Dịch kéo dài, học sinh cũng bất ổn tinh thần

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh dịch giã kéo dài nhiều tháng liền, áp lực phải ở trong bốn bức tường và học online (trực tuyến), thiếu tương tác với bạn bè, thầy cô khiến học sinh dễ rơi vào trạng thái stress (căng thẳng).

Đừng nghĩ trẻ không stress

Tiến sĩ Phạm Phương Thảo, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Giáo dục sức khỏe và Tâm lý y học, Trường đại học Y Dược TP.HCM; Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thông tin, việc đóng cửa do dịch tạo ra cảm giác sợ hãi, bất lực, lo lắng, căng thẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người theo cách chưa từng có. So với người lớn, đại dịch có thể tiếp tục gây ra những hậu quả bất lợi lâu dài hơn đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Trong đó trẻ em và thanh thiếu niên gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần; trẻ kém may mắn về kinh tế; trẻ bị tác động do cách ly và tách biệt với cha mẹ là những đối tượng chịu nhiều tác động nhất. Với những em đã có sẵn sự tổn thương thì sẽ rất dễ suy sụp.

Xã hội vẫn quan niệm chỉ có người lớn đối mặt với những khó khăn về tài chính, áp lực công việc mới chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, còn trẻ em chỉ có học và chơi sẽ ít gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Trong khi thực tế lại khác, đối tượng này còn gặp nhiều tổn thương khó giãi bày, khó được thấu cảm và chữa lành hơn. Nhất là trong bối cảnh học online, các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng internet, mạng xã hội càng gia tăng khiến trẻ có xu hướng bắt buộc sử dụng internet, dễ tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến hoặc bị lạm dụng.

Dịch kéo dài, học sinh cũng bất ổn tinh thần - Hình 1

Đừng bỏ quên cảm xúc người học trong đại dịch – ẢNH: PHÚC TRẦN

Đó là chưa kể, có rất nhiều học sinh đang sống trong những gia đình không hạnh phúc, vốn đã chịu nhiều tổn thương. Lúc này, thầy cô, bạn bè đều ở xa, không thể ở bên cạnh đồng hành, chia sẻ, chỉ có thể tranh thủ những buổi cô không bận dạy, trò không bận học online để trò chuyện và lắng nghe cảm xúc của các em.

Thông tin tại hội nghị trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho trẻ em bị tác động từ dịch COVID-19″ do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức mới đây, phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Lê An, Giám đốc Trung tâm Đào tạo bác sĩ gia đình Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng cần lưu ý nhiều hơn trong việc chăm sóc trẻ em bị mất người thân do dịch COVID-19. Con số này trong đại dịch không hề nhỏ và các em phải chịu tổn thương quá lớn. Mỗi trường hợp phải cần đến những cách tiếp cận khác nhau, thời gian tiếp cận khác nhau, đòi hỏi thầy cô phải có kiến thức về sức khỏe tâm thần, sự đầu tư, đi sát, đeo đuổi về cả thời gian, cảm xúc và sự chăm sóc. Sự can thiệp kịp thời của giáo viên sẽ giúp các em bớt tổn thương.

Cần sự can thiệp kịp thời

Theo tiến sĩ Phạm Phương Thảo, để nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ, nhất là trong đại dịch, giáo viên cần giúp cha mẹ tương tác một cách có xây dựng với trẻ như trao đổi về dịch, giáo dục trẻ về thói quen vệ sinh và giãn cách xã hội, tham gia vào các hoạt động vui chơi sáng tạo trong nhà, hiểu về trách nhiệm xã hội của bản thân…

Giai đoạn này, cách tiếp cận của giáo viên với học sinh cần phải thay đổi thông qua phụ huynh, để phụ huynh hiểu những khó khăn của trẻ khi học tập trong môi trường tại nhà, từ đó có sự thấu hiểu và đồng hành. Trong đó, chú ý đến những trẻ kém may mắn, khó khăn hoặc không có điều kiện học trực tuyến, đảm bảo các em được tiếp cận việc học và giáo dục kỹ năng sống. Với những đứa trẻ xem nhà không phải mái ấm, thầy cô cần đồng hành giúp học sinh biết thương yêu bản thân. Có thể chỉ cần lắng nghe các em khóc, để các em biết rằng khi mình cần luôn có người kế bên.

