Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
Uống sữa hạnh nhân là lựa chọn thay thế sữa bò tốt cho sức khỏe.
Sữa hạnh nhân là một loại sữa thực vật ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là với người ăn chay và người không dung nạp lactose.
Vậy uống sữa hạnh nhân mỗi ngày có thực sự tốt cho sức khỏe?
Uống sữa hạnh nhân tốt cho người mắc bệnh tim mạch vì nó giàu axit béo không bão hòa đơn (MUFA), giúp giảm cholesterol và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Lợi ích của việc uống sữa hạnh nhân
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim : Uống sữa hạnh nhân tốt cho người mắc bệnh tim mạch vì nó giàu axit béo không bão hòa đơn (MUFA), giúp giảm cholesterol và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường sức khỏe xương : Uống sữa hạnh nhân là một cách bổ sung canxi, thậm chí còn nhiều hơn sữa bò, giúp xương chắc khỏe.
Cải thiện làn da : Uống sữa hạnh nhân giúp cải thiện làn da vì nó giàu vitamin E – có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, hỗ trợ điều trị viêm da và mụn trứng cá.
Hỗ trợ giảm cân : Uống sữa hạnh nhân hỗ trợ giảm cân vì nó ít calo và chất béo, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Tăng cường chất chống oxy hóa : Uống sữa hạnh nhân giúp tăng cường chất chống oxy hóa vì nó chứa vitamin E và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
Cung cấp vitamin và khoáng chất : Sữa hạnh nhân là nguồn cung cấp vitamin E, canxi, kali và magie tốt vì vậy nên uống sữa hàng nhân hàng ngày.
Tốt cho người không dung nạp lactose và người ăn chay : Sữa hạnh nhân không chứa lactose và các thành phần từ động vật, phù hợp với người ăn chay và người không dung nạp lactose.
Dễ tiêu hóa : Uống sữa hạnh nhân dễ tiêu hóa hơn sữa bò đối với một số người.
Đa dạng hương vị : Sữa hạnh nhân có nhiều hương vị khác nhau như vani, sô cô la… Do đó, bạn có thể uống sữa hạnh nhân hàng ngày mà không chán.
Dinh dưỡng của sữa hạnh nhân
Video đang HOT
Một cốc sữa hạnh nhân không đường (240ml) chứa:
Calo: 30
Protein: 1g
Chất béo: 2.5g
Canxi: 450mg
Vitamin E: 15% nhu cầu hàng ngày
Nhược điểm của sữa hạnh nhân
Ít protein : So với sữa bò, uống sữa hạnh nhân chứa ít protein hơn.
Có thể chứa chất nhũ hóa : Một số loại sữa hạnh nhân có thể chứa carrageenan, một chất nhũ hóa có thể gây viêm ruột.
Mối lo ngại về môi trường : Sản xuất sữa hạnh nhân cần nhiều nước và có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
Một số lưu ý
Tr.ẻ e.m dưới 1 tuổ.i và người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh uống sữa hạnh nhân.
Nên chọn sữa hạnh nhân không đường và kiểm tra thành phần cẩn thận trước khi uống.
Uống sữa hạnh nhân là một lựa chọn thay thế sữa bò lành mạnh với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đến những nhược điểm và lựa chọn loại sữa phù hợp với bản thân.
Bị ợ nóng nên uống gì?
Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực...
có thể gây mất ngủ, làm giảm chất lượng sống của người mắc. Một số đồ uống có thể làm dịu dạ dày, giảm ợ nóng...
Nhiều người bị vấn đề trào ngược axit. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản. Các triệu chứng chính của trào ngược axit bao gồm ợ nóng, buồn nôn, đau khi nuốt thức ăn, ho mạn tính và đôi khi thậm chí là hôi miệng.
Dưới đây là một số đồ uống nên dùng khi bị ợ nóng:
1. Nước dừa giảm ợ nóng
Nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng và điện giải, giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, rất quan trọng để kiểm soát chứng trào ngược axit. Do đó, đây là một thức uống rất tốt cho người bị ợ nóng.
