Dị ứng kem chống nắng
Dị ứng kem chống nắng khiến da nổi sẩn đỏ, phù nề, bong vảy, nổi mụn, ngứa nhiều.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Khánh Vy, khoa Da Liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết tình trạng dị ứng kem chống nắng xuất hiện ngay sau khi thoa hoặc sau một đến hai ngày. Dị ứng khiến da nổi sẩn đỏ, phù nề, bong vảy, có khi có mụn nước gây cảm giác châm chích, nóng, rát, ngứa nhiều.
Theo bác sĩ, nhiều loại kem chống nắng chứa các thành phần PABA, Benzophenone, Dibenzoylmethanes, salicylates, hương liệu… có thể dẫn đến dị ứng. Mùi hương, chất bảo quản, cồn… trong kem chống nắng cũng là thành phần dễ gây kích ứng đối với vài cơ địa đặc biệt. Một số kem chống nắng không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường chứa nhiều chất độc hại gây viêm da dị ứng. Sử dụng kem hết hạn, bảo quản không đúng cách cũng gây hại cho da.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện những triệu chứng viêm da dị ứng thì nên ngưng sử dụng. Trường hợp da hơi ửng đỏ, ngứa và nóng nhẹ, làm sạch da bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Có thể để nước muối sinh lý trong tủ lạnh để rửa. Trường hợp nặng hơn, da bong vảy nhiều, ngứa rát dữ dội, xuất hiện mụn, mụn nước, mụn mủ… cần đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Chọn kem chống nắng bằng cách thử thoa lên da không có cảm giác khó chịu, phù hợp với loại da. Trong đó, kem chống nắng lọc tia UV gốc khoáng chất như kẽm và titan được coi là ít có khả năng gây dị ứng, nhất đối với trẻ em và người da nhạy cảm. Tuy nhiên loại kem này có thể kém hiệu quả hơn các loại kem chống nắng lọc tia UV gốc hóa chất.
Xem kỹ thành phần của kem chống nắng. Một số hóa chất có thể gây dị ứng, như paraben, oxybenzone, làm rối loạn nội tiết, tránh những thành phần không cần thiết như hương liệu hoặc không hoạt tính.
Nên sử dụng loại kem chống nắng không chứa PABA, tránh dị ứng và chứng nhiễm độc ở gan nếu dùng với liều cao.
Chăm sóc kỹ da khi bị dị ứng. Đối với làn da nhạy cảm, dùng sản phẩm rửa mặt, dưỡng ẩm riêng biệt dành cho da nhạy cảm với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Hạn chế sản phẩm tẩy, lột, làm trắng. Rửa mặt nhẹ nhàng, tránh chà xát. Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng nước lạnh, sau đó thoa liền các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm. Hạn chế sờ tay lên mặt, cào gãi.
Tại sao đàn ông nên chăm sóc da?
Làn da nam giới sinh nhiều chất nhờn, dễ bị dày dính, độ ẩm thấp, kém đàn hồi, tăng sắc tố hơn làn da phụ nữ.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết da nam giới thường gặp tình trạng viêm do chất nhờn, mụn trứng cá, sạm da, da sần sùi thô ráp; nặng thì mụn mủ, mụn bọc... Nhiều người chủ quan, cho rằng làn da nam giới khỏe mạnh, không cần chăm sóc nhiều.
"Thực chất, da nam giới có lớp sừng dày hơn nữ 20% nhưng độ ẩm kém hơn, nhất là sau 40 tuổi. Chỉ số sắc tố melanin cao, độ đàn hồi da kém và độ pH da tăng dần theo tuổi. Nếp nhăn trên da cũng nhiều hơn", bác sĩ Thanh nói.
Làn da nam giới sinh nhiều chất nhờn hơn, dễ bị dày dính và hình thành nút chặn lỗ chân lông. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sưng, đỏ, mủ và nhiều tổn thương khác.
Do đặc thù giới tính, nam giới ít để ý chăm sóc làn da, bảo vệ da, chống nắng. Do đó đàn ông có cảm giác da khỏe hơn (dày, rám nắng), ít nhạy cảm do ít chịu tác động hóa chất trong mỹ phẩm hơn da nữ giới.
Làn da nam giới dễ dày dính, nhiều chất nhờn, độ đàn hồi kém hơn da nữ giới. Ảnh: Balding beards
Bác sĩ khuyên đàn ông nên chăm sóc da với các bước đơn giản. Cụ thể, tẩy sừng da hai đến ba lần mỗi tuần; làm sạch da mỗi ngày. Có thể thoa giữ ẩm hoặc dưỡng da mỗi tối, bôi kem chống nắng hai lần mỗi ngày trước khi ra đường.
Mỹ phẩm dành cho nam giới cũng tương tự sản phẩm cho nữ. Chỉ cần lưu ý vấn đề thẩm mỹ khi thoa trên da, sao cho không màu, ít bóng nhày.
Người thường xuyên làm việc ngoài trời cần chống nắng đúng cách và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nắng nóng dễ phá hủy những thành phần giúp da săn chắc và tươi trẻ như collagen, elastin, acid hyaluronic, dẫn đến hiện tượng nhăn nheo da, giảm tiết nhờn, da thiếu ẩm...
Khi lớp ẩm tự nhiên này yếu đi, da dễ bị tấn công tiếp bởi nắng và những tác hại khác của môi trường. Khi đó, hệ thống bảo vệ da chống lại vi trùng và chất lạ xâm nhập cũng giảm đi, da dễ bị nhiễm trùng hoặc hư hại nặng hơn.
Bệnh eczema chữa khỏi được không? Eczema là một dạng tổn thương da mạn tính liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa, không lây, không thể chữa lành hoàn toàn. Ảnh minh họa Bác sĩ Lê Vi Anh, Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết eczema (hay còn gọi là chàm hay viêm da cơ địa)...