Đi làm ruộng nuôi cha mẹ già, nam thanh niên biến thành ngọn đuốc sống vì bình thuốc trừ sâu bốc cháy trên lưng
Lửa từ điếu thuốc lá bất ngờ phựt lên bình xăng máy phun thuốc trừ sâu đeo trên lưng khiến nam thanh niên bỏng nặng khắp người. Nạn nhân sau đó nhảy xuống kênh nước dập lửa nhưng tình trạng thương tật rất lớn.
Đó là hoàn cảnh thương tâm của anh Nguyễn Duy Phương (33 tuổi, quê Tân Trụ, Long An). Hơn 1 tuần qua, nạn nhân đang điều trị tại khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trong tình trạng rất nặng.
Chị Thúy (40 tuổi), chị gái ruột và là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại viện kể, tai nạn xảy ra vào ngày 2/4.
Anh Nguyễn Duy Phương.
Thời điểm này, anh Phương đang tiến hành phun thuốc trừ sâu cho mấy công ruộng trong nhà. Máy phun thuốc trừ sâu đeo trên lưng và có bình xăng. Đang xịt thuốc thì anh Phương có dùng quẹt châm lửa hút thuốc.
Bất ngờ, lửa từ điều thuốc bén vào bình xăng của máy phun thuốc phựt lên, biến nạn nhân thành “ ngọn đuốc sống” khi lưng cháy rất lớn rồi lan sang vùng mặt và khắp người.
Bình xăng phựt cháy trên lưng rồi lan sang mặt nạn nhân.
Những người làm ruộng xung quanh thấy vậy hô hoán cầu cứu trong khi anh Phương cũng nhảy xuống một con kênh gần đó để dập lửa nhưng mọi thứ đã muộn.
Nạn nhân được đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Long An cấp cứu nhưng được chuyển ngay lên tuyến trên vì tình trạng quá nặng.
Video đang HOT
Bệnh nhân được đưa vào khoa Phỏng, BV Chợ Rẫy.
Người nhà chăm sóc cho anh Phương.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ xác định anh Phương bỏng nặng diện tích 34% độ II vùng mặt, cổ và hai tay. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bù dịch và kháng sinh, bệnh nhân đang được theo dõi tại khoa vì sức khỏe còn rất yếu.
Theo chị Thúy, bác sĩ thông báo tình trạng em chị cần điều trị rất lâu dài. Đến nay chi phí tạm ứng đã hơn 30 triệu đồng. Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, là con trai út trong gia đình có 5 người.
Theo người chị, anh Phương vẫn chưa lập gia đình và đang là người gánh vác việc nuôi cha mẹ già. Các anh chị em khác đều làm công nhân nên không hỗ trợ được nhiều cho anh.
Anh Phương bỏng nặng và hoàn cảnh rất khó khăn.
Rất mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ để anh Phương có cơ hội chữa bệnh.
Theo các bác sĩ, bỏng lửa xăng là tình trạng khá phổ biến.
Khi bị bỏng lửa, điều đầu tiên là phải cách ly nạn nhân khỏi đám cháy và nguồn bỏng. Xé bỏ quần áo cháy trên người rồi nhanh chóng ngâm vùng bỏng vào chậu nước nguội hoặc rửa bằng nước sạch nhẹ nhàng trong khoảng 15-30 phút.
Sau đó dùng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch băng vùng bị bỏng rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ can thiệp.
Tuyệt đối không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh.
Không được bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng, sẽ làm vết thương nhiễm trùng nặng nề.
Độc giả muốn giúp đỡ trường hợp của anh Nguyễn Duy Phương (33 tuổi, quê Tân Trụ, Long An) vui lòng liên hệ người chị tên Thúy qua số điện thoại: 0334526136.
Xin chân thành cảm ơn!
Theo Trí Thức Trẻ
Người đàn ông bị bỏng nặng vì chườm "cặp đá kỳ diệu"
Tham gia một câu lạc bộ dưỡng sinh tại Hà Nội, được giới thiệu về công dụng thần kỳ của "cặp đá kỳ diệu" giúp lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay, người nhà bệnh nhân đã mua về. Kết cục bệnh nhân phải nhập viện do vết bỏng trầm trọng do cặp đá kỳ diệu gây nên.
