Điều gì xảy ra khi bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày?
Gừng ngâm giấm giúp giảm đau dạ dày, chữa mất ngủ kinh niên, cảm lạnh, giảm cân, ngăn rụng tóc, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp.
Xin chào chuyên gia, người Nhật Bản hay dùng gừng hồng ngâm giấm ăn. Nếu tôi dùng gừng ta ngâm giấm có tác dụng với sức khỏe không? Cách ngâm như thế nào là tốt nhất. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Hằng – Cầu Giấy, Hà Nội)
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Hội Đông Y Hà Nội tư vấn:
Gừng là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng lạnh. Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính khác nhau.
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn tính.
Trong nấu ăn, bạn nên dùng gừng tươi, có mùi thơm, kích thích vị giác, phòng ngừa ngộ độc, tán hàn giải biểu.
Gừng tươi khiến cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài, chính là tán hàn giải biểu. Công dụng này của gừng phát huy tốt nếu cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió, dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha nước ấm nóng với mật ong.
Bài thuốc gừng ngâm giấm rất tốt, nhiều công dụng với sức khỏe. Các sách Đông y ghi chép lại gừng ngâm giấm giúp ngăn ngừa bệnh tật, chữa mất ngủ, cảm lạnh, hỗ trợ xương khớp, giảm cân.
Có 2 cách dùng gừng ngâm giấm:
Thứ nhất, bạn lấy 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc giấm táo và 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
Bạn rửa sạch củ gừng rồi thái lát mỏng. Lưu ý, bạn chọn gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Tiếp theo, xếp gừng vào bình thủy tinh rồi cho thêm 200ml giấm. Sau đó, đóng chặt nắp bình, bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm chừng 7 ngày thì lấy ra dùng.
Video đang HOT
Thứ hai, bạn cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi, tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm để hỗn hợp có vị chua ngọt. Khi giấm nguội, bạn cho gừng cắt lát vào lọ thủy tinh, cho giấm vào, đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được, bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Cách sử dụng gừng ngâm giấm hiệu quả nhất
- Bạn hãy ăn 2-3 lát gừng cùng bữa sáng.
- Không được ăn khi bụng đói có thể làm tổn thương dạ dày do gừng có tính nóng.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, ăn quá nhiều không tốt, không dùng liên tục trong thời gian dài.
Người bị viêm khớp, mỡ máu có thể lấy thêm 20ml nước giấm để tăng thêm tác dụng.
Buổi tối, bạn không nên ăn gừng. Nhưng trước khi ngủ có thể cho vài lát gừng ngâm giấm vào chậu nước ấm ngâm chân 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Bạn dùng liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.
Ai không nên bỏ bữa sáng?
Chúng ta đều được khuyến cáo không nên bỏ qua bữa sáng, nhất là một số nhóm người có bệnh lý nền.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3, một số nhóm người nếu bỏ qua bữa sáng có thể gặp vấn đề về sức khỏe.
Bữa sáng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hạn chế mắc phải các loại bệnh lý liên quan. Tất cả mọi người đều không nên bỏ bữa sáng, đặc biệt với một số nhóm người có vấn đề sức khỏe.
Một số nhóm người tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng
Người có vấn đề về tiêu hóa
Người có các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bỏ ăn sáng nguy cơ tình trạng trở nên nặng hơn. Dạ dày luôn co bóp, dịch vị tiết ra nhưng lại không có gì để tiêu hóa, lâu dần sẽ viêm loét dạ dày, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.
Người suy giảm sức khỏe
Người suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch yếu, người suy nhược, mệt mỏi... cần năng lượng và dinh dưỡng từ bữa sáng để duy trì sức khỏe, hỗ trợ quá trình hồi phục. Nhịn ăn sáng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Chưa kể, tình trạng mệt mỏi, suy nhược có thể trở nên trầm trọng hơn và làm giảm khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày.
Người già
Nhịn ăn sáng có thể dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng hơn. Người già thường dễ bị hạ đường huyết, nhịn ăn sáng có thể làm giảm mức đường huyết, gây các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.
Người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường cần duy trì mức đường huyết ổn định. Nhịn ăn sáng có thể gây biến động đường huyết, nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bệnh tim mạch
Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, do sự thay đổi đột ngột trong mức đường huyết và huyết áp. Với những nhóm người mắc bệnh tim mạch, bữa sáng rất quan trọng để cung cấp năng lượng, duy trì mức đường huyết ổn định và đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu có ý định thay đổi chế độ ăn uống, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho sức khỏe.
Bữa sáng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. (Ảnh minh họa)
Tác hại của việc nhịn ăn sáng
Ảnh hưởng đến năng lượng, tinh thần
Bữa sáng giúp tái cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một khoảng thời gian dài qua đêm, giúp não và cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng cho một ngày mới làm việc hoặc học tập hiệu quả.
Việc ăn sáng trễ có thể khiến cơ thể không phục hồi dự trữ glycogen (vai trò chất dự trữ năng lượng cho cơ thể) sau một đêm, hạ đường huyết. Cùng với đó, có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn, và không tập trung trong công việc hoặc học tập. Hiệu suất làm việc vì thế cũng giảm sút đáng kể.
Tăng nguy cơ ăn quá nhiều vào các bữa khác
Với những người coi bữa sáng là chủ đạo, việc hạn chế hoặc thậm chí nhịn ăn sáng có thể giúp họ giảm cân. Tuy nhiên, đối với những người mà với họ bữa trưa hoặc bữa tối là quan trọng, việc nhịn bữa sáng có thể không mang lại hiệu quả, thậm chí còn có thể tăng cân do dễ dàng cảm thấy đói vào hai buổi còn lại. Sau đó ăn uống không kiểm soát và chọn các thực phẩm không lành mạnh, dẫn đến việc tích tụ mỡ thừa và tăng cân.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Một số nghiên cứu cho thấy bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường type 2.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Một nghiên cứu năm 2014 về tác động của bữa sáng đối với trẻ em và thanh thiếu niên Canada. Kết quả cho thấy những người không ăn sáng sẽ thiếu vitamin D, vitamin A, canxi, sắt và magie, phốt pho và kẽm, có thể dẫn đến mất ngủ, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng... nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng và vitamin. Lâu dài khiến sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh hơn.
Nguy cơ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa
Không ăn sáng và sau đó tiêu thụ một lượng lớn thức ăn vào buổi trưa khiến một số người có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày hoặc đau bụng, viêm loét dạ dày.
Nhịn ăn sáng không chỉ khiến cơ thể bị bỏ đói, căng thẳng mà còn làm kích thích hệ tiêu hóa khiến cho thói quen đi vệ sinh hàng ngày bị thay đổi gây chứng tiêu chảy, buồn nôn hoặc bị táo bón.
Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên duy trì chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đúng giờ, kiểm soát khẩu phần ăn. Nên dùng bữa sáng trước 8h, hoặc sau khi thức dậy 30 phút đến một tiếng. Bữa ăn sáng cần đầy đủ, cân đối dinh dưỡng, gồm protein trong ngày, tinh bột, chất đạm, chất béo, trái cây và rau củ.
Viêm đại tràng mạn tính có nguy hiểm không? Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mạn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng. Ở thể nhẹ viêm đại tràng mạn tính có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, chảy máu, tình trạng nặng sẽ xuất hiện những vết loét,...