Dịch nCoV, bổ sung nội tiết tố nữ đúng cách giúp tăng sức đề kháng cho phụ nữ
Nghiên cứu khoa học mới nhất về virus nCoV cho thấy phụ nữ ít nguy cơ nhiễm virus corona hơn nam giới, nguyên nhân là do nội tiết tố nữ giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn, chống virus tốt hơn. Vậy bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào mới đúng cách để giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch mùa đại dịch nCoV, hãy lắng nghe ý kiến từ các các chuyên gia.
Nội tiết tố nữ giúp phụ nữ tăng sức đề kháng
Thế giới đã có hơn 37 ngàn người nhiễm virus nCoV và con số vẫn tăng lên từng ngày. WHO đã phải công bố tình trạng khẩn cấp trước mức độ nguy hiểm và lây lan quá nhanh của virus nCoV trong khi chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu. Ngoài các biện pháp chung như hạn chế tới chỗ đông người, đeo khẩu trang, dùng nước rửa tay thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo mọi đối tượng đều phải tăng cường sức đề kháng để nâng cao sức khoẻ phòng dịch nCoV.
Điểm đáng lưu ý là Tạp chí y khoa The Lancet (Tạp chí y khoa lâu đời tại Mỹ) công bố nghiên cứu của Trung Quốc ngày 30/1 cho thấy nam giới mắc nCoV nhiều gấp đôi so với nữ giới. Sự chênh lệch giới tính này cũng tương đồng với các quan sát trước đó trong đại dịch MERS-cov và SARS-cov (2 đại dịch cũng gây ra bởi virus corona nhưng chủng khác).
Lý giải tình trạng này, nhóm nghiên cứu cho biết: “Do phụ nữ có nhiễm sắc thể X và hormon giới tính (Nội tiết tố nữ) ảnh hưởng đến miễn dịch bẩm sinh và thích nghi”.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học Ý tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Khoa thấp khớp, Đại học Genova, cũng chỉ ra rằng nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng tăng cường miễn dịch và hormone này cũng được coi là chất tăng cường tăng sinh tế bào và đáp ứng miễn dịch cơ thể
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Vương Tiến Hòa, Chuyên gia cao cấp Bộ Y tế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ sản Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, đặc biệt khi những virus nổi lên, người ta nghiên cứu nhiều về khả năng miễn dịch của estrogen (Tên khoa học của Nội tiết tố nữ). Estrogen đã tác động lên cơ thể của người phụ nữ, làm tăng những cytokine chống viêm, cản trở xâm nhiễm của virus, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, nó có vai trò tốt hơn đối với cơ chế miễn dịch với virus
Những phụ nữ nào cần bổ sung nội tiết tố nữ để tăng cường đề kháng?
Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Genova cũng cho thấy tác dụng kháng virus này sẽ thấp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay những phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Các nhà khoa học đã so sánh phản ứng đề kháng của các nhóm phụ nữ trẻ, phụ nữ mãn kinh có bổ sung nội tiết và phụ nữ mãn kinh không bổ sung nội tiết. Kết quả là nhóm phụ nữ trẻ tạo ra các phản ứng kháng thể mạnh hơn hẳn so với cả hai nhóm mãn kinh; Giữa 2 nhóm mãn kinh thì nhóm có bổ sung nội tiết có phản ứng kháng thể cao gấp đôi nhóm phụ nữ không bổ sung nội tiết.
GS.TS Vương Tiến Hòa cũng lưu ý: “Chúng ta không thể chủ quan. Người phụ nữ nào cũng có estrogen (nội tiết tố nữ) nhưng mức độ nhiều hay ít. Khi người phụ nữ ở độ tuổi 20 estrogen cao. Nhưng khi phụ nữ ở độ tuổi 35, nồng độ estrogen giảm đi. Đặc biệt tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì lượng estrogen còn rất ít…
Video đang HOT
Đối với dịch nCoV, phụ nữ bổ sung, tăng cường nội tiết tố nữ sẽ tốt hơn. Bởi vì những phụ nữ ngoài 35 tuổi trở đi lượng estrogen giảm nhiều. Đặc biệt với phụ nữ mãn kinh gần như estrogen không còn. Điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch kém hơn, dễ bị bệnh hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi hơn.”
Đồng quan điểm PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh: “Đúng là nội tiết tố nữ estrogen giúp phụ nữ có đề kháng cao hơn nam giới nhưng quan trọng là hàm lượng nội tiết tố nữ ở phụ nữ không phải luôn luôn dồi dào. Chỉ những phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản, có nồng độ estrogen cân bằng thì mới có miễn dịch cao như vậy.
Còn từ sau tuổi 30, đặc biệt là 35 thì nội tiết tố nữ sẽ suy giảm mạnh mẽ, lúc này phụ nữ thiếu hụt nội tiết tố nữ và đề kháng cũng theo đó mà giảm đi. Ở những đối tượng này thì để tăng cường đề kháng, các bạn nên chủ động bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của mình.”