Để chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ thì phải “kéo” cha mẹ vào cuộc, nhất là thời điểm trẻ ở nhà 24/24 như hiện nay. Cha mẹ cũng cần được tham vấn về vai trò của mình đối với sức khỏe tâm thần của con trẻ. Môi trường gia đình an toàn mà cha mẹ cung cấp là rào chắn bảo vệ trẻ mạnh mẽ nhất trong đại dịch. Biện pháp ứng phó và thực hành của cha mẹ trong đại dịch sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe tâm thần của trẻ trong đại dịch và kể cả sau đó.

Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết, lãnh đạo các trường phải nắm bắt tâm lý học sinh, nhu cầu nguyện vọng của giáo viên để báo cáo, đề xuất giúp sở kịp thời trình thành phố có chế độ chính sách phù hợp cho giáo viên, học sinh, nhất là học sinh chịu nhiều tổn thương trong dịch COVID-19.

“Với tình hình hiện nay, các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện; hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo, kiện toàn đội ngũ tổ tư vấn tâm lý để giúp học sinh vượt qua những sang chấn tâm lý, những khó khăn mà các em có thể gặp khi giãn cách, cách ly, khi là F0 hay khi học trực tuyến tại nhà, xa hơn là khi đi học trực tiếp trở lại”, ông Dương Trí Dũng nhấn mạnh.

Người lớn làm gì giúp học sinh giảm áp lực trong dịch bệnh?

Việc học sinh đi học trong bối cảnh dịch bệnh hoặc phải ở nhà học trực tuyến lâu ngày dễ dẫn đến stress.

Người lớn làm gì giúp học sinh giảm áp lực trong dịch bệnh? - Hình 1

Giúp học sinh tránh stress, sinh hoạt và học tập hiệu quả là mối quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô hiện nay - ĐỘC LẬP

Tiến sĩ Nguyễn Chí Tăng, giảng viên Trường CĐ Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trạng thái stress đối với học sinh (HS) phổ thông hiện nay. Đó là do môi trường bên ngoài, thời tiết thay đổi, môi trường học tập ồn ào, dịch bệnh đe dọa, đi lại khó khăn khi đến trường; các vấn đề về thể chất, sức khỏe, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng, mất ngủ kéo dài; mâu thuẫn trong gia đình, mất mát người thân...

Trong bối cảnh dịch bệnh này có thêm nhiều nguyên nhân dẫn đến stress như không đến trường, phải học trực tuyến cả ngày, lớp đông thầy cô không quan tâm hết, tốc độ đường truyền chậm và tắc nghẽn; ở nhà lâu ngày không được giao lưu, chơi đùa với bạn bè, gia đình khó khăn về kinh tế; ăn uống thiếu thốn, thiếu phương tiện học tập...

Người lớn làm gì giúp học sinh giảm áp lực trong dịch bệnh? - Hình 2

Một buổi học trực tuyến - NGUYỄN PHÚC

10 biện pháp cần làm để tránh stress cho học sinh

Theo các nhà tâm lý học, có 10 biện pháp có thể giúp HS giảm áp lực học tập, căng thẳng tránh được stress, đó là:

1 Cha mẹ, thầy cô và người lớn cần hiểu rõ đặc điểm, tâm lý của từng lứa tuổi HS phổ thông, từ cấp tiểu học cho đến cấp THPT.

