Đi bộ đúng cách có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Theo một nghiên cưu, đi bộ nhanh xen kẽ thong thả giúp người bị tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn là đi bộ đều đều cùng một tốc độ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) từng nhấn mạnh giá trị của việc rèn thói quen đi dạo với nhiều cường độ khác nhau. Nghiên cưu mới đây nhất của họ đã phân tích kỹ thuật đi bộ này giúp người bệnh.
Để tiến hành nghiên cứu, người bị tiểu đường tuýp 2 được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm. 12 người trong nhóm một được chỉ dẫn cách đi bộ nhiều cường độ, nhóm thứ 2 gồm 12 người được chỉ định đi bộ nhanh và nhóm thứ 3 là nhóm đối chứng.
Ảnh: wellbeingwire.
Video đang HOT
Việc đi bộ tiến hành trong 4 tháng, mỗi tuần 5 buổi, mỗi buổi một giờ. Mỗi người tham gia được theo dõi cụ thể. Nhóm nghiên cứu dùng một thiết bị đo lượng đường và insulin trong máu của các tình nguyện viên khi bắt đầu và kết thúc quá trình.
Kết quả, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng đường trong máu chỉ được cải thiện ở nhóm đi bộ nhanh kết hợp chậm (nhóm 1). Điều này có thể do tăng độ nhạy cảm insulin, hay nhìn chung là cách cơ thể sử dụng insulin được cải thiện.
Chuyên gia cũng cho rằng cần có thêm nghiên cưu để xác định liệu những tác dụng có lợi với nhóm 1 có tiếp tục và giúp cải thiện sức khỏe về lâu về dài hay không. Từ đó mới áp dụng phương pháp đi bộ nhanh – chậm cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cưu được công bố trên tạp chí Diabetologia của Hiệp hội nghiên cưu tiểu đường châu Âu.
Đến nay cách tốt nhất để kiểm soát tiểu đường tuýp 2 là theo đúng chỉ định thuốc của bác sĩ và giữ cân nặng ở mức vừa phải bằng cách thể dục thường xuyên. Duy trì chế độ ăn cân bằng lành mạnh, ít muối, chất béo và đường, nhiều rau và hoa quả.
Khánh Vy (Theo webmd)
Lợi ích của khoai tây
Khoai tây chiên được khuyến cáo nên dùng ít do có hàm lượng acrylamide và chất béo cao.
Trang tin Medical News Today tập hợp những bài báo gần đây liên quan đến những phát hiện mới và sâu hơn về lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe, đồng thời cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra ở một vài trường hợp đặc biệt.
Một củ khoai tây trung bình chứa 164 calo; 0,2 g chất béo; 37 g carbohydrate, chất xơ và 4,3 protein. Khẩu phần thực phẩm này đáp ứng 2% canxi, 51% vitamin C, 9% chất sắt, 30% vitamin B6, 12% magiê, 15% kali cho nhu cầu hằng ngày. Khoai tây còn cung cấp thêm phốt-pho, niacin, folate, choline, quercetin và kẽm.
Ảnh minh họa từ MNT
Axít alpha-lipoic trong khoai tây giúp cơ thể chuyển đường thành năng lượng và giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sự co giãn mạch máu, giúp chống lại bệnh ở võng mạc do đái tháo đường. Dạng thực phẩm này thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp do giàu kali, canxi và magiê nhưng ít muối. Khoai tây chứa chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 nhưng không có cholesterol nên giúp tim khỏe. Chất sắt, phốt pho, canxi, magiê và kẽm giúp gầy dựng và duy trì cấu trúc và sự khỏe mạnh của xương. Choline trong khoai tây giúp ngủ ngon, giúp cơ linh hoạt và duy trì cấu trúc màng tế bào đồng thời giúp xung thần kinh dẫn truyền tốt hơn; tham dự vào sự hấp thu mỡ và kéo giảm nguy cơ viêm mạn tính. Folate trong khoai tây góp phần vào việc tổng hợp và chỉnh sửa DNA nên có thể ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư phát xuất từ sự biến đổi DNA. Từ những chất dinh dưỡng nêu trên, khoai tây còn làm đẹp da, giúp ích cho sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp duy trì thể trọng và tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, khi được làm chín trên 120 độ C, khoai tây có thể sản sinh acrylamide - vốn chứa các chất có thể gây ung thư, chất độc cho não đồng thời có tác dụng tiêu cực lên nhiều dạng gien và sức khỏe sinh sản. Do đó, khoai tây chiên được khuyến cáo nên dùng ít do có hàm lượng acrylamide và chất béo cao.
Theo Người Lao Động
Khỏe đẹp với nước dừa Nước dừa không chỉ có công dụng giải khát mà còn đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. Theo các chuyên gia sức khỏe, uống nước dừa giúp điều hòa huyết áp. Nghiên cứu cho thấy nước dừa giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm huyết áp cao, do đó giúp giảm nguy cơ đau tim và các vấn đề về tim...