Điều trị bàn chân bẹt như thế nào?
Bàn chân bẹt là dị tật khá phổ biến ở trẻ. Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Trong một số trường hợp gây đau, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của người mắc…
1. Bàn chân bẹt khi nào cần điều trị?
Đối với người có bàn chân bẹt không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần phải điều trị trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi mức độ sai lệch đến mức bệnh nhân cảm thấy đau hoặc mệt mỏi… Những bệnh nhân này được coi là có bàn chân bẹt bệnh lý.
Nguyên nhân gây ra chứng bàn chân bẹt bệnh lý:
Sự biến dạng có từ lúc mới sinh
Chấn thương gân, thường là cơ chày sau
Các bệnh ảnh hưởng đến chức năng cơ và thần kinh
Sự kết hợp bất thường của hai xương (liên kết) dẫn đến bàn chân phẳng cứng
Nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt tăng lên khi mang giày không vừa vặn, thừa cân, đi chân trần…
Khi bàn chân bẹt bắt đầu gây ra các triệu chứng, chúng có thể bao gồm:
Đau ở bàn chân, gót chân hoặc mắt cá chân
Sưng và đau tại chỗ (đau khi ấn vào)
Khó khăn khi đứng trên bóng bàn chân
Cảm giác mệt mỏi ở bàn chân hoặc mắt cá chân
Khó khăn khi chạy, nhảy hoặc các hoạt động tương tự
Video đang HOT
Yếu cơ, có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân
Đôi khi, bàn chân bẹt thậm chí có thể dẫn đến đau đầu gối, hông hoặc lưng…
Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng đáp ứng với các bài tập kéo giãn, chỉnh hình (lót giày) và giày hỗ trợ. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị bảo tồn, thì có thể cân nhắc phẫu thuật.
2. Các thuốc hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt
Để quản lý cơn đau do bàn chân bẹt gây ra có thể dùng các thuốc chống viêm và giảm đau không steroid, tiêm steroid tại chỗ.
2.1 Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID)
Các thuốc này bao gồm: Aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen…
- Tác dụng của thuốc: Các thuốc này giúp giảm sưng, đau, viêm xương khớp do bàn chân bẹt gây ra, có thể được sử dụng theo hoặc không theo đơn của bác sĩ.
- Tác dụng phụ: NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, hãy luôn hỏi bác sĩ xem NSAID có an toàn cho bạn không. Luôn đọc nhãn thuốc và làm theo hướng dẫn. Riêng đối với aspirin không nên dùng cho trẻ em, vì nguy cơ mắc Hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở đối tượng này.
Bàn chân bẹt thường khiến người bệnh mỏi chân, đau nhức, đặc biệt là sau khi đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài.
- Tác dụng: Tiêm corticosteroid có thể được sử dụng cho bệnh nhân để kiểm soát cơn đau, đặc biệt là nếu bệnh nhân lâu năm bị viêm khớp.
Corticosteroid được sử dụng để giảm viêm, có thể làm giảm sưng, khó chịu, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng, cho phép cơ thể bạn bắt đầu quá trình chữa lành.
- Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ tiềm ẩn của tiêm cortisone tăng lên khi sử dụng nhiều lần và liều lượng steroid lớn hơn.
Những tác dụng này có thể bao gồm:
Tổn thương sụn
Làm mỏng xương gần đó (loãng xương)
Nhiễm trùng khớp
Tổn thương thần kinh
Gân yếu hoặc đứt
Da và mô mềm xung quanh vị trí tiêm mỏng đi…
3. Một số cách điều trị khác
- Sử dụng đế lót giày hoặc chỉnh hình: Giúp điều chỉnh dị tật bàn chân bẹt hoặc căn chỉnh lại bàn chân và chi dưới. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về đế lót giày hoặc chỉnh hình phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Các bài tập cụ thể:Ví dụ bài tập kéo giãn bắp chân có thể được sử dụng để kéo giãn và kéo dài gân Achilles và cơ bắp chân sau, có thể tham gia vào quá trình phát triển bàn chân bẹt.
