Điều gì xảy ra với cơ thể nếu mỗi ngày ăn 2-3 miếng bánh chưng?
Một chiếc bánh chưng cỡ vừa chia làm 8, mỗi miếng khối lượng 114g, vậy điều gì xảy ra với cơ thể nếu mỗi ngày ăn 2-3 miếng?
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bánh chưng là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ, đậu xanh. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp (khoảng 400-500g gạo), 100g gạo nếp có 344 kcal. Một chiếc bánh chưng chứa khoảng 1.500-1.700 kcal, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh.
Về hàm lượng các chất dinh dưỡng, 100g bánh chưng thành phẩm cung cấp 181 kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt; 1,4g kẽm.
Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, cung cấp 204 kcal, 4,7g chất đạm, 5,6 g chất béo và 33,9g chất bột đường. Trong khi đó một bát cơm trắng cung cấp khoảng 180-200 kcal.
Theo chuyên gia, mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng bánh chưng như trên thì năng lượng khẩu phần tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra.
Một chiếc bánh chưng chứa khoảng 1.500-1.700 kcal, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. (Ảnh minh họa)
Bánh chưng rán còn chứa nhiều chất béo hơn do được chiên trong dầu mỡ, không tốt cho người bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ má.u, tim mạch, bệnh thận.
Bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, song không phải là lựa chọn thông minh cho người thừa cân, béo phì nếu sử dụng nhiều. Bánh chưng chỉ phù hợp cho người thiếu cân, người mới ốm dậy.
Video đang HOT
Người không muốn tăng cân chỉ nên ăn 200-300 g mỗi ngày, bằng hai miếng bánh chưng được chia làm 8 phần; đồng thời giảm bớt năng lượng từ thức ăn khác khi đã ăn bánh chưng.
Bác sĩ lưu ý, ăn một miếng bánh chưng, giảm một bát cơm so với thông thường. Trong bánh chưng đã có thịt, nên cần bổ sung thêm cá, thịt lượng vừa phải, hấp, luộc thay vì chiên, rán.
Để giảm năng lượng, giảm chất béo, bạn nên gói bánh chưng với thịt lợn nạc, gói loại bánh nhỏ, hạn chế ăn chiên rán. Bánh chưng làm từ gạo nếp, có thể gây đầy bụng, khó tiêu với một số người. Do đó không nên ăn vào buổi tối, ăn kèm với dưa góp, hành muối để kích thích tiêu hóa, không bị đầy bụng.
Người bệnh mắc bệnh lý về chuyển hóa như thừa cân, béo phì, tiề.n sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ má.u, đái tháo đường nên hạn chế ăn bánh chưng.
Theo Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ba nguyên liệu chính để gói bánh chưng là gạo nếp, đậu và thịt mỡ có thành phần dinh dưỡng như sau:
- Gạo nếp 100g cho 344 kcal, chất tinh bột 74,9g, chất đạm 8,6g, chất béo 1,5g, chất xơ 0,7g và nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1.
- Đậu xanh 100g cho 328 kcal, chứa tinh bột 53,4g, chất đạm 23,4g, chất béo 2,4g, chất xơ 4,7g và nhiều vitamin nhóm B như các loại ngũ cốc khác. Đặc biệt đạm trong đậu có hàm lượng cao, hấp thu tốt, tỉ lệ thải bỏ thấp.
- Thịt heo mỡ 100g cho 394 kcal, đạm 14,5g, béo 37,3g, không có bột đường.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt
Các món ăn thân thuộc trong dịp Tết mà nhà nào cũng có như: giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông...
nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo.
Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè và thời gian cho những bữa tiệc thịnh soạn, những chuyến đi chơi sau 1 năm làm việc vất vả. Vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Dưới đây là một số chia sẻ của Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai để mọi người có một Tết vui, khỏe, an toàn.
Theo y học cổ truyền, mùa cuối đông đầu xuân thời tiết có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), con người thường dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, tr.ẻ e.m và người có bệnh mạn tính.
Các bài thuố.c cổ truyền có thể hạn chế được những tác động tiêu cực do ăn uống nhiều đồ ăn bổ dưỡng ngày Tết (ảnh minh họa- nguồn Bệnh viện Bạch Mai).
Đối với người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ má.u, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuố.c. Việc ăn uống điều độ và uống thuố.c đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính.
Các món ăn thân thuộc trong dịp Tết mà nhà nào cũng có như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông... nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm này cũng là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Việc ăn uống không thành bữa, ăn ngọt nhiều, uống nhiều rượu bia cũng làm nặng thêm các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ... Ăn uống quá nhiều khiến quá tải bộ máy tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì và tăng cân không kiểm soát. Ăn đồ ăn đường phố có thể nhiễm virus, vi khuẩn gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm. Để phòng bệnh cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn khi đồ ăn còn ấm, ăn vừa đủ và tránh uống quá nhiều rượu bia. Nên ăn tăng các gia vị có tính cay ấm như hạt tiêu, gừng, giềng, ớt để làm ấm cơ thể.
Thời tiết thường lạnh giá, một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như: Liệt mặt (liệt thần kinh số VII ngoại biên); Vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch má.u não... Vì vậy, khi đi chơi cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt là tr.ẻ e.m và người lớn tuổ.i.
Một số bài thuố.c dân gian hiệu quả để phòng và chữa bệnh đơn giản:
Tăng sức đề kháng cơ thể: Tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm uống buổi sáng (1 nhánh tỏi 20ml mật ong 200ml nước sôi); trà kinh giới, quế chi, bạc hà, trà xanh (mỗi thứ 5g pha với 200ml nước sôi hãm 5-10 phút, uống ấm); trà xanh gừng (mỗi thứ 10g sắc hoặc hãm với nước sôi uống trong ngày).
Trị cảm lạnh: Bạc hà, kinh giới, tía tô, thông bạch (hành củ) tươi (mỗi thứ 30g) nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi hoặc sắc nước uống nóng.
Viêm đường hô hấp, ngạt mũi chảy nước mũi: Tỏi ép lấy nước (1 tép) pha với nước đun sôi để nguội tỷ lệ 1/20 nhỏ mũi. Kinh giới bạc hà (mỗi thứ 1 nắm) đun lấy nước uống thay trà.
Nôn, đầy bụng, khó tiêu: Gừng 5 lát sắc nước uống ấm, tỏi giã 3-5 nhánh đắp vùng rối (nhớ lót vải hoặc giấy tránh bỏng da).
Tiêu chảy mót rặn: Lá mơ lông 100g 1 trứng gà - hấp hoặc để chảo áp lá chuối; ăn ngày 2 lần; hoắc hương tô tử (mỗi thứ 10g) sắc uống.
Giải rượu: Nước đậu xanh nấu; nước cơm pha chút đường; nước ép củ cải trắng.
Hàng ngày, trong nhà có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm...), vừa diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày Tết.
Tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau màu xanh đậm bổ sung vitamin C, kết hợp luyện tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cách phòng tránh các bệnh tích cực.
Để đón Tết an toàn và mạnh khỏe, mỗi người cần luôn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết Ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo, uống rượu, không theo dõi đường huyết... là những vấn đề sẽ gây ra biến chứng với người bệnh tiểu đường trong dịp Tết Nguyên đán. Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn hoặc hạn chế nạp các thực phẩm gây tăng đường huyết và có hại cho sức khỏe. Ảnh: Vietnam Online. Tiến sĩ, bác sĩ...