bác sĩ Đỗ Hữu Nghị, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng huyết áp thấp như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do máu không bơm được lên não; mạch nhanh, buồn nôn; cảm giác sợ lạnh, da xanh nhợt nhạt, môi tím tái, chân tay hay bị tê nhức mỏi, ngáp liên tục; mắt nhìn mờ, khó tập trung, hay quên, đãng trí, dễ nổi cáu.
Đối với trường hợp người bệnh không muốn dùng thuốc, cách tốt nhất là thay đổi lối sống sinh hoạt và điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bệnh cần ngủ đủ giấc, từ khoảng 9 đến 11 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể đi bộ, bơi hay chơi các trò chơi thể thao, không nên chọn những môn thể thao vận động quá mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ ăn hợp lý từ 3 đến 4 bữa một ngày, nên ăn hơi mặn để giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. Tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, quả lựu, táo…
Đối với những người lựa chọn phương pháp chữa huyết áp thấp bằng thuốc, phương pháp điều trị tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Việc sử dụng thuốc cần phải dựa trên cơ sở khám bệnh rõ ràng, có sự chỉ dẫn của các thầy thuốc. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc.
Phẫu thuật thành công khối u lớn chiếm toàn bộ ổ bụng bé gái 13 tuổi
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa của bệnh viện đã phẫu thuật thành công khối u lớn chiếm toàn bộ ổ bụng bé gái 13 tuổi ở Hà Đông.
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa đã khám và điều trị cho bệnh nhi Bùi Thị Thuỳ L. (13 tuổi, Biên Giang, Hà Đông). Bệnh nhân khám với lý do: Đau bụng âm ỉ quanh rốn tăng dần, bụng chướng căng, đại tiểu tiện khó, nôn sau ăn. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, mạch huyết áp ổn định, da niêm mạc hồng, bụng chướng căng, chiếm toàn bộ ổ bụng là khối lớn, không rõ ranh giới, di động kém, đau.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, xử trí. Qua chẩn đoán sơ bộ ban đầu cho thấy,u lớn ổ bụng, nghi ngờ u lách, chưa loại trừ u nang buồng trứng. Bệnh nhân được chuyển vào khoa Ngoại Tiêu hoá tiếp tục làm các xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán xác định, điều trị bệnh.
Khối u lớn kích thước 33cm x 23cm sau khi được lấy ra khỏi ổ bụng bệnh nhân
Sau khi được điều trị hồi sức, giảm đau, làm các xét nghiệm cơ bản khác, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, dựng hình khối u mạch máu. Kết quả chụp cắt lớp 128 dãy hình ảnh tổn thương là khối u lớn của lách có kích thước 33cm x 23cm chiếm toàn ổ bụng, chèn ép bể thận, niệu quản 2 bên gây giãn bể thận, niệu quản 2 bên, chèn ép dạ dày, đại tràng góc lách. Qua chẩn đoán xác định, u lớn của lách chèn ép bể thận, niệu quản 2 bên.
Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt lách. Tổn thương trong mổ là khối u lớn dạng nang cực dưới lách chiếm toàn bộ ổ bụng, tiểu khung, chèn ép dạ dày, ruột non, đại tràng. Khối u dính vào vòm hoành trái, dạ dày, đại tràng, ruột non. Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ khoa ngoại tiêu hoá đã cắt toàn bộ lá lách kích thước 33cm x 22cm, trọng lương 2.0kg, trong nang có nhiều dịch mủ, máu. Khi phẫu thuật kiểm tra trong ổ bụng phía đuôi tuỵ, mặt sau dạ dày còn 1 lá lách phụ khoảng 2cm, các bác sĩ bảo tồn lá lách phụ.
Sau mổ ngày thứ 5, hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, mạch huyết áp ổn định, da niêm mạc bình thường, bụng mềm xẹp, đã trung tiện, vết mổ khô, bệnh nhân có thể ngồi dậy ăn uống đường miệng.
Theo bác sĩ Bùi Đức Duy- khoa Ngoại tiêu hóa, đây là 1 ca phẫu thuật lớn, khó, do khối u lớn chiếm toàn bộ ổ bụng, dính nhiều vào các tạng xung quanh, chèn ép các tạng lân cận. Việc phẫu tích cắt bỏ khối u là tương đối khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ, chính xác. Lách là 1 tạng nằm sâu trong ổ bụng có chứa nhiều mạch máu và liên quan nhiều tạng, cơ quan lân cận. Vì vậy, khi lách to việc phẫu tích cắt bỏ có nhiều khó khăn, nguy cơ chảy máu cao. Trường hợp này là một bệnh nhân 13 tuổi, khối u lớn hiếm gặp, bác sĩ khuyến cáo, gia đình có con nhỏ cần theo dõi các bé khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường cần cho bé đi khám ngay, cũng như cho các bé đi khám sức khoẻ định kỳ để được phát hiện sớm bệnh lý, tránh trường hợp bệnh nặng, tiến triển muộn sẽ có nhiều nguy cơ, biến chứng và khó khăn trong công tác điều trị.
3 thời điểm không nên ăn khoai lang Nhiều người vẫn nghĩ ăn khoai lang rất tốt và thích ăn lúc nào cũng được. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 thời điểm không nên ăn khoai lang vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ... Ảnh minh họa: KT Tác dụng của khoai lang Một nghiên cứu đã chỉ ra, chiết xuất từ khoai...