Điều thầm kín của cô giáo trên đỉnh Ngải Thầu
Những năm trước, những thầy cô giáo gan dạ nhất, quyết tâm nhất cũng đã từng không ít lần “chông chênh” khi nhận công tác tại vùng biên giới của huyện Nậm Pồ.
Theo nghĩa tiếng Mông, Ngải Thầu là chân tảng đá, Nà Bủng là ruộng sâu róm. Dãy Ngải Thầu cao 1.500m so với mặt nước biển.
Nhìn trên bản đồ, điểm nhô ra xa nhất trên đường biên tiếp giáp nước bạn Lào của tỉnh Điện Biên, ấy là vùng Ngải Thầu.
Ở đó, có tiếng trẻ thơ ê a những bài học đầu đời, những đứa trẻ bắt đầu chập chững với ước mơ về những bữa cơm no, áo ấm.
Từ những năm tháng ấy, việc “gieo chữ” ở xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Nậm Pồ là cả một hành trình dài, không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm của các cấp các ngành mà hơn cả là sự vượt qua những gian khó của các cô giáo mầm non.
Những năm trước, những thầy cô giáo gan dạ nhất, quyết tâm nhất cũng đã từng không ít lần “chông chênh” khi nhận công tác tại vùng biên giới của Nậm Pồ.
Thế nhưng, nhiệt huyết, thanh xuân và hơn cả là lòng yêu mến con trẻ đã níu chân các thầy, cô giáo ở lại.
Hạnh phúc của cô giáo Phạm Thị Tuyến trong ngày nhà giáo Việt Nam. Ảnh: NVCC
Các thế hệ thầy cô giáo vẫn đang khắc phục nhiều khó khăn bám trường, bám lớp dạy chữ cho con em đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hành trình của các cô giáo, thầy giáo đã mang lại lớp người mới, lớp tương lai của rất nhiều thế hệ học sinh các dân tộc thân yêu.
Trên đỉnh Ngải Thầu, bản Ngải Thầu 2, ngoài lớp học tiểu học còn có điểm trường mầm non của trường Mầm non Nà Bủng (xã Nà Bủng, Nậm Pồ, Điện Biên) với 2 lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo ghép 3 độ tuổi tổng số 45 học sinh, nhưng chỉ có 2 cô giáo phụ trách.
Trong đó, cô giáo Phạm Thị Tuyến, sinh năm 1985, đã có 9 năm gắn bó với nghề, với xã khó khăn Nà Bủng, và đó cũng là 9 năm cô xa gia đình, xa quê nhà Sông Mã (Sơn La).
Tuổi thanh xuân của cô Tuyến đã gắn bó với khắp các bản vùng cao, khó khăn nhất của xã biên giới Nà Bủng.
Trong 9 năm với vùng cao, cô giáo Phạm Thị Tuyến đã mang trái tim, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân để giao chữ cho những trẻ em trên bản vùng cao gian khó.
Với bước chân của tuổi trẻ, dấu chân của cô giáo mầm non đã in hằn trên những vạt đồi, những bản làng của Nà Bủng.
Có những ngày ngã tím mặt mũi, hay những ngày bập bềnh trong sương sớm đón học trò… những ngày đó song hành với thanh xuân đang dần qua đi của cô Tuyến.
Video đang HOT
Cô Tuyến lưu lại khoảnh khắc đi qua trường cũ. Ảnh: NVCC
Nhớ lại những ngày đầu vào Nậm Pồ (xưa là Mường Nhé) cô giáo Tuyến cho biết: “Lúc đó em cũng chông chênh lắm. Không biết những ngày tháng sau như thế nào. Đoàn chị em cùng nhận quyết định, đi vào đến nơi công tác đến đêm. Sáng hôm sau tưởng chừng như bị lạc giữa núi đồi. Không biết đường nào là đường về nhà. Thân là con gái cũng có chút sợ….”
Ngày ấy, những giáo viên, cán bộ công tác ở Nà Bủng nửa đùa, nửa thật với nhau rằng: “Chưa đi chưa biết Ngải Thầu/ Đi rồi mới biết đầu rạp xuống chân” để chỉ hành trình vào với Ngải Thầu.
Cô Tuyến bảo, những năm ấy, những bản khó khăn, nhất là về giao thông, chỉ cần trời đổ cơn mưa, là con đường đất chảy bùn nhão, cộng với đường dốc cao thì chỉ có thể đi bộ đến độ “đầu rạp xuống chân”.
