Điện thoại Samsung có thể tăng giá do thiếu chip
Cuộc khủng hoảng nguồn cung chip bán dẫn có thể buộc Samsung phải điều chỉnh lại mức giá cho các sản phẩm kế tiếp.
Samsung Electronics dự kiến sẽ ra mắt dòng điện thoại Galaxy S cao cấp của mình vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, sản phẩm lần này có thể thay đổi về giá bán.
Cụ thể, theo một số kênh phương tiện truyền thông, Samsung Galaxy S22 mới sẽ có giá khởi điểm từ 899 USD, tăng lên khoảng 100 USD so với phiên bản S21 trước đó. Giải thích cho điều này, đây có thể là hệ quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây tra, khiến cho Samsung phải tăng giá bán cho sản phẩm mới.
Cùng với sự khan hiếm chip bán dẫn, giá của một số loại chip thiết yếu như mạch tích hợp trình điều khiển màn hình điện thoại, mạch tích hợp trình điều khiển cảm ứng và hiển thị đã tăng từ khoảng 30-40% so với các năm trước. Bên cạnh đó, các loại chip quản lý năng lượng và chip cảm biến hình ảnh cũng tăng từ 10-15%.
Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng, Samsung sẽ cố gắng duy trì mức giá tương tự như thế hệ S21 trước sự “bám đuổi” về doanh số bán hàng từ các đối thủ Trung Quốc
Theo Counterpoint Research (CR), Samsung dự báo sẽ bán được 290 triệu điện thoại thông minh, và đứng đầu trên thị trường toàn cầu với 19% thị phần. Apple đứng sau với 240 triệu điện thoại và Xiaomi với 203 triệu máy được bán ra.
Video đang HOT
Nhà phân tích Kang Min-soo của CR cho biết: “Cạnh tranh đã gia tăng về mọi mặt và Samsung có thể mất thị phần tại các thị trường mới nổi nhạy cảm về giá như ở Ấn Độ khi cạnh tranh với các nhà sản xuất Trung Quốc”.
Samsung Galaxy S22 dự kiến có ba phiên bản bao gồm: S22, S22 plus và S22 Ultra được ra mắt ngày 9/2/2022. Trong số ba mẫu, mẫu Ultra sẽ là mẫu thú vị nhất vì nó được mong đợi sẽ trang bị bút cảm ứng S Pen tương tự như dòng Galaxy Note trước đó.
Thị trường chip có thể đảo chiều nguy hiểm
Theo các nhà nghiên cứu của IDC Research, tình trạng thiếu chip trên phạm vi toàn cầu sẽ chấm dứt vào năm 2023 sau đó chuyển sang dư thừa nguồn cung.
Khi các nhà máy sản xuất bán dẫn tranh nhau tăng công suất, đáp ứng nhu cầu nhảy vọt trong lúc thiếu chip kéo dài, một số chuyên gia cảnh báo sự cân bằng cung - cầu sẽ đạt được vào năm 2023, sau đó có thể xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung.
Những dự đoán bi quan
"Quan điểm của chúng tôi là đến năm 2023 sẽ đủ nguồn cung để trở lại cân bằng ở một mức độ nào đó, hoặc thậm chí có thể thừa công suất", Gokul Hariharan, Trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ, Truyền thông và Viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại JP Morgan, nhận định trong cuộc trao đổi với SCMP.
Một đế silicon 300 mm tại nhà máy sản xuất chip Globalfoundries ở Dresden, Đức.
Tuy nhiên, ông cho rằng còn quá sớm để nói về thời điểm thị trường chip chuyển sang trạng thái dư thừa nguồn cung. Hariharan không nghĩ sẽ xảy ra khủng hoảng trên thị trường chip vào năm 2023 vì nhu cầu vẫn tương đối tốt, nhưng doanh thu của ngành này có thể giảm 2%.
Trong khi đó, các chuyên gia của hãng nghiên cứu thị trường IDC Research nêu dự đoán mạnh dạn hơn. Họ cho rằng có khả năng xảy ra tình trạng thừa công suất sản xuất chip vào năm 2023. "Việc mở rộng quy mô sản xuất bắt đầu tác động đến thị trường vào cuối năm 2022", báo cáo của IDC cho biết.
Tập đoàn TSMC đang xây dựng một nhà máy chip bán dẫn khổng lồ ở bang Arizona (Mỹ). Cách đây chưa lâu, Samsung công bố đầu tư 17 tỷ USD vào cơ sở tại Texas và sẽ đưa ra thị trường những con chip đầu tiên từ nửa cuối năm 2024.
Theo SCMP, ngành công nghiệp bán dẫn có tính chu kỳ, trong khoảng thời gian từ 4-6 năm. Bắt đầu với việc tăng trưởng mạnh ở thời điểm nhu cầu cao, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Điều này dẫn đến giá cả và doanh thu tăng cao.
Tuy nhiên, theo sau đó là giai đoạn suy thoái, tích tụ hàng tồn kho, khiến cho giá giảm, tăng trưởng doanh thu bằng không, thậm chí thua lỗ.
Theo Gartner, doanh thu của 10 công ty sản xuất chip bán dẫn hàng đầu, trong đó có Intel và Samsung, đã giảm 12% trong năm 2019 do thị trường DRAM xảy ra tình trạng cung vượt cầu và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Ảnh hưởng từ Trung Quốc
Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc chạy đua gia tăng công suất sản xuất chip bán dẫn. Tập đoàn SMIC đang xây dựng 3 cơ sở lớn tại Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải.
Nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, SMIC, đang mở thêm nhiều cơ sở mới.
Trong vòng từ 3-5 năm tới, khi các nhà máy vận hành đầy đủ, dự kiến tổng công suất lên đến 240.000 đế silicon 12 inch mỗi tháng, tăng gần gấp đôi so với hiện tại.
Các nhà phân tích cho biết tính trạng căng thẳng trong chuỗi cung ứng bán dẫn tại Trung Quốc bắt đầu giảm bớt khi sức mua smartphone và xe hơi điện, 2 đối tượng sử dụng chip quan trọng, đã chậm lại.
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, doanh số bán ra smartphone quý III/2021 của Trung Quốc giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 76,5 triệu chiếc, do nhu cầu tiêu dùng yếu và tình trạng thiếu linh kiện.
Xie Ruifeng, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn công nghệ bán dẫn ICWise, trụ sở tại Thượng Hải, cho biết tình trạng thiếu hụt chip đã giảm bớt. Các nhà sản xuất smartphone bắt đầu hạn chế tích trữ chip trong bối cảnh doanh số bán ra chậm.
Bai Lei, nhân viên kinh doanh của một công ty thiết kế chip có trụ sở tại Thượng Hải, cũng nhận định tình hình chuỗi cung ứng đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu giảm, không phải vì tác động của việc tăng quy mô sản xuất chip. Do đó, có khả năng xảy ra tình trạng cung vượt cầu khi các nhà máy chip mới đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip riêng vì an ninh quốc gia Một nhà phân tích tại công ty phân tích thị trường Moodys Analytics (Mỹ) cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ vì vấn đề an ninh quốc gia. Một nhà phân tích tại công ty phân tích thị trường Moodys Analytics (Mỹ) cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang...