Diễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử Trump
Ngày 8/12, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump cam kết sẽ hợp tác với đảng Dân chủ để đưa ra một kế hoạch cụ thể đối với người nhập cư.
Người di cư chờ vượt qua khu vực biên giới Mexico – Mỹ ở Ciudad Juarez (Mexico), ngày 4/6/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Ngày 8/12 (giờ địa phương), trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Meet the Press, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bất ngờ bày tỏ thiện chí làm việc với các nhà lập pháp đảng Dân chủ nhằm đạt được thỏa thuận cho phép những người thuộc diện Dreamers được ở lại Mỹ.
Đây là bước chuyển rõ rệt trong cách tiếp cận của ông với vấn đề nhập cư, vốn luôn là chủ đề gây tranh cãi và chia rẽ tại Mỹ.
Dreamers và sự thay đổi thái độ của Trump
Dreamers là thuật ngữ để chỉ những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ khi còn nhỏ, được bảo vệ dưới chương trình Hoãn trục xuất đối với Người nhập cư khi còn nhỏ (DACA) do cựu Tổng thống Barack Obama ban hành năm 2012. Chương trình này nhằm ngăn chặn trục xuất những người đến Mỹ trước 16 tuổi và đáp ứng các yêu cầu nhất định.
Video đang HOT
“Chúng ta phải làm gì đó với Dreamers”, ông Trump phát biểu trong cuộc phỏng vấn. Ông nhấn mạnh rằng nhiều người trong số họ hiện đã trưởng thành, không nói được ngôn ngữ của quê hương và thậm chí đã trở thành doanh nhân thành đạt tại Mỹ.
Tổng thống đắc cử Trump cam kết sẽ hợp tác với đảng Dân chủ để đưa ra một kế hoạch cụ thể. Ông tuyên bố: “Đảng Cộng hòa rất cởi mở với những Dreamers”, đồng thời khẳng định đây là vấn đề nhân đạo cần được giải quyết.
Mặc dù bày tỏ thiện chí với Dreamers, nhưng ông Trump không hề thay đổi lập trường cứng rắn với vấn đề nhập cư bất hợp pháp nói chung. Ông tái khẳng định những ưu tiên hàng đầu mà ông từng đề cập trong chiến dịch tranh cử tổng thống vẫn là kế hoạch trục xuất hàng loạt.
“Kế hoạch này là cần thiết để bảo vệ biên giới, ngăn chặn dòng fentanyl vào Mỹ và giảm gánh nặng tài chính do nhập cư bất hợp pháp”, ông Trump nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi liệu có khả thi để trục xuất tất cả hơn 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp trong vòng 4 năm hay không, ông Trump trả lời: “Bạn phải làm điều đó. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng cần thiết để bảo vệ đất nước”.
Ông cho biết sẽ ưu tiên trục xuất những người có tiền án hoặc mắc các vấn đề tâm thần, đồng thời cam kết khôi phục hệ thống chăm sóc tâm thần cho những trường hợp cần thiết.
Chính sách nhập cư: Vấn đề chia rẽ và phức tạp
Việc giải quyết tình trạng pháp lý của Dreamers từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi giữa hai đảng tại Quốc hội. Đảng Cộng hòa cho rằng DACA là hành động vượt quyền của cựu Tổng thống Obama, trong khi đảng Dân chủ khẳng định đây là giải pháp cần thiết và hợp lý.
Các nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận về Dreamers luôn vấp phải sự phản đối từ cả hai phía. Một số đảng viên Cộng hòa ủng hộ chương trình này, nhưng không ít người trong đảng coi đây là sự mềm yếu, trong khi đảng Dân chủ lại yêu cầu các nhượng bộ lớn hơn về nhập cư từ phía Cộng hòa.
Thái độ nhượng bộ của ông Trump với Dreamers có thể mang lại cơ hội đột phá, nhưng cũng khiến ông đối mặt với nguy cơ mất điểm trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Bên cạnh đó, kế hoạch trục xuất hàng loạt, dù quyết liệt, sẽ gặp thách thức lớn về nguồn lực và pháp lý. Việc xác định, kiện tụng và trục xuất hàng triệu người không chỉ tốn kém mà còn có thể gây ra khủng hoảng nhân đạo.
Sự thay đổi của ông Trump đối với Dreamers đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là dấu hiệu của một chính sách nhân đạo hơn hay chỉ là chiến thuật chính trị? Dù kết quả ra sao, vấn đề này chắc chắn sẽ tiếp tục là tâm điểm trong tranh cãi trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump.
Tương lai của Dreamers không chỉ phụ thuộc vào thiện chí của các nhà lãnh đạo, mà còn vào khả năng vượt qua sự chia rẽ sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ.
Đức sắp nới lỏng điều kiện nhập tịch
Reuters đưa tin Bộ Nội vụ Đức ngày 19.5 công bố dự thảo luật mới để giúp việc nhập quốc tịch Đức dễ dàng hơn.
Theo đó, dự luật cho phép đa quốc tịch và giảm số năm cư trú bắt buộc trước khi nhập tịch từ 8 năm xuống chỉ còn 5 hoặc 3 năm. Các yêu cầu về tiếng Đức khi nhập tịch cũng được nới lỏng đối với lao động nhập cư đến Đức vào những năm 1950 và 1960, phần lớn trong số này là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại quốc hội Đức trong mùa hè năm nay. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh Đức đang tìm cách mở cửa thị trường lao động cho những người đến từ bên ngoài Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong một cuộc họp nội các hồi đầu tháng 4. Ảnh REUTERS
Đức đang cần hàng trăm ngàn lao động cho các lĩnh vực từ ẩm thực, chăm sóc trẻ em đến công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo. Đến cuối năm 2021, nước Đức có khoảng 72,4 triệu công dân và khoảng 10,7 triệu người có quốc tịch nước ngoài sinh sống, trong đó khoảng 5,7 triệu người đã ở Đức ít nhất 10 năm.
Đặc phái viên của ông Trump về Ukraine sẽ định hình lại quan hệ với Mỹ thế nào? Với kinh nghiệm quân sự lâu năm, Tướng Keith Kellogg hứa hẹn sẽ mang đến một hướng đi mới trong quan hệ với Kiev giữa xung đột Nga - Ukraine leo thang. Giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Sputnik Theo tờ Kiev Post ngày 6/12, Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người vừa được...