Điểm danh những món ngon truyền thống đậm vị 3 miền, Tết này nhất định không để thiếu món nào
Thử cùng cả gia đình trải nghiệm những món ăn mới từ một miền quê khác, bữa cơm ngày Tết sẽ càng thi vị hơn.
Tết là khoảng thời gian ý nghĩa nhất đối với người Việt và khoảnh khắc gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon ngày đầu năm cũng vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Theo truyền thống, mỗi năm gia đình phải có ít nhất một lần sum họp đầy đủ, con cháu cùng về nhà. Đặc biệt trong dịp Tết, người Việt từ Nam chí Bắc chuẩn bị rất nhiều món ngon từ đơn giản đến cầu kỳ, món nào cũng giàu bản sắc văn hóa ẩm thực vùng miền. Dưới đây là những món Tết truyền thống đậm vị 3 miền, năm nay nhất định bạn phải thử để bữa cơm gia đình thêm rộn rã:
Nhắc đến món ăn đặc trưng ngày Tết ở miền Bắc phải nói tới món canh măng khô. Đây là món không thể thiếu trên mâm cơm truyền thống xưa. Trong Tết của người Bắc, mùi canh măng khô gắn liền với mùi ký ức ấm áp thân thương nhất. Vào chiều 30, người lớn trong nhà sẽ đi chợ chọn một chiếc giò heo thật ngon, đem về thui vàng. Trong lúc đó thì măng khô đã phơi trong năm sẽ được lấy ra ngâm nước. Khi nguyên liệu đã sẵn sàng thì nồi canh được bắt đầu, mùi canh cũng lan tỏa khắp xung quanh. Qua nhiều thế hệ, hiện nay, canh măng khô có nhiều biến tấu mới bằng cách nấu kèm với sườn, xương đuôi lợn hay cổ, cánh gà.
Thịt nấu đông ngày se lạnh
Trong những ngày Tết se lạnh, thịt nấu đông là món ăn vô cùng hấp dẫn. Món thịt đông có thể được làm từ thịt chân giò lợn hoặc thịt gà. Đây là một món ăn thú vị từ sự khéo léo lợi dụng tính kết dính của bì heo và mang cả quan niệm “thuận theo trời đất” của người Việt xưa. Độ đông của thịt được tạo thành một cách tự nhiên bằng công thức làm truyền thống chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào tủ lạnh hay chất phụ gia nào cả.
Video đang HOT
Có thể nói, người miền Trung rất thích sử dụng các đặc sản của mình để làm món ăn ngày Tết. Tôm chua là một món như vậy. Những con tôm đất tươi được ủ với hỗn hợp đường, nước mắm, riềng, tỏi… sau 25 – 30 ngày sẽ tạo ra tôm chua màu đỏ hồng, thơm ngon. Vị ngọt bùi của tôm đi cùng chút béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi, ớt, vị chua của khế, chát của vả và sự thanh mát của các loại rau thơm,… tạo nên một món ăn hấp dẫn khiến bất kì ai ăn qua một lần cũng sẽ phải nhớ mãi.
Thịt heo ngâm nước mắm đậm vị miền Trung
Bên cạnh tôm là đặc sản của miền duyên hải, nước mắm cũng là một thứ thực phẩm không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Với ẩm thực ngày Tết, người duyên hải miền Trung đã khéo léo sáng tạo ra một món ngon với chính nước mắm nơi này có tên “thịt ngâm mắm”. Đơn giản mà đậm đà, thịt heo ngâm nước mắm không chỉ là một món ăn bản địa mà còn đặc trưng cho tính cách người Trung, bình dị nhưng thấm đẫm nghĩa tình. Để thực hiện, thịt sẽ được luộc chín và thái mỏng, đem ngâm với mắm trong hũ khoảng 3 ngày. Sau thời gian trên, thịt sẽ được lấy ra và thưởng thức kèm dưa món, bánh tét rất hợp vị.
Lạp xưởng của người Nam
Nổi tiếng khắp Nam Bộ, lạp xưởng được dùng trong rất nhiều món ăn. Cứ mỗi khi Tết đến, nhu cầu tìm mua lạp xưởng lại tăng đáng kể. Từ lạp xưởng heo, đến nay đã có rất nhiều các loại lạp xưởng cả tươi và phơi khô, từ thịt nạc đến tôm, bò, cá… Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng đều thơm ngon, nịnh miệng. Vị beo béo, ngọt ngọt, dai dai của lạp xưởng ăn kèm với củ kiệu là một món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Gỏi ngó sen miền Tây
Về miền Tây những ngày giáp Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mâm mứt đang phơi, những rổ củ kiệu và những sàng, nia ngó sen. Đây là nguyên liệu quan trọng trong nhiều món ăn khai vị. Đặc biệt trong dịp Tết, để khỏi ngán các món dầu mỡ, người miền Tây hay làm món gỏi tôm ngó sen.
Khi chế biến, ngó sen được cắt khúc, chẻ đôi, nêm nếm với nước mắm chua ngọt trộn cùng tôm, thịt ba chỉ, tai heo hoặc thịt gà kèm cà rốt, rau răm, đậu phộng, ớt chanh… vị chua chua ngọt ngọt rất dễ dùng.
Cùng với ẩm thực, Tết mỗi miền đều có những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc hấp dẫn riêng. Theo đó, xu hướng du xuân mọi miền để tận hưởng Tết cũng ra đời và trở thành một thú vui mới trong Tết hiện đại. Sau ngày mùng 1, người Việt trẻ thích đặt vé máy bay để đến nhiều vùng miền khác đón Tết với mục đích trải nghiệm nhiều hơn.
