Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày?
Theo y học hiện đại, lá ổi chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất vi lượng, vậy điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày?
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, một số nghiên cứu chỉ ra các thành phần trong loại lá này làm giảm quá trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể.
Những người muốn giảm cân có thể sử dụng lá ổi nấu thành dạng trà uống hàng ngày giúp cải thiện vóc dáng. Trong lá ổi còn có chất astringents bảo vệ sức khỏe răng miệng, giảm đau nướu. Với chị em, lá ổi có công dụng chống lão hóa giúp người dùng cảm nhận rõ da căng sáng, tóc mềm. Nhiều người dùng lá đắp da hoặc gội đầu nấu nước ngăn ngừa rụng tóc.
Lá ổi có khả năng ngăn ngừa giải phóng các histamin hỗ trợ điều trị các tình trạng dị ứng, mề đay. Hàng ngày, bạn có thể dùng lá ổi để tận dụng các hoạt chất quý.
Với sự có mặt của nhiều hoạt chất trên, lá ổi được sử dụng trong các bài thuố.c kiểm soát và ổn định huyết áp, ngăn ngừa các gốc tự do gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh lý Alzheimer, giảm xơ vữa mạch má.u, ngừa đột quỵ, giảm cholesterol, giảm đường huyết.
Nước lá ổi có nhiều tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Lưu ý, người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu hạn chế dùng lá ổi. Việc quá lạm dụng lá ổi có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc dị ứng. Người dân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi nếu đang mắc phải các bệnh mạn tính liên quan tim mạch, thận, loãng xương.
Video đang HOT
Cây ổi có nhiều tác dụng cho sức khỏe và đã được sử dụng trong các bài thuố.c Đông y. Người ta sử dụng lá ổi non, vỏ thân, rễ đặc biệt là búp lá làm thuố.c. Tất cả bộ phận này được rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô sử dụng dần. Tác dụng điển hình nhất của lá ổi là hoạt tính chống viêm, cầm tiêu chảy.
Các bài thuố.c từ lá ổi
- Người triệu chứng viêm dạ dày cấp sử dụng 30g lá ổi thái nhỏ rang với một nhúm gạo, thêm nước đun sôi uống, 2 lần/ngày.
- Trường hợp viêm ruột, kiết lỵ dùng lá ổi tươi (30-60g) sắc uống. Tổn thương do đán.h ngã, chả.y má.u do ta.i nạ.n sinh hoạt có thể dùng một ít lá ổi rửa sạch, giã nhuyễn đắp giúp cầm má.u, chống viêm.
- Trong trường hợp dùng nước lá ổi không cải thiện tình trạng viêm ruột, kiết lỵ, người dùng nên đến cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân cụ thể.
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất
Cách chế biến có thể quyết định hàm lượng sulforaphane - được chứng minh là có thể hỗ trợ chống ung thư, tiểu đường - trong món bông cải bạn ăn.
Sulforaphane là một hợp chất thực vật lành mạnh tồn tại trong bông cải và một số loại rau màu xanh lá đậm khác, từng được một số nghiên cứu chứng minh là hỗ trợ giảm đường huyết, chống ung thư và nhiều lợi ích khác.
Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy không phải cứ ăn thật nhiều bông cải là bạn sẽ bổ sung được chất này.
Cách chế biến bông cải sẽ quyết định hàm lượng sulforaphane hiện diện trong món ăn.
Bông cải chứa nhiều sulforaphane và có thể sinh ra thêm nhiều sulforaphane trong quá trình chế biến, là một hợp chất giúp giảm nguy cơ ung thư và kiểm soát đường huyết - Ảnh: HAVARD HEALTH
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Yuanfeng Wu từ Đại học Khoa học và công nghệ Chiết Giang (Trung Quốc), sulforaphane trong món bông cải xanh mà bạn ăn không chỉ nằm ở lượng có sẵn trong loại rau này.
Bông cải cũng chứa một số hợp chất gọi là glucosinolate và enzyme myrosinase.
Thông qua quá trình gọi là "hoạt động myrosinase", glucosinolate được chuyển đổi thành sulforaphane, đó là thứ chúng ta muốn.
Để tạo ra hoạt động myrosinase, chúng ta phải tác động đến bông cải bằng cách cắt nhỏ chúng ra. Nhưng nấu theo cách nào là vấn đề.
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nấu bông cải xanh thông thường, như luộc và làm chín bằng lò vi sóng, làm giảm đáng kể lượng glucosinolate trong bông cải. Và myrosinase cũng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.
Nhưng ăn sống bông cải không phải là điều thú vị, thậm chí có thể nói là khó ăn.
Xào là một lựa chọn thú vị bởi không đun nóng món ăn này một cách khắc nghiệt trong quãng thời gian quá dài.
Nhưng thí nghiệm chỉ ra bạn nên để món bông cải đã được cắt nhỏ ra ngoài không khí một quãng thời gian ngắn trước khi xào.
Các nhà nghiên cứu đã chia số bông cải họ có thành 3 nhóm: Một nhóm để sống, một nhóm được xào trong 4 phút ngay sau khi thái nhỏ, và nhóm thứ ba được thái nhỏ rồi để nguyên trong 90 phút trước khi xào trong 4 phút.
Khoảng thời gian chờ 90 phút là để xem bông cải xanh có nhiều thời gian hơn để phát triển các hợp chất có lợi trước khi được nấu chín nhẹ hay không.
Kết quả là bông cải xanh được xào ngay có lượng sulforaphane ít hơn 2,8 lần so với bông cải được để lâu hơn để sinh ra các hợp chất có lợi.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nếu không có nhiều thời gian chờ đợi như vậy thì 30 phút cũng là hữu ích.
Người già đột quỵ tăng trong giá rét, nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân đột quỵ vào điều trị tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Trung ương Huế) tăng khoảng 20 - 30%, chủ yếu người trên 60 tuổ.i có bệnh nền tim mạch, xơ vữa mạch má.u. Trong khi đó, ở tr.ẻ e.m có nhiều ca mắc sởi biến chứng nặng. Bệnh đột quỵ nhập...