Ngoài liên quan tới độ tuổi thì nhiều phụ nữ tuy tuổi còn trẻ nhưng cũng đã bị suy giảm nội tiết tố. Chính vì vậy, ngoài lưu ý đến các dấu hiệu tuổi tác thì chúng ta cần biết tới các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, nếu gặp một trong các triệu chứng sau thì có thể cũng đang thiếu hụt nội tiết: kinh nguyệt không đều, da khô,da nám sạm, âm đạo khô hạn, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ-khó ngủ sâu, hay cáu gắt vô cớ, cảm thấy các cơn bốc nóng mặt, …
Bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào mới đúng cách?
PGS Lâm cũng cảnh báo thêm: “Nói đến nội tiết tố nữ, có thể nhiều chị em sẽ nhầm lần vì hiện nay, có hai phương pháp bổ sung estrogen:
- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) từ tây y: Phương pháp này hiệu quả rất nhanh và rõ ràng nhưng không được phép tự ý sử dụng mà phải được chỉ định bởi bác sỹ chuyên khoa, vì nếu dùng không đúng, sẽ có tác dụng phụ, còn có cả đối tượng chống chỉ định
- Bổ sung nội tiết tố nữ thảo dược: Nếu muốn bổ sung nội tiết tố nữ đơn giản hơn, không cần qua thăm khám và chỉ định của bác sỹ thì có thể bổ sung nội tiết tố nữ thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành. Nhiều nghiên cứu khoa học tại Mỹ và các nước tiên tiến chỉ ra rằng: Trong mầm đậu nành chứa hoạt chất Isoflavone (estrogen thảo dược), có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố nữ của cơ thể, nhưng an toàn và rất dễ sử dụng, lại có khả năng tự đào thải khi dư thừa. Nên phụ nữ có thể chủ động sử dụng mà không cần theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên đậu nành dùng để bổ sung nội tiết không phải đậu nành mà chị em mua ngoài chợ, đó là đậu nành thực phẩm, hàm lượng nội tiết không cao. Trong y dược học thì chúng tôi có khái niệm là “đậu nành dược liệu” tức là mầm đậu nành có hàm lượng nội tiết cao để bổ sung nội tiết thì mọi người nên tham khảo kỹ càng.
Nguyễn Trần
Theo SK&ĐS
Phòng dịch nCoV: Chỉ đeo khẩu trang khi cần thiết
WHO chính thức công bố tình hình nhiễm nCoV ở tình trạng đáp ứng khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyeus - Tổng Giám đốc WHO, đây không phải thời điểm để lo sợ, gây hoang mang, mà là thời gian để nhìn lại những dữ kiện một cách khoa học giúp chúng ta bình tĩnh hơn khi đối diện với vụ dịch.
Người dân nên đeo khẩu trang khi ở chỗ đông người. Ảnh: Trần Anh
Lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn
Thử điểm lại những vụ dịch do Coronavirus trước đây, chúng ta sẽ thấy nCoV có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV. Thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong của MERS-CoV là 34,4% (cho đến tháng 12/2019 có 2.499 trường hợp nhiễm bệnh, 861 trường hợp tử vong). Tỷ lệ tử vong do SARS trong vụ dịch 2003 theo WHO ước tính là từ 10,8%. Tỷ lệ tử vong của nCoV cho đến ngày 1/2 là 2,17 %.
Mức độ lây lan của nCoV nhanh hơn SARS và MERS-CoV, chỉ trong 2 tháng, số người nhiễm bệnh là hơn 12.000 người, vượt quá số người nhiễm SARS trong 9 tháng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là sự lây lan gần như khu trú tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm hiện tại, 98,8% trường hợp nhiễm nCoV là ở Trung Quốc, gần 1/2 là ở tỉnh Hồ Bắc (43,6%), nghĩa là chỉ có khoảng 1,2% trường hợp nhiễm nCoV là ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, trong khi đó, ở vụ dịch SARS số trường hợp nhiễm ngoài Trung Quốc lên đến 36,7% trường hợp.
Trong đại dịch SARS, trường hợp đầu tiên (index case) đều dẫn đến chùm ca bệnh với tỷ lệ mắc bệnh trong nhân viên y tế (attack rate) từ 10 - 60% tùy theo mỗi quốc gia khác nhau, tại Việt Nam là 18%. Trong vụ dịch nCoV lần này, cho đến thời điểm hiện tại, các trường hợp bệnh đầu tiên (index case) gần như chưa gây ra một chùm ca bệnh nào trong bệnh viện. Các trường hợp lây lan tại Trung Quốc cho thấy, chủ yếu theo hộ gia đình trong cộng đồng.