Nhưng Ngải Thầu hôm nay đã đổi khác, có điện, có đường, có những điểm trường khang trang, sạch đẹp.
Bởi vậy, sự nghiệp “trồng người” của các thầy cô giáo nơi đây cũng giảm bớt đi bội phần gian nan.
Dẫu còn khó khăn, nhưng Ngải Thầu đã khoác lên mình bộ mặt mới, nhìn Ngải Thầu hôm nay, nhiều người vẫn nhắc nhau, ngày xưa, có mơ cũng chẳng tưởng tượng ra mọi thứ được như bây giờ.
Nhưng chừng ấy năm gian khó cũng qua đi, mọi thứ cũng trở thành ngày hôm qua, các em nhỏ trong những bản làng đã trở thành một phần cuộc sống của cô giáo Tuyến.
Khi nói về gia đình riêng, câu chuyện của chúng tôi như trùng xuống, bởi thanh xuân của cô Tuyến đã qua đi trên những triền mây trắng, những ngày gắt nắng, mưa dầm với học trò vùng cao. Cô Tuyến vẫn chưa kịp tìm cho mình gia đình nhỏ.
Các con của cô Tuyến trên đỉnh Ngải Thầu. Ảnh: NVCC
Cô Lường Thị Chim, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Nà Bủng cho biết: Cô Tuyến yêu nghề và mến trẻ lắm, mà đặc biệt lại cô xung phong đăng ký đi dạy ở những điểm bản khó khăn, vất vả nhất với lý do là mình còn “son dỗi”.
Thế nhưng Ban giám hiệu Nhà trường cũng đã luân chuyển hàng năm, để có có nhiều điều kiện, nhiều cơ hội hơn tìm hiểu trong chuyện tình cảm.
Hễ cứ ai nhắc khéo cô chuyện lấy chồng, cô cũng chỉ cười và trả lời: Lấy chồng là để sinh con, nhưng cô có một đàn con rồi!
Câu chuyện của chúng tôi lảng đi sang một chủ đề khác, câu chuyện của ngày 20/11. Câu chuyện khiến cô Tuyến cũng chỉ biết cười gượng bởi học sinh vùng khó, nhận thức của phụ huynh về ngày nhà giáo cũng còn hạn chế nên 20/11 của các cô là một bữa cơm thân mật với đồng nghiệp.
Hạnh phúc của cô Tuyến đơn giản là thấy các em ngủ ngon, ăn ngon khi lên lớp và không ốm đau, ngoan ngoãn ê a học hát là các cô vui rồi.
Cô Tuyến coi Nà Bủng là quê hương thứ 2 của mình, nhìn Nà Bủng của mình dần thay đổi, các con ngày càng lớn hơn, thể chất khỏe mạnh cô Tuyến thấy hạnh phúc.
Thế nhưng, trong sâu thẳm tâm tư của cô giáo Tuyến, nếu được các cấp, các ngành tạo điều kiện, cô mong được về gần nhà (huyện Sông Mã, Sơn La) công tác.
Thanh xuân rồi cũng qua đi, những khó khăn về vật chất, khó khăn về điều kiện sống có thể được khắc phục nhưng ở một góc nào đó cô Tuyến vẫn mong được về gần cha mẹ, gần anh em.
Có lẽ nhiều người cũng hiểu, đối diện với khó khăn về vật chất có thể vượt qua nhưng, nỗi cô đơn khi đêm về, cảnh thân gái dặm trường, giường đơn, gối chiếc… không mấy ai dễ vượt qua.
Khi đàn con thơ ríu rít về lại với gia đình, bên ngọn đèn leo lét giữa triền đồi mấy ai thấu hiểu những nỗi niềm thầm kín của cô giáo vùng cao vò võ một mình.
Trùng xuống sau câu chuyện mong muốn về quê công tác, cô Tuyến cho biết, cô cũng có đơn rồi, mong các cấp tạo điều kiện cô hi vọng rằng nguyện vong của mình sẽ được đáp ứng.
“Nếu được về với gia đình em cũng cảm thấy vui, nhưng thực sự là nếu xa nơi đây em cũng thấy buồn lắm, trên này là quên hương thứ 2 của em, có đồng nghiệp có các con thơ… tất cả như gắn bó máu thịt với mình rồi”, cô Tuyến chia sẻ.