2 Giao nhiệm vụ vừa sức, yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Thực hiện quy tắc học tập trực tuyến nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng như vào lớp học đúng giờ, trật tự, tắt micro khi đang học, khi muốn phát biểu thì giơ tay, thầy cô mời phát biểu mới bật micro, nhất là giờ giải lao phải ra khỏi lớp hoặc rời máy tính.

3 Không quá kỳ vọng và yêu cầu cao đối với HS, cần quan sát để tìm hiểu các năng khiếu, sở thích của từng em. Khen thưởng kịp thời khi có tiến bộ, động viên HS cố gắng hơn khi trả lời hay làm bài chưa đúng, để HS tránh tự ti, nhút nhát.

4 Thực hiện giáo dục phân hóa, tức là chú ý đến khả năng, đặc điểm, hoàn cảnh của HS nhằm phát hiện sự khác biệt nơi HS, thầy cô, cha mẹ cố gắng đáp ứng sự khác biệt đó để phát huy cao nhất khả năng của mỗi em.

5 Thường xuyên giao tiếp và thực hiện công bằng trong giao tiếp với HS. Thầy cô phải chú ý tạo cơ hội và khuyến khích tất cả HS trả lời, hay phát biểu ý kiến, tránh tập trung một số HS nào đó.

6 Ở nhà, cha mẹ có thể cho con tham gia làm việc nhà hợp lý, tránh tình trạng cha mẹ làm thay để con chỉ tập trung học tập. Bởi vì trong giai đoạn dịch bệnh, cha mẹ cũng phải ở nhà làm việc và con cái cũng biết chia sẻ việc nhà với cha mẹ.

7 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với cha mẹ, thầy cô và người lớn xung quanh. Người lớn phải là người bạn, là chỗ dựa vững chắc, và là tấm gương cho HS.

8 Xây dựng mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tốt đẹp để giúp nhau cùng học tập và rèn luyện. Đầu buổi học, thầy cô nên mở lớp sớm để HS có thể trao đổi, trò chuyện, hỏi han nhau.

9 Luôn tôn trọng và tin tưởng HS, con em mình. Tuy nhiên, dù các em học ở trường hay học ở nhà, cha mẹ luôn quan tâm theo sát việc học hành, sinh hoạt cũng như sức khỏe của con để cùng con vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập và sinh hoạt.

10 Thực hiện khen thưởng và kỷ luật tích cực phù hợp với từng HS cụ thể, không so sánh HS này với HS khác.

Người lớn làm gì giúp học sinh giảm áp lực trong dịch bệnh? - Hình 3

Học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở cần có sự hướng dẫn của phụ huyh khi học trực tuyến - N.T

Tăng sức đề kháng về tâm lý

Nghỉ học kéo dài, hạn chế vui chơi bên ngoài, nhiều gia đình với những lý do khác nhau, dường như chỉ biết cho con làm bạn với iPad, điện thoại. Điều này sẽ có ảnh hưởng với con trẻ.

Do dịch bệnh sẽ còn tiếp tục kéo dài, nên chúng ta phải xác định chung sống với dịch bệnh, nhưng phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan.

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở nước ta, giáo dục nói chung và HS nói riêng bị tổn thương rất lớn: nhiều em bị F0 phải điều trị và có em tử vong, hàng ngàn em bị mồ côi cha, mẹ; các em buộc phải ở nhà và học trực tuyến trong thời gian dài dẫn đến bị tổn thương sức khỏe, tinh thần.

Phải hành động ngay để hỗ trợ, trấn an tâm lý, tinh thần giúp các em vượt qua đại dịch là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, nếu không muốn thế hệ tương lai có những tổn thương. Ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, chính quyền, nhà trường, cần có sự chung tay và đồng hành của bậc phụ huynh, thầy cô giáo và người lớn xung quanh.