- Phẫu thuật: Thường chỉ được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn (như các biện pháp trên). Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, các thủ thuật phẫu thuật có thể bao gồm:
Kéo dài gân Achilles
Phẫu thuật cắt xương gót chân (phẫu thuật dịch chuyển xương gót chân), có thể giúp căn chỉnh lại bàn chân sau
Tái tạo các gân cụ thể, chẳng hạn như gân cơ chày sau…
4. Lưu ý khi dùng thuốc
Để dùng các thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc
- Sử dụng NSAID thường xuyên hoặc lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày hoặc cao huyết áp. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ về cách dùng NSAID an toàn, đặc biệt là người trên 65 tuổi hoặc đang mắc bệnh tim, dạ dày, thận, gan hoặc đường ruột.
- Đối với thuốc corticosteroid, do có những rủi ro tiềm ẩn, nên chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Cứ 500 bé chào đời thì có 1 em dị tật khe hở môi - vòm miệng
Trước đây, việc điều trị cho trẻ dị tật khe hở môi - vòm miệng chủ yếu tập trung vào phẫu thuật đóng khe hở.
Còn hiện nay đã có những tiến bộ trong điều trị, đó là điều trị toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến trưởng thành.
Hôm nay (13.11), Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM tổ chức hội nghị quốc tế "Điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng và dị tật sọ mặt" lần 3. Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trên thế giới và trong nước; với 30 báo cáo tham luận về: Phẫu thuật tạo hình; Chỉnh hình răng mặt; Ngữ âm trị liệu; Dinh dưỡng chăm sóc...
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM, cho biết: Dị tật khe hở môi - vòm miệng khá phổ biến ở châu Á. Theo thống kê tại Việt Nam, bình quân cứ 500 em bé chào đời thì có 1 trường hợp bị dị tật khe hở môi - vòm miệng.
Các bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM trong một ca phẫu thuật điều trị cho trẻ dị tật khe hở môi - vòm miệng. Ảnh K.V
Trước đây, việc điều trị cho trẻ dị tật khe hở môi - vòm miệng chủ yếu tập trung vào phẫu thuật đóng khe hở. Còn hiện nay đã có những tiến bộ trong điều trị, đó là điều trị toàn diện cho trẻ bị dị tật này từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành.
Từ năm 2018, với sự hỗ trợ của các Trường ĐH British Columbia, Bệnh viện Nhi đồng BC - BC Children's (Canada), và sự cho phép của Bộ Y tế, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM thành lập Trung tâm điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng đầu tiên tại Việt Nam.
Điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng như thế nào?
Trong 4 năm qua, Trung tâm điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM đã khám, tư vấn, điều trị cho hơn 12.000 lượt bệnh nhân theo quy trình toàn diện với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa.
Quy trình điều trị toàn diện cho trẻ dị tật khe hở môi - vòm miệng bao gồm: tư vấn tiền sinh sản, dinh dưỡng, ngữ âm trị liệu, điều trị nha khoa tổng quát, chỉnh hình răng, phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ.
Hiện nay trung tâm đang chuyển giao quy trình điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng cho bệnh viện tuyến tỉnh.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, chuyển giao chuyên môn lĩnh vực răng hàm mặt cho 32 tỉnh thành phía nam. Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới đầu tiên; đồng thời qua hợp tác quốc tế, bệnh viện đã tiếp nhận chuyển giao những kỹ thuật khó, sau đó chuyển giao lại cho bệnh viện trong nước về lĩnh vực răng hàm mặt.
Tại hội nghị quốc tế "Điều trị toàn diện khe hở môi - vòm miệng và dị tật sọ mặt" lần 3 này, lần đầu tiên ở châu Á thực hiện đào tạo mô phỏng bằng kỹ thuật in 3D. Chương trình mô phỏng này được phát minh ở Canada, bởi tiến sĩ Dale Podosky, nhằm cung cấp một nền tảng tiền lâm sàng để thực hiện các quy trình phẫu thuật - nhằm tích lũy kinh nghiệm trước khi thực hiện trên bệnh nhân để đảm bảo an toàn, đạt chất lượng điều trị.
Ba phút có một ca tử vong do đột quỵ, 4 dấu hiệu nhận biết cần nhớ Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên thế giới. Việc nhớ dấu hiệu của bệnh có thể cứu sống người mắc nhanh chóng. Mới đây, đồng nghiệp của tôi 27 tuổi có dấu hiệu nói khó, yếu nhẹ nhưng không đi bệnh viện. Ngày hôm sau, bệnh tiến triển gây liệt nửa người và không nói...