Những ánh mắt ngây thơ của những đứa trẻ nơi non cao, những tình cảm chân thành, giản dị của phụ huynh học sinh đã tiếp thêm động lực để ngày ngày các thầy giáo cô giáo lại tiếp tục gieo chữ với hy vọng được góp sức mình vào sự phát triển chung của dải đất biên cương của Tổ quốc.
Nà Bủng một xã biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, và cũng là xã khó khăn bậc nhất nhì của cả huyện.
Tuy chỉ cách trung tâm huyện lỵ khoảng 30 km, nhưng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ là trở ngại khiến xã cách xa hơn với trung tâm huyện và các xã khác. Đây cũng là xã với gần 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trong đó có tới 77% các hộ dân thuộc diện hộ nghèo.
Bởi vậy, tập thể sư phạm 3 trường học trên địa bàn xã trong nhiều năm qua đã không ngừng nỗ lực, để phát triển công tác giáo dục ở một xã còn nhiều khó khăn như Nà Bủng.
Đại đa số cán bộ, giáo viên nhà trường đều đến từ các tỉnh: Hòa Bình, Ninh Bình, Cao Bằng, Sơn La… tuy nhiên các thầy cô giáo đều yên tâm công tác, bám trường, bám lớp, dành nhiệt huyết cho sự nghiệp trông người ở xã biên giới Nà Bủng.
Ở nơi giáo viên kiêm "xe ôm" đón trò đến lớp
Để có được con chữ, hàng trăm HS ở làng Kon Pia, Ngọc Leang... phải thức dậy từ tờ mờ sáng đến trường.
Cô học trò Y Yong ước mơ lớn lên làm thợ mộc như bố.
Khi lũ trẻ băng qua 4 quả đồi với những con dốc cheo leo cũng là lúc người mệt lả vì đói. Những hôm mưa gió, GV kiêm nhiệm vụ "xe ôm" đón các em đến lớp.
Đến trường từ tờ mờ sớm
Hơn 4 giờ sáng, hàng chục nóc nhà ở làng Kon Pia (xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã sáng đèn. Tiếng cười đùa, nói chuyện rôm rả, vang vọng khắp nẻo đường. A Thái (HS lớp 5C, Trường Tiểu học xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) ăn cơm nguội còn sót lại từ đêm qua trước khi lên đường đi tìm con chữ.
Nhà cách trường hơn 7km, đều đặn mỗi ngày cứ 5 giờ sáng, A Thái cùng các bạn hẹn nhau ở đầu làng để vượt dốc đến trường tìm con chữ. Lũ trẻ ra khỏi nhà khi trời vẫn còn chưa sáng tỏ. Cả nhóm hơn chục em chỉ có chiếc đèn pin đội đầu le lói sáng. Một số em thức dậy trễ vừa đi vừa ăn vội chiếc bánh mì khô khốc trên tay.
A Thái cho hay: "Cứ 5 giờ sáng mỗi ngày, em cùng các bạn đi bộ đến trường. Hôm nào không có đèn đội đầu, cả nhóm lò dò tìm đường trong bóng tối. Chúng em đi mãi cũng thành quen nên không sợ lạc đường. Những ngày mưa, chúng em mặc áo mưa đi bộ đến lớp. Có hôm đến trường người em ướt hết, thầy cô đưa chiếc áo để khoác rồi học bài".
Gương mặt tái đi vì cái lạnh của cơn mưa rừng, cô bé Y Kiệt (lớp 4D) chỉ mặc trên mình chiếc áo mỏng và khoác chiếc áo mưa. Nói là áo mưa, nhưng nó được cắt từ túi nilong đã cũ mà bố mẹ em xin được. Y Kiệt cho biết: Hơn 5 giờ sáng, em cùng các bạn lội bộ hơn 7km từ làng Kon Pia để đến trường học con chữ. Chặng đường đến trường xa nên nhiều hôm em lả đi vì đói và lạnh.
Con đường dốc cheo leo mà học sinh phải "chinh phục" mỗi ngày để đi tìm con chữ.
"Bố mẹ bận đi làm nên trời mưa hay nắng em cũng tự đến trường. Nhà nghèo nên sáng đi học em ăn cơm nguội hoặc nhịn đói đến lớp. Hôm nay nhà không còn gì ăn nên em nhịn. Mệt quá, em đi được một đoạn rồi lại phải dừng chân nghỉ. Mỗi ngày đến lớp em vượt qua 4 con dốc cao nên có hôm đến lớp trễ. Dù có trễ giờ đến lớp, có đói, lạnh em vẫn muốn đi học để sau này đỡ nghèo, khổ", Y Kiệt vừa nói vừa gạt giọt nước mưa đang lăn dài trên gò má.