Phòng ngừa và cảnh giác với dịch bệnh là cần thiết, nhưng không nên quá sợ hãi và áp dụng không đúng các biện pháp phòng ngừa. Dù truyền thông đã hướng dẫn rõ nhiều biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh nhưng hầu như chúng ta đang chưa thực hiện đúng. Virus nCoV lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Lây qua đường tiếp xúc nghĩa là virus này có thể lây qua tay hoặc các bộ phận cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết người bệnh.
Lây qua đường giọt bắn nghĩa là virus được bắn ra ngoài người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi và đi vào người đang đứng gần, thường trong khoảng dưới 1 mét. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền qua 2 đường này, bao gồm các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường và phòng hộ cá nhân.
Rửa tay hiệu quả hơn dùng khẩu trang
Khi nói đến phòng hộ cá nhân, chúng ta đang chỉ tập trung vào việc lạm dụng khẩu trang mà quên đi các biện pháp phòng ngừa khác. Gần như mọi người bây giờ đều giữ sẵn khẩu trang trong mình nhưng lại rất ít người bỏ túi chai nước rửa tay, trong khi rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các bệnh đường hô hấp. Các vụ dịch cúm trước đây đã chứng minh rửa tay có hiệu quả hơn khẩu trang trong phòng ngừa cúm.
Ở giai đoạn hiện tại, tại Việt Nam, khi nCoV chỉ đang khu trú lây nhiễm từ những người bệnh và người thân đến từ Vũ Hán, việc quan trọng là, nhận biết sớm, cách ly sớm người về từ vùng dịch, người có yếu tố dịch tễ. Tăng cường không khí môi trường xung quanh. Mở toàn bộ cửa sổ ra khi có thể, ngay cả trong bệnh viện, trong phòng hồi sức mà chưa có hệ thống khí chủ động.
Đặc biệt, mọi người chỉ nên mang khẩu trang y tế khi cần thiết, như khi đang bị ho, hắt hơi, sổ mũi, khi cần phải tiếp xúc với nhiều người trong phạm vi gần, khi đi vào chỗ đông người, chứ không phải mang khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95 chỉ dùng trong các cơ sở y tế, khi tiếp xúc với người bệnh có làm thủ thuật tạo khí dung như xông khí dung, thở máy, hút đàm, nội soi...
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm nCoV, về đường lây truyền và cách phòng ngừa, áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn hơn để ứng phó tốt hơn với dịch nCoV.
Dùng cồn 70% rửa tay hiệu quả, an toàn
Không chỉ có khẩu trang y tế mà hiện nay những loại dung dịch nước rửa tay khô để phòng ngừa bệnh viêm phổi do virus nCoV gây ra cũng đang trong tình trạng "cháy hàng", loạn giá.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân không nhất thiết phải tìm mua bằng được các loại nước rửa tay khô được quảng cáo ầm ĩ trên thị trường. Chỉ cần ra hiệu thuốc, mua lọ cồn 70 - 90 độ về để sát khuẩn tay sau khi rửa sạch tay. Bản chất của những loại nước rửa tay khô hiện nay chỉ hơn cồn ở chỗ có chất tạo mùi, chất làm mềm tay chứ không hơn ở khả năng sát trùng, khử khuẩn virus nên không cần thiết phải tốn quá nhiều tiền để đi tìm mua nước rửa tay khô.
Phòng thí nghiệm của Trung Quốc từng chia sẻ, dung dịch chứa cồn 75% giúp tiêu diệt virus nCoV hiệu quả. Còn theo bác sĩ Phí Văn Công - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số các loại nước rửa tay nhanh trên thị trường hiện nay đều là cồn có nồng độ từ 70 - 75%. Việc sử dụng cồn 70% để sát khuẩn đối với cả người lớn và trẻ em đều an toàn. Tuy nhiên tuyệt đối không được uống. Riêng đối với trẻ em dưới 2 tháng tuổi thì không nên dùng.
Bác sĩ Công cũng khuyến cáo, sau khi vừa dùng cồn sát khuẩn tay xong không nên làm những việc tiếp xúc với lửa ngay như đun nấu bếp gas, dùng bật lửa vì cồn có tính chất gây cháy. Không dùng bàn tay vừa sát khuẩn bằng cồn đưa lên dụi mắt, cho vào mũi, miệng ngay. Cồn để dùng sát khuẩn ngoài da, là bước cuối cùng sau khi hoàn thành công đoạn rửa tay. Nếu tay có vết bẩn cần rửa sạch bằng nước thường và xà phòng rồi mới sát khuẩn bằng cồn. Sau khi sát khuẩn xong cần để tay khô tự nhiên, không lau rửa tùy tiện. - (Nam Trần)
Theo kinhtedothi
Khan hiếm máu do dịch corona, dân Hà Nội kéo nhau đi hiến máu Trước tình trạng kho dự trữ máu cạn kiệt trong thời gian dịch nCoV hoành hành, nhiều người Hà Nội đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để hiến máu. Thời tiết giá lạnh và dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức hiến máu của nhiều cơ quan, đơn vị, dẫn đến tình...