Đầu hạ nhớ gỏi ngó sen ngoại làm
Trong căn bếp nhỏ của ngoại, bao giờ cũng phảng phất hương chè sen, cháo sen, hạt sen hầm... Và món tôi mê nhất là gỏi ngó sen ngoại làm.
Gỏi ngó sen ẢNH: THANH LY
Quê ngoại tôi là một vùng chiêm trũng của đồng bằng duyên hải miền Trung. Mùa hạ đầy khắc nghiệt với cái nắng cái gió khô ran. Ấy thế mà những chiếc lá sen vẫn xanh thẫm, to tròn, cái trải che mặt nước, cái vươn cao khỏi đầm, tất cả đều xòe rộng để hứng nắng, đón gió.
Giống như chiều nay vậy, ngang qua đầm sen vùng ngoại thị, trong làn gió thoảng đưa hương sen, nỗi nhớ ngoại, nhớ món gỏi ngó sen quê nhà lại tràn ngập trong tôi
Đi giữa đầm sen dưới nắng hè chói chang, một hương thơm thoang thoảng từ những đóa sen đang khoe sắc khiến lòng dễ quên đi những lo âu thường nhật. Đặc biệt, sen với tất cả các bộ phận ngó sen, hạt sen, lá sen còn mang đến những món ăn bổ dưỡng, mát lành. Trong căn bếp nhỏ của ngoại, bao giờ cũng phảng phất hương chè sen, cháo sen, hạt sen hầm. Và món tôi mê nhất là gỏi ngó sen ngoại làm. Dù bây giờ món gỏi ngó sen đã phổ biến lắm rồi, nhưng cũng ít ai biết, để lấy được cọng ngó trắng ngần kia, người trồng sen phải tẩn mẩn ngâm chân trong nước bùn, vuốt từng cọng ngó mà bứt...
Tôi vẫn còn nhớ như in những lần lội bùn bì bõm cùng ngoại bứt ngó sen. Đầm sen nhà ngoại vốn là một khu ruộng trũng, nằm lọt thỏm giữa những bờ lúa trong cánh đồng rộng mênh mông. Đến được đầm sen đã khó chứ nói gì đến việc bứt ngó sen. Bứt ngó sen, mới nghe qua tưởng dễ ợt, nhưng ai không chuyên thì đây là một việc khó. Thò chân xuống đầm phải sao cho vững dưới bùn để khỏi té nhào, lún sâu. Rồi bứt làm sao khi cái ngó nó nằm dưới lớp bùn nhão nhoẹt...
Ngoại chỉ cho tôi kỹ thuật "truy tìm" ngó sen. Cứ thấy lá non trồi lên khỏi mặt nước thì thò tay nương theo cọng lá đó, sẽ đụng gốc sen. Ngó sen dài nằm ở sát gốc sen đó, chỉ cần bẻ ngược một cái, cọng ngó giòn sẽ rời gốc.
Ngó sen theo chân hai bà cháu về nhà còn vương đầy bùn, nhiều cọng bị dơ, đen, nên ngoại rửa qua nước rồi tước sạch phần vỏ. Hai bà cháu tỉ mẩn ngồi cắt khúc, chẻ ngó sen thành từng sợi vừa ăn rồi ngâm vào nước chanh pha loãng. Ngó sen đã tước sợi, trộn muối, đường, giấm ăn rồi để khoảng nửa giờ, sau đó vắt ráo nước. Giã tỏi ớt pha nước mắm chanh đường sao cho có đủ vị chua ngọt. Ngoại thường dùng một tô lớn để trộn ngó sen đã sơ chế với cà rốt thái sợi, rưới nước mắm vừa pha vào; thêm ớt bột, rau thơm, rau quế trộn đều rồi cho ra đĩa.
Ngoại dặn, làm gỏi ngó sen không cần phải thêm bột ngọt, bột nêm gì cả, bởi sen đã có sẵn vị ngọt thanh dìu dịu. Gỏi ngó sen ngoại làm đơn giản giòn mát hòa quyện với đậu phộng rang chín, rau quế, rau thơm, vị nồng cay của ớt. Những hôm nào "sang chảnh" một tí, ngoại cho thêm đậu khuôn chiên vàng cắt sợi hoặc một ít tóp mỡ vào trộn cùng.
Bây giờ, giữa ê hề món ngon dễ kiếm, nhưng hễ vào những ngày đầu hạ, tôi lại nhớ da diết món gỏi ngó sen dân dã của ngoại thuở nào. Giống như chiều nay vậy, ngang qua đầm sen vùng ngoại thị, trong làn gió thoảng đưa hương sen, nỗi nhớ ngoại, nhớ món gỏi ngó sen quê nhà lại tràn ngập trong tôi.
Hôm rồi bên góc chợ phố, thấy các cô bán ngó sen chào mời ríu rít, tôi không nỡ bỏ đi. Ngó sen mua về, cũng chừng ấy gia vị, đủ các công đoạn như ngoại đã từng làm, nhưng nêm nếm cách nào vẫn không thấy ngon bằng. Vị sen ở phố thị khác sen quê nhà, hay tại thiếu bàn tay gầy guộc thân thương của ngoại nêm nếm...
Mẹo làm món thịt gà xào sả ớt thơm ngon nức mũi Cách làm gà xào sả ớt ngon đậm đà dưới đây sẽ giúp bạn có món thịt gà giòn, thơm. Mùi gừng sả rất thích hợp làm món chính trong bữa cơm gia đình. Nguyên liệu làm gà xào sả ớt Thịt gà phi lê: Khoảng 500g (Bạn nên chọn phần thịt gà nhiều da, nhiều mỡ khi xào ăn ngon hơn nhiều)Sả:...