Điểm danh 14 loại bánh đặc sản các miền đất nước Việt Nam
Đặc sản bánh Việt rất nhiều loại và kiểu dáng, hương vị khác nhau, nhưng mỗi tỉnh, thành phố đến mỗi làng đều có món bánh truyền thống riêng.
Bánh khẩu sli – Cao Bằng
Cái tên bánh khẩu sli nghe lạ lạ vui tai khiến nhiều người nghe lần đầu tò mò. Khẩu sli thường có hình dáng to bằng viên gạch đỏ, lớp trên là lạc màu nâu bóng mượt , lớp dưới là bỏng gạo mịn màng. Qua nhiều công đoạn chế biến, hai lớp bánh dính chặt lấy nhau, ăn giòn tan, dẻo quẹo lại có vị bùi ngọt khiến cho nhiều du khách ăn một miếng mà vấn vương mãi cái hương vị lạ lẫm đó.
Bánh đậu xanh – Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương dường như không mấy xa lạ với nhiều người bởi tính phổ biến rộng rãi của loại đặc sản này. Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh.
Bánh gio, bánh tro – Bắc Giang
Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro.
Bánh cáy – Thái Bình
Bánh cáy Thái Bình hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa…
Bánh cốm – Hà Nội
Bánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi và cũng là đặc sản của du khách mua về làm quà khi đến Hà Nội.
Video đang HOT
Bánh gai – Nam Định
Từ xưa, Nam ịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.
Bánh tráng xoài – Nha Trang
Bánh tráng xoài là một món ăn đặc sản khá nổi tiếng của huyện Cam Lâm và một số địa phương lân cận của tỉnh Khánh Hòa. Bánh được làm chủ yếu từ trái xoài chín và mạch nha. Bánh tráng xoài còn có tên gọi là bánh xoài Nha Trang bởi phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở thành phố Nha Trang.
Bánh khô mè – Cẩm Lệ, Quảng Nam
Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng.
Bánh da lợn – Hội An
Bánh da lợn Hội An đặc biệt mang hương vị bột nếp lúa mới. Bánh ăn hơi dai, vị thanh dịu, thoang thoảng mùi thơm hương nếp mới, beo béo vị nước cốt dừa.
Bánh bò – Sài Gòn
Bánh bò là một loại loại bánh xốp làm từ bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Những chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình ảnh thân quen trong mắt người dân ở đây. Cứ vào khoảng cuối buổi sáng cho đến chiều tối lại dọc ngang qua các con phố bắt đầu cho một ngày mưu sinh.
Bánh pía – Sóc Trăng
Bánh pía được làm bằng bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da.
Bánh ít – Bình Định
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung.
Bánh rế – Phan Thiết
Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang và đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng rế… Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết…
Bánh ú – Nam Bộ
Bánh ú nước tro là ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Bánh Có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng.
Bánh lá mơ – Miền Tây
Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian của vùng sông nước miền Tây làm từ ba nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Theo truyền thống, bánh lá mơ trong, có màu xanh đậm, hình dạng dèn dẹt, dài dài.
Ngoài ra, ta cũng có thể nắn bột thành những miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn và xoăn lại như hình con nui và đem đi hấp cách thủy. Khi ăn, người ta chan ngập nước cốt dừa trắng lên mặt bánh và đôi khi cũng rắc thêm đậu phộng rang. Bánh lá mơ khi ăn thì dai giòn vừa thơm, vừa ngậy béo ,vừa ngòn ngọt, ngai ngái.
Theo Zing
Bánh ít lá gai, quà quê nơi phố thị
Bánh gai bé xíu với lớp vỏ đen xì, bóc ra có phần vỏ bánh bóng mịn, nếm cái dai của bột nếp, vị ngọt nhân đậu xanh hay béo béo của nhân dừa, cùng hương thơm đặc trưng nhờ lớp lá chuối gói bên ngoài.
Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung, không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay cưới, hỏi...
Lá gai có màu xanh rất đẹp mắt, cây mọc tự nhiên dọc theo các bờ rào. Ảnh: T.T.
Làm bánh ít lá gai không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh. Nguyên liệu đầu tiên là gạo nếp, muốn có loại bột nếp dẻo, thơm, phải chọn loại gạo nếp nguyên, không gãy và còn thơm hương lúa mới. Vo thật sạch, ngâm trong nước vài giờ cho hạt gạo nếp mềm, vớt ra và đem đi xay. Sau khi xay xong thì đăng khô bột bằng cách cho bột nếp vào trong một chiếc túi vải, buộc chặt lại dùng một phiến đá nhỏ đè lên bên trên để nước trong thoát ra ngoài, chỉ còn lại phần bột nếp.
Thành phần làm nên đặc trưng của bánh là lá gai. Lá gai là loài cây nhỏ, có lá mọc so le, lá có lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh, bên trên có màu xanh, bên dưới có màu hơi trắng, mép lá hình răng cưa. Đây là một loại cây mọc nhiều ven bờ rào ở quê. Lá gai sau khi hái về, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho vào luộc chín, vớt lá gai ra, để ráo. Cho vào cối giã nát, vắt lấy nước và trộn với bột nếp. Có nơi người ta cho lá gai vào giã chung với bột nếp. Quá trình này đòi hỏi nhiều công sức, vì nếu giã không kỹ sẽ để lại những lợn cợn của xác lá gai, không ngon.
Bánh được gói bằng lá chuối, tạo hình mô phỏng theo nóc những ngôi chùa ở miền Trung. Ảnh: Khánh Hòa.
Bánh ít lá gai thường có hai loại nhân là nhân đậu xanh và nhân dừa. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát. Nếu là nhân dừa thì chọn loại cùi dừa già, bào ra thành từng sợi nhỏ, bò vào chảo xào chung với đường cho chín tới.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu thì bắt đầu gói bánh, ngắt một ít bột nếp, vo tròn lại, ép mỏng ra, cho lên bề mặt một ít nhân dừa hoặc đậu xanh, ép phần vỏ bánh lại cho khít, vo tròn lại, thoa một ít dầu lên lá chuối, gói bánh lại và đem đi hấp.
Bánh có vỏ màu đen, nhân bánh làm từ nhân dừa hay nhân đậu xanh. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi ăn, bóc lớp vỏ lá chuối bên ngoài, lộ ra bên trong là phần vỏ bánh bóng mịn, đen tuyền cùng hương thơm dịu nhẹ rất quyến rũ. Cắn một miếng bánh để thưởng thức hương thơm của lá gai hòa lẫn trong cái dẻo mềm của nếp, vị ngọt nhẹ của nhân rất ngon ngọt, đậm đà và quyến rũ.
Ở Sài Gòn, nếu muốn thưởng thức món bánh nhà quê này, bạn có thể tìm mua ở các ngôi chợ như: chợ Bà Hoa (quận Tân Bình); chợ cây Quéo, chợ Long Vân Tự (quận Bình Thạnh), chợ Thủ Đức...
Khánh Hòa
Theo VNE
Buổi chiều đi ăn nem nướng Nha Trang phố Quán Thánh Với giá 50.000 đồng/suất, món này rất lý tưởng để các bạn trẻ Hà Thành rủ nhau ăn chơi vào mỗi buổi chiều. Món nem nướng Nha Trang đã đến với người Hà Nội cách đây 2 năm, ở một quán ăn nhỏ tên Nông Dân nằm trên phố Hàng Bông. Quán khá xinh xắn, bán món mới lạ nên vừa mở ra...