Điểm sáng ngành Giáo dục
Trường THPT Uông Bí (TP Uông Bí) là một trong những đơn vị tiêu biểu trong phong trào thi đua của ngành Giáo dục.
Những năm qua, công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh luôn quan tâm triển khai, trọng tâm là các phong trào thi đua, cuộc vận động: “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Qua đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CB,GV), học sinh tích cực tham gia, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, hưởng ứng Tháng Công nhân.
Trường THPT Uông Bí (TP Uông Bí) là một trong những đơn vị tiêu biểu trong phong trào thi đua của ngành Giáo dục. Ban Giám hiệu và Công đoàn nhà trường đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động (NLĐ) tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động; chủ động phối hợp với chuyên môn, các tổ chức đoàn thể cụ thể hóa nội dung, tiêu chí theo hướng chấm điểm thi đua lĩnh vực công tác theo năm học.
Bởi vậy, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được nâng cao. Hiện nhà trường có 52% số CB,GV đạt trình độ trên chuẩn, 30,5% đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, 80-82% đạt danh hiệu giáo viên giỏi cơ sở hằng năm. Nhiều năm liên tục nhà trường có học sinh đoạt giải cuộc thi KHKT cấp quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
Với sự quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện của tổ chức công đoàn, giáo viên Trường THPT Ngô Quyền ( TP Hạ Long) luôn yên tâm giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Trường THPT Ngô Quyền (TP Hạ Long), các phong trào thi đua luôn được CB,GV hưởng ứng tích cực. Đội ngũ giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cô giáo Giang Thị Hương Giang, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, cho biết: Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, nhà trường đã áp dụng CNTT và tăng cường rèn năng lực thực hành, năng lực nghiên cứu khoa học trong giảng dạy; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá; tăng cường cách thức tự học, tự nghiên cứu.
Để động viên, khuyến khích đoàn viên, NLĐ thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học; tao đông lưc cho các nhà trường, cơ sở giáo dục va đội ngũ nhà giáo đổi mới công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Video đang HOT
Cô và trò Trường THPT Hòn Gai hướng dẫn trao đổi bài tập.
Đặc biệt, các nhóm “Nhà giáo cùng phát triển” được thành lập đã tạo cơ hội cho việc chia sẻ, hợp tác trong quá trình đổi mới, sáng tạo. Các trường hiện duy trì 140 nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”, mỗi năm học có từ 474-600 giải pháp cá nhân nhằm đổi mới trong quản lý, giảng dạy và các hoạt động giáo dục…
Công đoàn các trường học còn tích cực động viên, hỗ trợ nhiều nhà giáo tham gia các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Trong năm học vừa qua toàn ngành giáo dục có 114 đề tài, sáng kiến được công nhận cấp tỉnh; 1.630 đề tài, sáng kiến được công nhận cấp cơ sở.
Các phong trào thi đua của Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ CB,GV,NLĐ; phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố tiêu biểu trong dạy và học, từ đó nhân rộng, tạo bước chuyển biến trong từng cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Cô giáo mầm non Trần Hải Ngọc, một tấm gương "tự học và sáng tạo"
Với tình yêu với trẻ, sự tâm huyết với nghề, tinh thần ham học hỏi, cô giáo Trần Hải Ngọc (Quảng Ninh) đang trở thành một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
Mầm non là cấp học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh. Nhận thức được điều này, cán bộ, giáo viên Trường mầm non Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã thực hiện hiệu quả nhiều phong trào thi đua, nâng cao chất lượng dạy và học.
Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương giáo viên giỏi trong nhà trường, tiêu biểu trong số đó phải kể đến cô giáo Trần Hải Ngọc.
Theo cô giáo Ngọc, nhận thức được vai trò và trách nhiệm của giáo viên mầm non, cô và các cán bộ, giáo viên nhà trường tích cực tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chuyên môn.
Quan trọng hơn là truyền thụ kiến thức, tạo nền tảng vững chắc về trí và lực cho các em trong những bước đường tiếp theo.