Lấy 1 cốc nước dừa tươi, thêm một chút muối hoặc vắt một ít chanh (tùy ý), rồi uống.
Nước dừa kiểm soát chứng trào ngược axit, giảm ợ nóng.
2. Trà gừng chanh
Chanh có tính kiềm, giúp điều chỉnh mức độ axit trong dạ dày, trong khi gừng có đặc tính chống viêm. Khi kết hợp chanh và gừng sẽ tạo ra một thức uống có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược axit, do đó giảm ợ nóng.
Kết hợp chanh và gừng sẽ tạo ra một thức uống giảm ợ nóng.
Cách pha chế: Lấy khoảng 2,5cm củ gừng tươi, cắt lát hoặc nạo nhỏ, 1 cốc nước và nước cốt của nửa quả chanh. Đun sôi nước, thêm gừng cắt lát hoặc nạo vào, ngâm trong khoảng 10 phút. Lọc và thêm nước cốt chanh tươi. Uống ấm để có lợi ích tối đa. Đây còn là thức uống tốt sau bữa ăn nặng, nhiều đạm để làm dịu dạ dày.
3. Nước hạt carom
Hạt carom (hay Ajwain) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả làm giảm các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả chứng ợ nóng. Carom có đặc tính chống đầy hơi, giúp giảm đầy hơi và khí trong dạ dày, thường đi kèm với chứng trào ngược axit.
Cách chế biến: 1 thìa cà phê hạt carom 1 cốc nước. Đun sôi hạt carom trong nước khoảng 10 phút, để nguội bớt, lọc và uống ấm. Uống nước hạt carom sau bữa ăn có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm axit.
4. Trà cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng như một loại thuố.c thảo dược từ lâu đời. Các nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc sử dụng trà rễ cam thảo cho chứng trào ngược axit và GERD để điều trị các triệu chứng như ợ nóng, viêm và đau dạ dày.
Hợp chất hoạt động chính trong rễ cam thảo là glycyrrhizin, có thể làm tăng chất nhầy, bảo vệ thực quản và dạ dày khỏi axit. Tuy nhiên, có những rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều glycyrrhizin, do đó, một số sản phẩm cam thảo được chế biến để giảm mức glycyrrhizin, giúp an toàn hơn khi tiêu thụ.
5. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc thường được dùng để chống lại các triệu chứng trào ngược axit và GERD. Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính chống viêm và khả năng làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như đau dạ dày. Uống trà hoa cúc cũng có thể làm giảm căng thẳng, một tác nhân chính gây ra các triệu chứng trào ngược axit và GERD, giảm ợ nóng.
6. Trà nghệ
Trà nghệ chống viêm chống oxy hóa, trị trào ngược axit.
Nghệ là một loại gia vị đã được sử dụng trong y học thay thế từ lâu đời. Sử dụng trà nghệ để điều trị trào ngược axit và GERD rất có lợi, vì nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
Nghệ thường được dùng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày và ợ nóng. Curcumin, thành phần hoạt tính chính của nghệ, bảo vệ đường tiêu hóa khỏi bị tổn thương.
7. Sữa thực vật
Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa bò, dẫn đến tăng các triệu chứng trào ngược axit. Sữa thực vật có hàm lượng chất béo thấp hơn sữa bò, là lựa chọn tốt hơn cho những người bị trào ngược axit và GERD. Các lựa chọn cho sữa thực vật bao gồm:
Sữa hạnh nhân
Sữa đậu nành
Sữa yến mạch
Sữa hạt điều
Sữa hạt lanh...
Loại hạt là 'thần dược' cho giấc ngủ và sức khỏe Bạn có biết rằng ăn hạt bí ngô thường xuyên có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và tăng cường sức khỏe? Hạt bí ngô không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng mà còn chứa đựng nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng cải thiện giấc ngủ. Bạn có biết rằng ăn hạt bí ngô...