Đi tiểu thường xuyên có thể là triệu chứng sớm của loại ung thư này
Theo World Cancer Research Fund International - một cơ quan hàng đầu về nghiên cứu phòng chống ung thư, ung thư buồng trứng là loại ung thư phổ biến thứ 8 ở phụ nữ.
Ung thư buồng trứng xảy ra khi các tế bào bất thường trong buồng trứng bắt đầu nhân lên không kiểm soát và hình thành khối u – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nó gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ bệnh ung thư nào khác liên quan đến hệ thống sinh sản nữ.
Tuy nhiên, rất khó để phát hiện sớm vì phụ nữ bị ung thư buồng trứng có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ cho đến khi bệnh ở giai đoạn nặng, theo The Health Site.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng thường bị bỏ qua vì chúng tương tự như các dấu hiệu của nhiều bệnh khác.
Ví dụ, tăng nhu cầu đi tiểu là một triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận, niệu quản, bàng quang, đái tháo đường, mang thai hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt.
Các triệu chứng phổ biến của ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng chủ yếu phát triển ở phụ nữ lớn tuổi. Ước tính có khoảng một nửa số phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng từ 63 tuổi trở lên.
Các triệu chứng ban đầu của loại ung thư này, gồm:
Bụng đầy hơi, bị chèn ép và đau.
Video đang HOT
Cảm thấy no quá nhanh trong bữa ăn.
Đi tiểu thường xuyên hơn.
Tăng nhu cầu đi tiểu là một triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ung thư buồng trứng cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như mệt mỏi, khó tiêu, ợ chua, táo bón, đau lưng, kinh nguyệt không đều và đau khi quan hệ tình dục, theo The Health Site .
Những điều làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
Nguyên nhân chính xác của ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định, nhưng có nhiều yếu tố có thể làm tăng tỷ lệ phát triển ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
Tuổi tác
Tuổi tác được cho là yếu tố nguy cơ cao nhất, đặc biệt, phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Sử dụng liệu pháp hoóc môn sau mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Tiền sử gia đình
Phụ nữ cũng có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn nếu gia đình có tiền sử ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư ruột kết. Đột biến gien di truyền là nguyên nhân gây ra 10% trường hợp ung thư buồng trứng.
Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ khác của ung thư buồng trứng. Tỷ lệ tử vong vì ung thư buồng trứng ở phụ nữ béo phì cao hơn nhiều.
Không sinh con
Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ chưa từng sinh con.
Tuy nhiên, một người có thể phát triển ung thư buồng trứng mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
Không có cách nào chắc chắn để kiểm tra ung thư buồng trứng. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc dai dẳng nào, cần phải đi khám ngay, theo The Health Site .
Khi nào nên xét nghiệm tiền đái tháo đường?
Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh và sẽ phát triển thành bệnh ĐTĐ type 2, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Tiền ĐTĐ là gì?
Tiền ĐTĐ được xem như là rối loạn glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. Đây là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản sinh insulin và độ nhạy của insulin giảm. Nguyên nhân của bệnh tiền ĐTĐ là do insulin không được tạo ra đủ sau khi ăn hoặc cơ thể không hấp thụ được insulin, khiến cho đường sẽ tích tụ trong máu, nồng độ đường cao lên. Bình thường lượng glucose (đường) trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là từ 70-100mg/dL. Người bị tiền ĐTĐ khi lượng glucose trong máu khi đói là từ 100-125mg/dL.
Tiền ĐTĐ không gây ra bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì. Xét nghiệm máu, thông qua chỉ số glucose trong máu khi đói là phương pháp duy nhất để có thể xác định được bệnh. Một số trường hợp sẽ có các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, khát...
Nếu người mắc tiền ĐTĐ không kiểm soát được lượng đường trong máu khiến glucose trong máu tiếp tục tăng thì có thể dẫn tới ĐTĐ týp 2. Có khoảng trên 50% đối tượng bị tiền ĐTĐ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trong 5-10 năm.
Tiền đái tháo đường được xác định thông qua thử máu, kiểm tra lượng đường trong máu khi đói.
Khi nào nên xét nghiệm tiền ĐTĐ?
Do tiền ĐTĐ không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế người bệnh thường khó phát hiện những dấu hiệu bất thường để chủ động xét nghiệm. Nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng sau và có các biểu hiện như hay buồn ngủ, người mệt mỏi, tăng tích mỡ quanh vùng bụng thì nên đi xét nghiệm máu để xác định có mắc tiền ĐTĐ không.
Một số đối tượng có nguy cơ bị tiền ĐTĐ như: Lối sống ít hoạt động. Thừa cân béo phì. Đối tượng trên 45 tuổi. Có người thân mắc bệnh ĐTĐ. Bị bệnh ĐTĐ trong thời kỳ mang thai hoặc bạn sinh ra bé nặng hơn 4 kg. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, béo phì... Đối tượng bị tăng huyết áp. Mỡ trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường. Đối tượng đã từng bị rối loạn lipid máu: giảm HDL cholesterol hoặc tăng triglycerid....
Biện pháp ngăn ngừa tiền ĐTĐ không trở thành ĐTĐ
Béo phì: Yếu tố quan trọng nhất là phải giảm cân bởi nếu thừa cân, người bị tiền ĐTĐ sẽ có nhiều khả năng thành bệnh ĐTĐ. Phương pháp điều trị ĐTĐ hiệu quả chính là thay đổi lối sống gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên.
Chế độ ăn uống hợp lý: cần có chế độ ăn phù hợp, đảm bảo cơ thể được hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết. Sử dụng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như ngũ cốc còn nguyên, gạo không chà trắng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm hấp thụ cholesterol trong máu, sử dụng dầu thực vật thay mỡ động vật. Nên ăn cá tối thiểu 2 lần/ tuần và dùng thêm đạm thực vật.
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nhằm phòng ngừa xơ vữa động mạch có trong mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích... Khi chế biến món ăn nên giảm nêm muối, tránh dùng thêm các loại nước chấm, việc sử dụng các đồ ăn sẵn cần hạn chế như thịt hộp, cà muối, dưa muối... Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, nước ngọt, bánh kẹo... Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích...
Hoạt động thể chất thường xuyên: Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng phù hợp, tình trạng rối loạn dung nạp đường được giảm, phòng ngừa bệnh loãng xương. Cường độ luyện tập thể dục phải phù hợp với thể trạng từng người, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bất thường và điều chỉnh kịp thời.
Uống bia hại không kém uống rượu: Đây là những gì sẽ xảy ra nếu bạn uống bia mỗi ngày Dưới đây sẽ là những hậu quả không dễ chịu gì đang chờ đợi những người uống bia hàng ngày. Nhiều người tin rằng chỉ có các loại rượu mạnh mới gây nguy hiểm cho sức khỏe, còn bia thì chỉ là một loại nước giải khát nhẹ bình thường và hoàn toàn vô hại. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới...