Điểm mặt 7 cặp thực phẩm quen thuộc trong bếp mà bạn không nên kết hợp chúng với nhau kẻo gây khó chịu cho cơ thể
Trong bếp nhà bạn luôn xuất hiện những thực phẩm này nhưng bạn đừng nên kết hợp chúng 1 cách tùy tiện bởi nó có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe đấy.
Có một số loại thực phẩm khá phổ biến trong nhà mà bạn thường nấu chung hay ăn chung chúng với nhau, tuy nhiên có một điều không ngờ là chúng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn, thậm chí còn khiến bạn bị mệt mỏi sau khi ăn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 7 cách kết hợp thực phẩm mà bạn nên tránh xa.
1. Bánh mì phô mai và cà phê
Khi không có thời gian, ăn sáng nhanh khi đang di chuyển là một giải pháp phổ biến. Nhưng bạn ơi, hãy nói lời chào với bánh mì kẹp phô mai và cà phê đi, bởi khi ăn bánh mì kẹp phô mai với cà phê thì tất cả các đặc tính lành mạnh của phô mai sẽ bị mất đi. Tinh bột đơn giản trong bánh mì sẽ ngăn cản canxi được tiêu hóa đúng cách và không giúp ích cho hệ thần kinh và tim mạch của bạn. Hơn nữa, nếu bạn pha thêm cà phê hòa tan thì sẽ không có lợi gì cho sức khỏe của bạn cả.
Mẹo: Nếu bạn yêu thích bánh mì kẹp phô mai thì hãy thử thay thế cà phê bằng trà trắng hoặc trà xanh.
Cà chua và dưa chuột là sự kết hợp rất phổ biến cho món salad mùa hè. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy việc kết hợp 2 loại rau này có thể làm rối loạn các đường sinh hóa trong cơ thể bạn. Điều này có thể dẫn đến vôi hóa quá mức gây ra sưng tấy, không chỉ vậy các vitamin có trong cả hai loại rau sẽ không được tiêu hóa đúng cách.
Mẹo: Hãy ăn cà chua và dưa chuột riêng biệt. Ví dụ, hôm nay bạn có thể làm món salad cà chua và rau xanh, và ngày mai món salad rau xanh với dưa chuột.
3. Bít tết và khoai tây chiên
Ai có thể cưỡng lại một miếng bít tết và khoai tây chiên? Nhưng thật không may, đây là một sự kết hợp thực phẩm không hoàn hảo. Tinh bột có trong khoai tây đòi hỏi dịch tiêu hóa có tính bazơ, trong khi đó protein từ thịt đòi hỏi dịch tiêu hóa có tính axit. Khi ăn chúng cùng nhau, thức ăn sẽ bị mắc kẹt bên trong dạ dày và có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đầy hơi…
Mẹo: Nếu ăn một món ăn kèm với thịt, hãy chọn các loại rau không chứa tinh bột như măng tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu xanh hoặc bí xanh.
4. Thịt băm và mì ống
Không chỉ bít tết và khoai tây chiên không nên ăn cùng nhau mà thịt băm với mì ống cũng vậy. Các tuyến nước bọt sản xuất ptyalin và amylase, biến đổi tinh bột trong mì ống thành đường đơn. Khi đường đơn bao phủ protein trong thịt, chúng sẽ tạo ra một hỗn hợp hóa học nguy hiểm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Mẹo: Tốt hơn là nên ăn mì ống như một món ăn riêng biệt. Cố gắng chọn mì ống làm từ lúa mì cứng và kết hợp với nước sốt thảo mộc.
Video đang HOT
5. Bia và đậu phộng
Đây là một trong những “món nhậu” yêu thích của nhiều người. Thông thường mọi người có xu hướng ăn đồ có vị mặn và uống bia. Tuy nhiên, thực phẩm nhiều muối không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn dẫn đến mất nước và khiến bạn uống nhiều bia hơn.
Mẹo: Khi uống bất kỳ loại chất lỏng có cồn nào, hãy để sẵn nước bên cạnh để uống, tránh mất nước.
6. Các sản phẩm từ sữa và dứa
Trái cây chua khiến quá trình tiêu hóa của bạn hoạt động chậm hơn, đặc biệt là vào buổi sáng. Bên cạnh đó, dứa có chứa bromelain, một phức hợp enzym có thể gây say khi kết hợp với các sản phẩm từ sữa.
