Điểm mặt những quán ăn có tiếng lâu đời ở Sài Gòn
Bánh mì Hòa Mã, cháo lòng cô Giang hay hủ tiếu Thanh Xuân là những quán ăn lâu năm ở Sài Gòn, được lòng cả những thực khách sành ăn.
Quán nằm ngay trung tâm quận 1 thế nên hầu như ai cũng biết đến danh tiếng của tiệm hủ tiếu Thanh Xuân. Người thân thuộc thì gọi quán với cái tên dân dã hơn là hủ tiếu Chùa Chà, vì quán nằm kế bên ngôi chùa Ấn Giáo do cộng đồng người Chà Và lập nên.
Hủ tiếu hấp dẫn với hương vị thơm ngon. Ảnh: Afamily
Hủ tiếu khô của tiệm Thanh Xuân không giống với hủ tiếu khô của người Hoa ở Chợ Lớn. Chủ quán chan lên sợi hủ tiếu một loại nước sốt đặc biệt được làm từ cà chua khiến sợi mỳ đậm đà hơn. Người chủ đã gìn giữ bí quyết nước lèo suốt 70 năm qua, chính vì thế mà nước lèo thơm ngọt đã gây ấn tượng với thực khách. Quán mở cửa 6h – 19h, giá trung bình từ 30.000 đồng.
Bánh mì Hòa Mã
Bánh mì Hòa Mã có thâm niên 50 năm với hương vị khác lạ và tiệm đã lưu giữ những kỷ niệm về Sài Gòn từ rất nhiều năm qua.
Không gian của quán không được bề thế, tấm bảng hiệu đã nhuốm màu nhưng không vì thế mà chất lượng bánh mì mất đi. Hương vị vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu, gây ấn tượng với nhiều thực khách từng đến quán.
Đến đây, thực khách sẽ được bố trí chỗ ngồi dọc theo con hẻm nhỏ với những chiếc ghế nhựa, đôi khi là vài chiếc ghế sắt đặc trưng còn sót lại từ thế kỷ trước. Ngồi trên những chiếc ghế cũ kỹ này giữa lòng thành phố, gọi một phần bánh mì thập cẩm và thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị khó tìm ở nơi khác và cảm giác như tách biệt khỏi dòng xe đang tấp nập phía trước.
Video đang HOT
Bánh mì Hòa Mã có thâm niên tới 50 năm. Ảnh: I.T
Một ổ bánh mì thơm ngon là tổng hòa của nhiều yếu tố, từ chiếc bánh mì, miếng thịt hay đơn giản là cọng rau, miếng ớt. Nhưng điểm nhấn ở quán phải kể đến là phần thập cẩm được chiên trong chiếc chảo nhỏ. Bên trong chảo là đủ thứ nguyên liệu hấp dẫn như trứng gà ốp la, thịt làm nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa… Tất cả đều được chiên nóng cháy cạnh tỉ mỉ cùng với ít hành tây và dùng nóng với bánh mì.
Cháo lòng đường Cô Giang
Đối với người sành ăn, những lúc thèm cháo thì địa chỉ này luôn xuất hiện đầu tiên trong danh sách ở Sài Gòn. Quán níu chân khách bởi hương vị của miếng dồi được làm theo công thức gia truyền. Dồi nhồi thăn heo, được tẩm ướp khéo léo.
Tô cháo ở đây khiến người khó tính nhất cũng phải gật gù vì hương vị. Ảnh: Foody
Quán này đã 4 đời chủ, bán đến nay đã 80 năm. Nếu ngày trước chỉ là gánh hàng bán rong trong khu chợ Cầu Muối thì bây giờ quán đã có địa chỉ hẳn hoi trên đường Cô Giang (quận 1). Gạo được rang trước khi nấu nên hạt cháo nở bung mà không bị nát, thơm phưng phức. Giá cho một tô cháo là 40.000 đồng, tuy đắt hơn so với mặt bằng chung, quán cháo này vẫn hút khách suốt nhiều năm qua.
Theo Dân Việt
Quán ăn 16 năm chở bánh canh từ Trà Vinh lên Sài Gòn mỗi ngày
Sợi bánh canh làm từ gạo nguyên chất luôn tươi mới khiến món ăn của quán bà Tâm thu hút thực khách hơn.
Quán bánh canh của gia đình bà Băng Tâm nằm trên đường Tôn Đản, quận 4 đã được 6 năm nay. Trước đó, quán ở một địa chỉ khác cùng quận 4. "Bán được 10 năm thì chúng tôi chuyển về địa chỉ hiện tại", chủ quán nói.
Chiếc tủ kính đựng đầy đồ ăn bắt mắt. Ảnh: Di Vỹ.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm sợi bánh canh tại Trà Vinh, bà Tâm rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp nhờ nghề gia truyền.
Nếu như bánh canh thường thấy ở Sài Gòn có màu trắng trong, trơn và dài thì sợi từ quê bà Tâm có màu đục, không trơn nhưng dẻo, sợi cũng ngắn hơn. "Bánh canh được vận chuyển từ Trà Vinh lên Sài Gòn mỗi ngày", chủ quán kể.
Các công đoạn sơ chế của nhà hàng được thực hiện từ 7h sáng. Trước đó, gia đình đã đi chợ, đến mối quen để lấy những mặt hàng tươi ngon nhất như tim, gan, ruột, giò heo... Khi đem đồ về, các thành viên trong nhà rửa thật sạch. Đặc biệt phần bao tử có cách chế biến công phu nhất vì phải qua nhiều công đoạn. Người đầu bếp sau đó sẽ nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Thực đơn của địa chỉ này ngoài bánh canh còn có hủ tiếu và cháo lòng. Vì vậy, nồi nước lèo cũng được chia ra làm 3 khoang khác nhau. Bếp nấu được đặt ở ngay lối vào quán. Chiếc tủ kính được đặt sẵn những nguyên liệu trông bắt mắt. Từ 11h, khách đi ngang sẽ không khỏi xuýt xoa.
Suất bánh canh đầy đủ có giá 40.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Xem thêm: Tô bánh canh vỉa hè có giá 300.000 đồng ở Sài Gòn
Dĩ nhiên, món bánh canh Trà Vinh luôn được lòng nhiều khách nhất. Khi có người gọi món, đầu bếp sẽ trụng chín sợi bánh rồi để trong tô, sau đó đặt nhân giò heo và các món theo yêu cầu của khách đều trên mặt bánh. Nước lèo được rưới ngập vào bát, rắc thêm nhúm hành phi thơm lừng.
Sợi bánh canh của vùng quê miền Tây tròn và nhỏ, có màu hơi đục, thơm thoang thoảng mùi gạo, ăn sẽ cảm nhận được độ dẻo. Tô bánh bưng ra bắt mắt khi được bài trí tỉ mỉ nhưng nước lèo nhanh nguội. Quán còn phục vụ thêm chén nước mắm nhỏ kèm ớt để sẵn trên bàn để chấm phần nhân, tăng vị ngon cho tô bánh canh.
"Lò của gia đình làm hàng từ gạo nguyên chất nên lúc nào sợi bánh cũng đảm bảo độ tươi, dai và để lâu ngoài gió không sợ bị chua", chủ quán chia sẻ.
Chị Linh (sống ở Tân Bình) là khách quen nhiều năm cho biết, quán là một trong số những nơi chị thường hay lui tới sau khi tan làm. "Nước lèo của quán ngọt thơm, ăn rất đậm đà. Lòng làm rất sạch, ăn không bị mùi", chị Linh nhận xét.
Các món ở quán đều được ăn kèm với bao tử hoặc xương, giò heo. Hủ tiếu tim lưỡi cũng là món được lòng nhiều khách muốn đổi vị.
Không gian quán nhỏ nhưng sạch sẽ. Ảnh: Di Vỹ.
Quán phục vụ khách từ trưa đến khoảng 21h mỗi ngày. Đường Tôn Đản lúc nào cũng đông đúc xe cộ, quán lại có ít không gian cho khách để xe nên giờ cao điểm thường xuyên kẹt xe. Khoảng từ 15h - 18h là thời điểm khách ra vào quán liên tục.
Theo VNE
"Ấm lòng chắc dạ" với những quán cháo sáng đèn đến tận khuya muộn ở Sài Gòn Lưu ngay địa chỉ những quán cháo đêm ở Sài Gòn này để "đối phó" lại với cơn thèm ăn khi tối muộn nhé. Sài Gòn có rất nhiều hàng cháo với đầy đủ lựa chọn hấp dẫn như cháo mực, cháo lòng, cháo vịt... Nhưng để tìm một hàng cháo luôn chào đón khách dù đã khuya muộn thì cũng chẳng dễ....