Đến lớp với với bộ quần áo lấm lem, Y Yong (lớp 3B) co ro ngồi trong góc lớp. Y Yong kể: Em cùng anh trai đang học lớp 5 đi bộ gần 8km để đến trường. Nhà Y Yong có 6 anh chị em, em là con thứ 3 trong gia đình. Bố mẹ làm nông quanh năm nên kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn.
"Bữa ăn của gia đình chỉ có cơm trắng và rau. Đến mùa nhổ mì cả nhà mới có một bữa thịt để ăn. Có nhiều hôm đến trường chúng em phải nhịn đói. Em muốn cố gắng học thật giỏi, sau này làm nghề thợ mộc như bố", Y Yong hồn nhiên chia sẻ.
Đón học trò ra lớp
Giáo viên Trường Tiểu học xã Đắk Hà đi vận động học sinh ra lớp.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Liên, GV cụm Ngọc Leang- Trường Tiểu học xã Đắk Hà cho hay: HS nơi đây đa số là người Xê Đăng. Kinh tế của người dân phụ thuộc vào rẫy mì nên còn nhiều khó khăn. Phụ huynh cũng ít chú trọng đến việc học của con em.
Theo cô Liên, HS lớp 1 và 2 theo học ở điểm trường tại thôn. Tuy nhiên, từ lớp 3 trở đi các em phải ra điểm trường chính để học tập. Do đó, quãng đường đến trường của các em từ 4 - 8km. Hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bận làm nương rẫy nên đa số các em đi bộ đến trường. Những hôm mưa lớn, các em đến lớp với bộ quần áo ướt sũng, lấm lem bùn đất.
Trời nắng hay mưa, Y Kiệt cũng vượt hơn 7km để đến trường. - Ảnh: TG
"Nhìn học trò ngồi co ro trong lớp chúng tôi thấy thương vô cùng, vội lấy chiếc áo ấm cho các em khoác để có thể học con chữ", cô Liên chia sẻ.
Nghĩ đến học trò, cô Dương Thị Anh chực trào nước mắt. Cô tâm sự: Các em chủ yếu đi bộ đến trường nên ngày mưa vắng học rất nhiều. Do đó, chúng tôi thường xuyên đến nhà vận động các em đến lớp để học con chữ. Những hôm mưa lớn, chúng tôi tranh thủ vào làng từ sáng sớm để chở các em ra lớp. Cuộc sống của bố mẹ các em đã khổ nên tôi mong các em được đi học đến nơi đến chốn. Có học các em mới có hy vọng thoát khỏi cái đói nghèo. Do đó, nếu có thể làm được điều gì giúp ích các em trong học tập, chúng tôi luôn sẵn lòng.
Cô Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà thông tin: Năm học 2020 - 2021 trường có 622 HS. Để đến trường, hơn 200 HS của trường ở các làng Kon Pia, Ngọc Leang, Đắk Hà, Đắk Pơ Trang phải vượt chặng đường từ 4 - 8km. Có những em không có áo ấm để đến lớp, mặt tái nhợt, đói lả người. Thương học trò, GV lại mang áo, bánh mì cho các em ăn để lấy sức học bài.
GV trong trường đang lên kế hoạch góp tiền lập quỹ nấu cơm trưa cho học trò ở các cụm trong làng. Bữa cơm trưa sẽ giúp các em đỡ vất vả hơn trên con đường tìm con chữ. Qua đó, sĩ số các lớp được bảo đảm và chất lượng học tập được nâng cao. Tuy nhiên, số lượng HS đông nên kinh phí còn hạn chế. Do đó, nhà trường cũng mong muốn các mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ để tiếp thêm động lực giúp học trò đến lớp. Cô Hồ Thị Thùy Vân
Căn bệnh giáo viên "sợ lên non": Chữa bằng cách nào? Tình trạng thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng hoặc không có nguồn tuyển vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt đối với những vùng khó. Ngành giáo dục vẫn đang trăn trở, xoay xở tìm lời giải cho bài toán khó này. Thiếu giáo viên hiện vẫn đang là vấn đề "nóng"...