Mẹo: Thêm các loại quả ngọt khô vào sữa chua thay vì dứa.
7. Chuối và sữa
Cặp đôi thực phẩm này đã trở nên rất phổ biến đối với những tín đồ của lối sống lành mạnh vì nó bổ dưỡng và chế biến nhanh. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trái cây, đặc biệt là trái cây ngọt, nên được tiêu thụ riêng biệt. Chúng ở bên trong cơ thể lâu hơn, làm chậm hệ thống tiêu hóa, nhất là khi ăn cùng với các loại thực phẩm khác. Còn sữa thì uống riêng cũng tốt cho sức khỏe hơn.
Mẹo: Sử dụng chuối như đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.
Nguồn và ảnh: Bright Side
Y học cổ truyền Ấn Độ khuyến cáo 10 kiểu kết hợp thực phẩm có thể gây ra một loạt hệ lụy sức khỏe
Kết hợp thực phẩm sai cách có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe nên đừng chỉ quan tâm đến sự khoái khẩu của đồ ăn nhé!
Thức ăn có thể là bạn hay kẻ thù của bạn - điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, vào những gì bạn ăn, bạn ăn khi nào, ăn như thế nào. Khoa học về thực phẩm và ăn uống nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách, trong đó cũng nói về lợi ích của việc kết hợp thực phẩm.
Ví dụ, trà xanh và chanh là một sự kết hợp thực phẩm lành mạnh tuyệt vời làm tăng lợi ích hiện có của trà xanh và chanh; thêm nước cam quýt vào trà xanh làm tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa của cơ thể lên hơn 5 lần.
Trà xanh và chanh là một sự kết hợp thực phẩm lành mạnh tuyệt vời làm tăng lợi ích hiện có của trà xanh và chanh.
Y học cổ truyền Ấn Độ thúc đẩy một lối sống lành mạnh, nơi thực phẩm đóng vai trò chính - hãy để thực phẩm là liều thuốc cho bạn. Nó dựa trên các nguyên tắc y học Ayurvedic và tập trung vào việc cân bằng các loại năng lượng khác nhau trong cơ thể bạn.
Tương tự như vậy, ở Ayurveda, một số loại kết hợp thực phẩm không tương thích nhất định được gọi là virudh aahar, tạm dịch là thực phẩm sai. Thực phẩm không tương thích ở xung quanh bạn, và khi tiêu thụ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn. Một số kiểu kết hợp thực phẩm sai lầm nhưng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày là:
10 kiểu kết hợp thực phẩm sai lầm được y học cổ truyền Ấn Độ chỉ rõ
Mật ong và bơ Ghee
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, trộn mật ong với bơ Ghee là sự kết hợp thực phẩm vô cùng sai lầm. Mật ong có tính chất nóng và bơ sữa trâu có tính chất lạnh, và người ta không bao giờ nên kết hợp các đặc tính đối lập nhau với lượng bằng nhau. đặc biệt là nếu mật ong được đun nóng và trộn với bơ Ghee sẽ tạo ra HMF (một hợp chất hữu cơ được hình thành từ đường trong môi trường axit trong quá trình xử lý nhiệt) có thể gây độc.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, trộn mật ong với bơ Ghee là sự kết hợp thực phẩm vô cùng sai lầm.
Mật ong và củ cải
Theo các văn bản Ayurvedic, kết hợp thực phẩm giữa củ cải với mật ong có thể dẫn đến hình thành các hợp chất độc hại, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa bất lợi.
Mật ong và nước sôi
Thêm mật ong vào nước nóng gây ra sự gia tăng lớn hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) có thể làm tăng độc tính trong cơ thể con người.
Sữa và các loại dưa
Loại dưa nào cũng không nên kết hợp với sữa vì cả hai đều có tác dụng giải nhiệt, nhưng sữa lại nhuận tràng và lợi tiểu. Sữa cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và axit dạ dày cần thiết để tiêu hóa dưa khiến sữa đông lại. Vì vậy, y học cổ truyền Ấn Độ khuyên không nên uống sữa cùng các loại dưa.