Ông Nguyễn Xuân T. (82 tuổi - Hà Nam) đã được chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường 27 năm. Bệnh tình của ông được kiểm soát tốt, tuy nhiên cảm giác tê bì tay chân của bệnh nhân tiểu đường lâu năm khiến bệnh nhân khó chịu.
Hai chân bệnh nhân bị bỏng nặng do không cảm nhận được độ nóng của đá gây nên.
Thời gian gần đây, ông T. được anh trai mình ở Hà Nội mua tặng một "cặp đá kỳ diệu" đang được quảng bá rộng rãi trên mạng internet, với tác dụng giảm tê bì chân tay, lưu thông khí huyết.
Người nhà bệnh nhân cho biết, có "cặp đá kỳ diệu" trong tay, khi chân ông T. bị sưng, vợ ông đã lấy cặp đá nói trên cho vào lò vi sóng quay nóng lên với nhiệt độ cao trong thời gian 5 phút. Sau khi chườm 30 phút, ông xảy ra tình trạng huyết áp tăng, mặt đỏ lựng. Khi con trai ông phát hiện, chân ông đã bị bỏng nặng, xuất hiện những mảng phồng rộp lớn.
Bệnh nhân được chuyển đến BV Nội tiết Trung ương cấp cứu và điều trị. Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện Nội tiết trung ương. Bệnh nhân đã được cắt lọc, rửa vết thương hàng ngày. Tuy nhiên, tổn thương bỏng sâu hai chân lan rộng nên việc điều trị gặp khó khăn và kéo dài.
Chuyên gia BV Nội tiết cảnh báo, cặp đá nóng kỳ diệu này rất nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bởi bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh ngoại vi khiến bệnh nhân tê bì, mất cảm giác nóng lạnh. Vì vậy, khi sử dụng đá chườm, người bệnh không cảm nhận được sức nóng của đá. Đó là nguyên nhân dù hòn đá nóng với nhiệt độ cao áp da, gây bỏng bệnh nhân vẫn không cảm nhận được.
Tương tự nhiều trường hợp mùa đông sưởi ấm bằng đèn sưởi với khoảng cách gần, đèn sấy gây bỏng bệnh nhân cũng không tự nhận biết được. Các ca bỏng ở bệnh nhân đái tháo đường do chườm, sưởi thường được người ngoài phát hiện, bệnh nhân mất cảm giác nóng - lạnh nên không tự nhận thấy mình bị bỏng.
Cặp đá kỳ diệu mà bệnh nhân mang theo được quảng cáo là đá bazan, được gia công dưới dạng thỏi phẳng, một đôi găng tay, một chiếc khăn mặt bông.
Chườm nóng bằng đá đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường.
Trên thị trường, sản phẩm được bán từ 260k đến 700 nghìn đồng. Giá thành rẻ, quảng cáo hấp dẫn như công dụng: "chườm gan, chườm thận, chườm đa năng, giúp đả thông bế tắc mao mạch ngoại vi, lưu thông máu huyết..." khiến không ít người ham dùng, trong đó có bệnh nhân tiểu đường.
Để sử dụng sản phẩm, người ta luộc trong nước sôi 20 phút hoặc hâm nóng bằng nhiẹt độ cao 2-5 phút trong lò vi sóng rồi chườm vào các bộ phận trên cơ thể.
Các chuyên gia cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng của "cặp đá thần kỳ" đối với việc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhưng rất nhiều người "truyền tai" tin dùng. Với bệnh nhân tiểu đường cặp đá nóng kỳ diệu này cực kỳ nguy hiểm do biến chứng thần kinh ngoại vi của bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Các bác sĩ cảnh báo: đây không phải trường hợp hiếm gặp khi bệnh nhân đái tháo đường tự ý chườm nóng bằng các nguyên liệu khác nhau: đắp lá, chườm đá, dùng đá muối Hymalaya,... Việc chườm nóng, dùng nhiệt điều trị chứng tê bì cần hết sức thận trọng và phải được kiểm soát. Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Trẻ bỏng nặng do sự vô ý của cha mẹ Vì sự bất cẩn của người lớn, nhiều đứa trẻ bị bỏng nặng, nguy hiểm tính mạng. Trong đó, việc sưởi ấm cho trẻ trong những ngày giá rét là hay gây tai nạn nhất. Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bỏng nặng sẽ phải chữa trị lâu dài, tốn kém, thậm chí có thể gây...