Điều tra dịch tễ phát hiện đỉnh dịch Covid-19
Điều tra dịch tễ xác định đỉnh dịch là cách để Việt Nam chuẩn bị ứng phó tốt hơn với dịch bệnh.
Ảnh minh họa
Tính đến sáng 3/4, tại ổ dịch Bạch Mai đã ghi nhận 42 ca bệnh, bao gồm 3 chùm ca bệnh tại nhà ăn bệnh viện (nhân viên Công ty Trường Sinh và thân nhân bệnh nhân sử dụng dịch vụ tại nhà ăn, 27 ca), Khoa Thần kinh (9 ca), Trung tâm Bệnh Nhiệt đới và C4 Viện Tim mạch Quốc gia (5 ca, bao gồm nhân viên y tế, thân nhân và bệnh nhân).
Nhưng hiện chưa tìm thấy nguồn lây cho tất cả 3 chùm ca bệnh này, dù Bộ Y tế có giả thiết rằng, các nguồn lây từ thân nhân bệnh nhân (vào thăm bệnh nhân tại Khoa Thần kinh), bộ phận cung cấp hậu cần cho bệnh viện (nhà ăn) và người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp.
Theo TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), trong giai đoạn này chúng ta cần nghiên cứ dịch tễ học để đánh giá đỉnh dịch Covid-19 ở Việt Nam ở phía trước hay phía sau?
Việc đánh giá nàykhông quá khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng, nhất là nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với virus gây dịch.
Tỷ lệ có kháng thể lên tới 50% dân số nghiên cứu, chắc chắn đỉnh dịch đã ở phía sau! Nhưng nếu tỷ lệ đó lại chỉ ở mức thấp, chẳng hạn dưới 10%, thì chắc chắn đỉnh dịch đang còn ở phía trước. Cần khẩn cấp thiết lập nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực đi kèm nghiên cứu chống khủng hoảng xã hội.
Mặt khác, Covid-19 do loại virus mới gây ra. Sự can thiệp quyết liệt phòng chống dịch làm “thay đổi” diễn biến lan truyền tự nhiên loại hình dịch bệnh, khiến thực tế có thể là “vài đỉnh”, với thời gian hình thành và quy mô khác nhau, đỉnh sau có thể cao to hơn đỉnh trước…
Bởi thế, tình huống đỉnh dịch đang ở phía trước càng đòi hỏi phải thiết lập ngay các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực cho mục tiêu dự báo, tiên lượng đỉnh dịch. Và còn hơn thế, phải đồng bộ với các phương án dẫn đường để chống khủng hoảng hệ thống dịch vụ y tế, hoặc lớn hơn, khủng hoảng kinh tế -xã hội toàn diện và sâu sắc.
Thúy Nga
Bộ Y tế lưu ý 3 điều cần tránh để giảm nguy cơ mắc Covid-19
Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xin gửi clip ngắn về 3 việc cần tránh nhằm giảm nguy cơ mắc Covid-19.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Y tế đến sáng 2/4, có tổng số 222 bệnh nhân mắc Covid-19, trong số này có có 63 trường hợp đã khỏi bệnh.
Trong số 222 bệnh nhân nhiễm Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam, các ca liên quan Bệnh viện Bạch Mai là 40 ca, riêng Công ty Trường Sinh có 26 ca mắc.
Dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đã bước sang giải đoạn 3, việc cách ly cá nhân tại nhà có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng dịch.
3 việc cần tránh nhằm giảm nguy cơ mắc Covid-19:
- Tránh không gian kín, thông gió kém
- Tránh tụ tập đông người
- Tránh nơi người khác nói chuyện, lớn tiếng gần bạn
3 places to avoidv2
Để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 , Bộ Y tế đề nghị người đân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI ( ncovi.vn ), hoặc khai trực tuyến trên tokhaiyte.vn ; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế
Ngọc Minh
Cách tốt nhất để cắt đứt con đường lây của SARS-CoV-2 Theo chuyên gia, mỗi người phải tự hoài nghi với tất cả trường hợp mình tiếp xúc bên ngoài cộng đồng. Bởi họ đều có nguy cơ lây bệnh cho mình. Việt Nam đã ghi nhận 179 ca mắc Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân liên tục được kêu gọi thực hiện các biện pháp để giảm...