Đeo khẩu trang y tế có ngăn ngừa lây cúm?
Khẩu trang y tế có thể ngăn chặn virus cúm lây lan nhưng không đạt hiệu quả 100%, chỉ nên sử dụng như phương pháp bổ sung.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Sherif Mossad tại Cleveland Clinic, Mỹ, cho biết virus cúm trôi nổi trong không khí sau khi thoát ra từ nước bọt của người bệnh. Do đó, khẩu trang y tế có thể ngăn chặn cúm lây lan tới người khác và giúp người dùng bảo vệ được chính mình.
Tuy nhiên, khẩu trang không đạt hiệu quả 100%. Nó chỉ nên được sử dụng như một biện pháp bổ sung, không thay thế các biện pháp phòng chống cúm khác, theo Health.
“Người dùng nên lựa chọn khẩu trang chắc chắn ngăn được các hạt trong không khí và bỏ khẩu trang sau một lần sử dụng”, bác sĩ Mossad nói.
Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng để phòng ngừa lây nhiễm cúm. Ảnh: F ox10 Phoenix
Theo tiến sĩ Susan Besser, bác sĩ gia đình tại Mercy Personal Physicians, nếu bạn bị cúm, cách tốt nhất để tránh lây lan cho người khác là ở nhà dưỡng bệnh và thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần tiêm vắcxin phòng cúm và che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cúm ở phạm vi dưới 1,8 m.
Video đang HOT
“Người bị cúm nên đeo khẩu trang trong 7 ngày kể từ khi mắc bệnh và 24 giờ sau khi triệu chứng cuối cùng biến mất. Đây là thời gian virus có thể còn tồn tại trong hơi thở và dịch cơ thể của họ”, tiến sĩ Besser nói.
Các chuyên gia cho biết những người khỏe mạnh và có hệ thống miễn dịch tốt có thể không cần đeo khẩu trang để phòng ngừa cảm cúm thông thường. Nhưng nếu bạn bị cúm nặng, hãy đeo khẩu trang để giúp người khác khỏe mạnh và tránh cúm lây lan.
Cẩm Anh
Theo VNE
Nguy cơ nhiễm trùng từ những nụ hôn
Virus herpes, viêm nướu, giang mai và bạch cầu... rất dễ lây nhiễm qua dịch tiết trong miệng.
Ảnh minh họa
Herpes
Herpes miệng, thường được gọi là vết loét lạnh, do virus herpes simplex type 1 (HSV-1) gây ra. Theo các chuyên gia, đây là bệnh phổ biến lây lan qua hôn. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới, theo Reader's Digest.
Nguy cơ lây truyền cao hơn nếu có bất kỳ vết loét trong miệng hoặc trên môi. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên nhìn nhanh vào vùng miệng trước khi hôn ai đó, sớm phát hiện mụn nước và vết loét.
Viêm nướu
Viêm nướu là một dạng bệnh nướu nhẹ. Các vi khuẩn có khả năng được truyền qua tiếp xúc với nước bọt bị nhiễm bệnh.
Hôn người bị bệnh nướu răng hoặc vi khuẩn gây sâu răng có thể khiến người khác gặp vấn đề răng miệng, nha sĩ Mark Burhenne ở Mỹ nói.
Vệ sinh răng miệng (đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa...) là cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước các loại vi khuẩn này.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm, được gọi là "bệnh hôn" gây ra bởi virus Epstein-Barr (EBV). Ngoài hôn, virus có thể lây truyền qua ho, hắt hơi, dùng chung bàn chải đánh răng hoặc kính.
Một khi bị nhiễm bệnh, bạn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi cực độ, đau họng, sốt, chán ăn và sưng hạch bạch huyết.
Bệnh giang mai
Nguy cơ lây nhiễm virus này qua nụ hôn khá thấp so với lây truyền qua hoạt động tình dục, nhưng chúng vẫn có thể xảy ra.
Các vết loét thường tròn và mở có thể khiến vi khuẩn (Treponema pallidum) lây lan qua tiếp xúc gần. Khi gặp vết thương hở hoặc máu, nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường uống.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các ca bệnh giang mai lây qua đường nụ hôn đang gia tăng ở Mỹ.
Cao Khẩm
Theo VNE
Coi chừng lây nhiễm bệnh từ những con vật nuôi Chó, mèo, chim được nuôi làm thú cưng, tuy nhiên dễ lây bệnh cho người như nhiễm trùng huyết, sưng hạch bạch huyết, sinh sản. Ảnh minh họa Chó Chó là vật nuôi cưng của nhiều người, nhưng để chúng liếm lên mặt có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Nước bọt của chó có thể mang theo nhiều mầm bệnh...