Cô giáo Trần Hải Ngọc trong tiết dạy âm nhạc cho học sinh. (Ảnh: CTV)
Trong cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", cô giáo Ngọc đã thực hiện hiệu quả chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
Cô giáo Ngọc đã tìm tòi, nghiên cứu, chủ động trang trí nhóm lớp 5 tuổi làm nổi bật các bài học, thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học có tính mở;
Đồng thời, sưu tầm các nguồn nguyên vật liệu, phế liệu mở, tận dụng mọi khoảng không gian phòng ngủ, hành lang, lan can, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm, trải nghiệm.
Ngay từ đầu năm học, cô quan tâm nắm bắt thể trạng của từng trẻ để xây dựng các bài vận động thông qua hoạt động học phù hợp, tăng cường thời lượng vận động cho trẻ trong các hoạt động khác trong ngày của trẻ; phối hợp với phụ huynh trong rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Cô cũng thường xuyên nghiên cứu các phương pháp dạy học tiên tiến, như: Montessori, Stem... để áp dụng những mặt tích cực vào giáo dục toàn diện cho trẻ.
Với sự tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, sự ham học hỏi, cô giáo Ngọc thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách các lớp có học sinh khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển.
Để các em tự tin hòa nhập, cô đã tự mua tài liệu để nghiên cứu, tìm đến các trung tâm dạy trẻ hòa nhập để học hỏi kinh nghiệm.
Cô thường xuyên trò chuyện, vui chơi cùng học sinh để theo dõi, quan sát, giúp các em tự tin, hòa đồng với tập thể.
Cô Ngọc chia sẻ: "Với học sinh tự kỷ tùy từng trường hợp, mình xây dựng kế hoạch giáo dục, "phác đồ điều trị", hoạt động hỗ trợ khác nhau, phù hợp với khả năng, nhận thức của mỗi em".
Hơn 10 năm qua, cô Ngọc đã giảng dạy giúp nhiều học sinh khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển hòa nhập.
Nhiều em không chỉ chủ động được những kỹ năng sinh hoạt tối thiểu, mà có thể hát múa, tham gia các trò chơi vận động, nhận biết kiến thức cơ bản.
Trong phong trào phát huy sáng kiến nhằm thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", năm học 2019-2020, cô đã nghiên cứu, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức hoạt động âm nhạc giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ hạn chế hành vi rập khuôn".
Sáng kiến này giúp cho trẻ tự kỷ có khả năng hợp tác, hòa đồng, tập trung chú ý, tham gia cùng các bạn trong lớp;
Giáo viên chủ động nghiên cứu, quan tâm đến sở thích, điểm mạnh của trẻ để thiết kế các hoạt động âm nhạc, có lịch trình cụ thể, rõ ràng để trẻ không bị bỡ ngỡ khi bước vào hoạt động âm nhạc, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của âm nhạc;
Phụ huynh nhận thức được vai trò, tầm quan trọng, dễ dàng áp dụng âm nhạc vào quá trình chăm sóc, hỗ trợ điều chỉnh hành vi rập khuôn cho trẻ.
Với tình yêu với trẻ, sự tâm huyết với nghề, tinh thần ham học hỏi, cô giáo Ngọc đã giành được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Theo đánh giá của cán bộ và giáo viên Trường Mầm non Quang Hanh, cô giáo Ngọc là một điển hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua của nhà trường thời gian qua.
Thời gian tới, nhà trường tiếp tục nhân rộng các điển hình như cô Ngọc, tích cực phát hiện, tuyên dương, khen thưởng kịp thời, khuyến khích cán bộ, giáo viên phát huy tinh thần sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Gửi tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 3 điều cần thực hiện ngay Để giáo dục nước nhà phát triển đúng hướng, tôi xin được gửi đến tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT 3 điều cần phải thực hiện ngay vì lâu nay đã nói rất nhiều. Đời sống giáo viên hiện nay rất khó khăn vất vả với đồng lương ít ỏi buộc thầy cô phải bươn chải làm thêm, trong đó có dạy thêm, bán...