Diễn viên Thanh Thúy tiết lộ 6 lợi ích của việc mát-xa cho trẻ sơ sinh kèm hướng dẫn chi tiết các mẹ không nên bỏ qua
Diễn viên Thanh Thúy đã chia sẻ video thực hành mát-xa ngay trên cơ thể của con trai – bé Cu Tết.
Sau hai lần sinh nở, diễn viên Thanh Thúy có rất nhiều kiến thức trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Bà xã của đạo diễn Đức Thịnh cũng không ngại chia sẻ những điều này với các bà mẹ khác để chị em cùng học hỏi kinh nghiệm, cùng chăm sóc, nuôi dưỡng bé yêu của mình tốt hơn.
Mới đây, nữ diễn viên 37 tuổi đã thực hiện một video rất chi tiết để hướng dẫn chị em cách mát-xa cho trẻ sơ sinh. Theo Thanh Thúy, đây là thói quen cực kì có lợi cần được ba mẹ duy trì hàng ngày, nên làm trước khi tắm bé. Ngoài ra, cô còn tiết lộ thêm 6 lợi ích bất ngờ của việc mát-xa cho trẻ sơ sinh mà bất cứ bà mẹ nào cũng nên biết.
Diễn viên Thanh Thúy thực hành mát-xa cho con trai – bé Cu Tết.
1. Tốt cho sức khỏe của bé
Mát-xa là hoạt động liên qua đến xúc giác, có thể kích thích sự phát triển về thể chất của bé. Qua việc được ba/ mẹ chạm vào làn da, xoa bóp khắp cơ thể, bé được giao tiếp bằng mắt với ba mẹ, lắng nghe giọng nói của ba mẹ và thực hiện da – tiếp – da với ba mẹ. Trẻ sơ sinh có dây thần kinh hoạt động và các cơ bắp chưa phát triển hết nên mát-xa là cách rất tốt để hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan này. Mát-xa cũng giúp cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ hô hấp của bé hoạt động tốt.
2. Tăng cường mối liên kết tình cảm
Trong lúc mát-xa, có một loại hooc – môn tên là oxytocin được tiết ra ở cả em bé và ba mẹ. Oxytocin còn có tên gọi khác là hooc – môn tình yêu bởi nó tăng cường mối liên kết tình cảm giữa con người với nhau và đem đến cảm giác được yêu thương hạnh phúc. Mát-xa là biện pháp tuyệt vời để ba mẹ tránh xa smartphone, máy tính, tivi hay công việc bận rộn để thật sự bên con, khiến cho tình cảm giữa ba mẹ và bé thêm gắn bó, thắm thiết.
Bé Cu Tết – con trai thứ hai của diễn viên Thanh Thúy và đạo diễn Đức Thịnh.
3. Giảm đau đớn, phiền não
Mát-xa mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho bé. Vì vậy mà khi bé quấy khóc, xoa bóp nhẹ nhàng làm bé nín rất nhanh.
Mát-xa còn giúp giảm những cơn đau thể chất. Nếu bé đang bị táo bón, mẹ có thể mát-xa bụng cho con để hệ tiêu hóa của bé được “trơn tru” hơn.
4. Giúp bé dễ ngủ
Mát-xa cho bé trước khi ngủ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn. Đây là “chiêu” cực hữu hiệu cho bố mẹ nào có con hay khóc quấy, trằn trọc khó ngủ. Lời khuyên của các chuyên gia là khi chuẩn bị cho bé đi ngủ, hãy giảm ánh sáng, bật một chút nhạc nhẹ nhàng trong không gian yên tĩnh và xoa bóp khắp người cho bé tầm 15 phút, bé sẽ nhanh chóng “bay vào giấc nồng”.
5. Dễ phát hiện ra những vấn đề của con
Thường xuyên tiếp xúc với làn da của con và theo dõi cử động của bé giúp ba mẹ tinh tế, nhạy cảm hơn trong việc nuôi con và kịp thời phát hiện ra những bất thường ở trẻ để có biện pháp xử lí cho phù hợp.
Việc các ông bố mát-xa cho bé cũng làm kết nối tình cảm cha con.
6. Cực kì tốt cho các ông bố
Các ông bố không thể cho con bú được nhưng thông qua mát-xa cho bé, mối liên kết tình cảm giữa hai cha con được thắt chặt hơn. Dù bận đến mấy, bố hãy dành thời gian bên con, để con được nhìn vào mắt bố, lắng nghe giọng bố và cảm nhận hơi ấm từ bố.
Mát-xa cho bé không chỉ đơn thuần là những cử chỉ nhẹ nhàng, vuốt ve trên cơ thể của trẻ mà còn là những động tác hỗ trợ cho sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của con một cách toàn diện.
Một điều quan trọng là các kỹ thuật mát-xa cho bé phải đúng cách, đúng khoa học. Không nên tự ý mát-xa cho bé khi chưa tìm hiểu kỹ vì nếu phương pháp không đúng khoa học sẽ ảnh hưởng đến bé với cơ thể vốn còn rất non nớt. Nếu các mẹ chưa tự tin hoặc cần sự trợ giúp trong việc mát-xa cho bé, hãy liên hệ những dịch vụ uy tín để họ đến làm, rồi các mẹ học theo.
Theo afamily
Người mẹ trẻ chia sẻ 4 bước đơn giản để cai sữa cho con một cách nhẹ nhàng, dứt điểm trong thời gian ngắn không ngờ
Chỉ trong thời gian vô cùng ngắn là 6 tuần, người mẹ này đã có thể cai sữa cho cậu con trai hoàn toàn.