Sữa và chuối
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, ăn chuối và uống sữa cùng nhau có thể làm giảm chất Agni (lửa), chất chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Ăn chuối và uống sữa cùng nhau có thể làm giảm chất Agni (lửa), chất chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Sữa và trứng
Mặc dù trứng và sữa nấu chín cùng nhau thì có thể ăn bình thường nhưng trứng sống hoặc chưa nấu chín chắc chắn là điều không nên. Trứng là thực phẩm mà nhiều người đang xây dựng cơ bắp coi như thức ăn cung cấp năng lượng cho họ. Ăn trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm và thiếu hụt biotin. Kết hợp uống sữa thì càng đẩy cao nguy cơ này.
Chất lỏng và chất rắn
Theo định luật Ayurvedic, không nên uống chất lỏng với chất rắn. Chất lỏng ngay lập tức đi vào ruột, mang theo tất cả các enzym tiêu hóa và do đó cản trở quá trình tiêu hóa. Chất lỏng nên được uống trước bữa ăn 20 phút và không uống sau hoặc trong bữa ăn. Bạn có thể uống sau bữa ăn một giờ.
Thịt và khoai tây
Nếu protein động vật được ăn cùng với carbohydrate như khoai tây, thì các loại dịch tiêu hóa khác nhau có thể trung hòa hiệu quả của nhau. Protein được biết đến là chất gây thối, và carbohydrate có thể lên men. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành khí và đầy hơi trong hệ thống. Đây là một trong những sự kết hợp thực phẩm không tương thích cần tránh.
Trà xanh và sữa
Trà xanh có chứa flavonoid được gọi là catechin có một số tác dụng có lợi cho tim mạch. Khi thêm sữa vào trà này, các protein trong sữa, được gọi là casein, có thể tương tác với trà xanh, làm giảm nồng độ catechin.
Khi thêm sữa vào trà này, các protein trong sữa, được gọi là casein, có thể tương tác với trà xanh, làm giảm nồng độ catechin.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Trái cây chứa đường đơn không cần tiêu hóa và có thể ở trong dạ dày rất lâu. Thực phẩm giàu chất béo, protein và tinh bột sẽ không tồn tại lâu hơn, vì chúng cần được tiêu hóa. Vì vậy, ăn hoa quả ngay sau bữa ăn sẽ khiến đường hoa quả lưu lại trong dạ dày lâu và có thể lên men.
Ngoài ra còn có một số cách kết hợp thực phẩm sai lầm khác là:
Kết hợp thực phẩm sai - Đâu là căn cứ?
Nguyên tắc cơ bản đằng sau sự kết hợp thực phẩm sai là, theo Ayurveda, mỗi thực phẩm đều có hương vị riêng (rasa), năng lượng làm nóng hoặc làm mát (virya), và tác dụng sau tiêu hóa (vipaka). Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng hỗ trợ tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và sinh ra độc tố.
Ngược lại, nếu ăn riêng những thực phẩm này, có thể được tiêu hóa nhanh hơn và thậm chí giúp đốt cháy một số chất béo trong quá trình này (do tiêu hóa lành mạnh). Theo y học cổ truyền Ấn Độ, cách tiếp cận để xác định chế độ ăn uống chính xác dựa trên các yếu tố bao gồm cấu tạo của một cá nhân: vata, pitta và kapha; khác với quan điểm đương thời về một chế độ ăn uống cân bằng, ăn uống từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Ở Ayurveda, hiểu rõ chính mình là chìa khóa để tìm ra một chế độ ăn uống cân bằng thực sự.
Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng hỗ trợ tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và sinh ra độc tố.
Kết hợp thực phẩm sai cách có thể dẫn đến hậu quả ra sao?
Một số kiểu kết hợp thực phẩm sai có thể gây giữ nước trong cơ thể, được gọi là Kleda và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nhỏ. Mặc dù cách mỗi loại thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau (từ các loại thực phẩm đến các cá nhân khác nhau), một số vấn đề phổ biến chúng gây ra là khó tiêu, ợ chua, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết (nhiễm độc tố do nhiễm vi khuẩn tại chỗ). Do đó, giới chuyên gia khuyến cáo chú ý kết hợp thực phẩm đúng cách, tránh những hậu quả không mong muốn.
Những thực phẩm khi kết hợp với nhau không khác gì thuốc độc Một số thực phẩm nếu sử dụng riêng biệt rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khi kết hợp chung với nhau lại gây ra những phản ứng bất lợi. Ca cao sữa: Ca cao rất giàu axit oxalic, ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong sữa. Mặt khác, khi kết hợp với canxi, axit này sẽ hình thành nên các tinh thể oxalat,...