Còn đối với HS, không thể ngồi chờ hết dịch rồi mới học mà cần học trực tuyến một cách chủ động, bài bản, có chất lượng để tiếp thu, khám phá kiến thức. Đây cũng là cơ hội làm quen với hình thức học tập phổ biến ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buôngCông bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
13:48:51 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn côngĐạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn công
15:08:05 23/02/2025
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhauKhởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau
16:07:32 23/02/2025
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thưCa sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư
14:58:44 23/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Khánh Phương sau khi vợ Chủ tịch bị bắt vì cáo buộc lừa đảo hơn 9.000 tỷ?Chuyện gì đang xảy ra với Khánh Phương sau khi vợ Chủ tịch bị bắt vì cáo buộc lừa đảo hơn 9.000 tỷ?
14:02:53 23/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Cuộc sống viên mãn của NSND Thu HiềnCuộc sống viên mãn của NSND Thu Hiền
14:53:11 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga thông tin về giai đoạn hai đàm phán với Mỹ

Nga thông tin về giai đoạn hai đàm phán với Mỹ

Thế giới

19:14:50 23/02/2025
Moskva và Washington ngày 18/2 đã tổ chức cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên ở Riyadh về việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm ở Ukraine, với mục tiêu khôi phục quan hệ và chuẩn bị kết thúc cuộc xung đột này.
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Sao thể thao

19:12:37 23/02/2025
Tiền đạo của Barca, Lamine Yamal, đã khoe chân đẫm máu sau trận thắng Las Palmas. Anh không hiểu tại sao trọng tài Cordero Vega không phạt hành động phạm lỗi của cầu thủ đối phương.
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Netizen

18:02:42 23/02/2025
Điều tốt đẹp luôn ở quanh ta đó là điều mà nhiều người phải thốt lên khi chứng kiến câu chuyện đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao việt

17:20:47 23/02/2025
Tiến Luật bức xúc khi bị netizen tấn công vì những thông tin thất thiệt. Nam diễn viên khẳng định chưa nhận bất kỳ lời mời nào liên quan đến chương trình.
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Sáng tạo

17:04:58 23/02/2025
Những mẹo nhỏ này không phải là cách tốt nhất nhưng chắc chắn giúp bạn xử lý nhanh những lúc cấp bách, làm việc bếp núc nhẹ nhàng hơn hẳn.
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Du lịch

16:47:44 23/02/2025
Việt Nam có điểm đến xuất hiện trong danh sách 10 hành trình mơ ước ở châu Á năm 2025 do tạp chí du lịch Lonely Planet Úc bình chọn.
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Hậu trường phim

16:08:46 23/02/2025
Bạch Kính Đình lập nên thành tích khủng khi anh chàng có 4 tác phẩm phá vạn nhiệt độ trên nền tảng lớn là Youku, Tencent Video và iQIYI trong 3 năm liên tiếp.
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Nhạc việt

15:59:27 23/02/2025
Pha nhảy múa sexy đầy uốn lượn của Ali Hoàng Dương khi hát chay ca khúc Love Sand. Điều này khiến cho Trấn Thành nổi đóa , ném luôn đôi đũa đang cầm trên tay
Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia với hơn 10.000 lượt con bạc tham gia

Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia với hơn 10.000 lượt con bạc tham gia

Pháp luật

15:32:40 23/02/2025
Ngày 23/2, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa triệt phá chuyên án đánh bạc qua App có nhiều đối tượng trên địa bàn cả nước tham gia. Đáng chú ý, đường dây này do người nước ngoài tổ chức, có trụ sở đóng tại n...
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Phim châu á

15:04:41 23/02/2025
Sau khi gây bão phòng vé tại Indonesia và trở thành hiện tượng kinh dị với doanh thu kỷ lục, Nghi lễ trục quỷ chính thức đổ bộ màn ảnh rộng Việt Nam vào tháng 3 này.
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao châu á

14:55:51 23/02/2025
Phạm Băng Băng túng túng khi phóng viên quốc tế hỏi chuyện bị phong sát; Lý Dịch Phong bị bắt gặp đi chùa nhưng đem theo cả nhiếp ảnh gia.