Một trong những điều tuyệt vời nhất mà người mẹ có thể làm cho con mình khi mới sinh là cho con bú. Việc cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trẻ sơ sinh nên được cho bú mẹ đến 6 tháng và tiếp tục cho bú kết hợp với thức ăn ngoài cho đến khi được 2 tuổi. Học viện Nhi Khoa Mỹ cũng lưu ý rằng, việc cho bú vẫn có thể được tiếp tục nếu như cả mẹ và trẻ vẫn muốn và có thể đáp ứng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, việc cho con bú là một thách thức thực sự đối với các bà mẹ. Việc nuôi con nhỏ thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một người mẹ. Nhiều bà mẹ đã không thể quay lại làm việc khi con không chịu bú bình, áp lực về tài chính lại đè nặng và tình yêu với công việc làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn.
Mặc dù trẻ có thể tự cai sữa khi đến thời điểm nhất định, nhưng một số trường hợp, các bà mẹ vẫn phải tìm cách cai sữa cho con khi cần thiết. Joy - một nữ hộ sinh ở Texas (Mỹ), đã chia sẻ về điều bắt buộc cô phải cai sữa cho con và đã thành công như thế nào trên blog của mình dành cho các bà mẹ khác.
Cô Joy đã cai sữa thành công cho trong 6 tuần với 4 bước đơn giản (Ảnh minh họa)
"Mười sáu tháng trôi qua, việc cho con bú bắt đầu ảnh hưởng đến cả tôi và con trai, tôi không còn thoải mái với việc cho con bú nữa. Và thành thực mà nói thì tôi biết rằng, việc đầu tiên để tập trung vào nhu cầu của mình là phải cai sữa cho con", bà mẹ hai con chia sẻ trên blog cá nhân. Joy chia sẻ rằng, cô nhận thức được rằng mình cần phải tập trung vào bản thân trước khi có thể chăm sóc con và việc ngưng cho con bú mẹ là thực sự cần thiết.
Kế hoạch cai sữa cho con của cô kéo dài 8 tuần và gồm rất nhiều giai đoạn. Đầu tiên, Joy bắt đầu với việc cắt giảm việc bú mẹcho đến khi con trai cô cảm thấy thoải mái với việc đó. Một trong những chiến lược mà cô ấy thấy hữu ích ngay từ đầu là loại bỏ các lần cho bú ngẫu nhiên khi mà trẻ tự nhiên muốn. Cậu bé Noah, con trai của Joy, đã được mẹ cắt giảm các lần bú bằng việc cho uống nước trái cây, chơi đồ chơi hay ăn trái cây tươi.
Giai đoạn thứ 2 trong kế hoạch của Joy là loại bỏ việc cho bú vào buổi sáng. Thay vì việc cho con bú vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, thì chồng của cô sẽ đưa cậu bé ngồi vào bàn ăn với một cốc nước trái cây và tô thức ăn nóng hổi.
Điều mà bà mẹ này cảm thấy khó khăn nhất là giai đoạn thứ 3 - loại bỏ việc cho bú trước giờ ngủ trưa hoặc giờ đi ngủ của con trai. Thông thường trẻ nhỏ thường có thói quen trước khi đi ngủ là nghe kể chuyện và bú mẹ, tuy nhiên Joy đã thay thế việc cho bú bằng những cái ôm nhẹ nhàng khiến cậu bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nước trái cây cũng là một sự lựa chọn của bà mẹ này dành cho cậu con trai khi khát thay vì cho bú (Ảnh minh họa)
Giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch cai sữa của Joy là khó khăn nhất vì nó liên quan đến việc xoa dịu con trai vào giữa đêm mà không cần cho con bú. " Tôi sẽ thành thật, đây là điều khiến tôi lo lắng nhất. Khi Noah thức dậy vào ban đêm khóc, việc cho bú sẽ dễ dàng đưa cậu bé trở lại với giấc ngủ. Vậy nên, việc cai sữa cho con vào những buổi đêm thực sự mất rất nhiều công sức", cô thú nhận. Vào ban đêm khi con trai khóc, Joy bắt đầu bế cậu bé trên tay, đung đưa, hát cho cậu bé nghe và vỗ nhẹ vào mông. Đôi khi cô ấy cho con uống một cốc nước trái cây nếu như cậu bé khát.
Joy cũng đã thành thật nói rằng, trong suốt thời gian cai sữa cho con, cô cũng đã gặp phải trường hợp bất khả kháng và phải cho cậu con trai bú mẹ, tuy nhiên cô chỉ cho cậu bé bú đến khi cậu bé lấy lại được bình tĩnh chứ không để cậu bé bú đến khi ngủ thiếp đi.
Việc cai sữa cho cậu con trai diễn ra trong khoảng 6 tuần và sau khi thành công, Joy thật sự nhẹ nhõm và có nhiều thời gian cho bản thân hơn. Cô cũng chia sẻ rằng: " Thật sự việc chấm dứt không cho con bú nữa diễn ra rất khó khăn. Đó như là một lời tạm biệt với một điều gì đó rất thân mật từ khi được bắt đầu làm mẹ". Tuy nhiên, việc cai sữa cho con là một điều cần thiết và các bà mẹ có thể thực hiện để dành thời gian cho nhiều thứ hơn.
Nguồn: Smart Parent
Trẻ sinh non ở tuần thứ 36: Cha mẹ nên chăm sóc như thế nào? Trẻ chào đời sớm hơn dự kiến sẽ kéo theo nhiều mối lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ đừng quên đọc bài viết này để nắm được cách chăm sóc một em bé sinh non 36 tuần. Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Sau 35 tuần tăng trưởng, trẻ sinh ở tuần 36 sẽ có trọng lượng...