Đến vùng Bảy Núi thưởng thức canh chua gà nấu lá chúc
Hiện nay, món gà hấp lá chúc và canh chua gà lá chúc được coi là đặc sản của vùng Bảy Núi. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn ở nơi đây đều khai thác món ăn nầy trong phục vụ du khách.
Bàn về ẩm thực vùng Bảy Núi – An Giang, chỉ riêng món rau thôi cũng làm cho nhiều người choáng ngộp về sự giàu có của các loài thảo dã. Loại nào cũng ngọt lành, cũng có vị thuốc, cụ thể như đọt sầu đâu, lá giang, đọt bứa, trái bứa… Trong số đó có một loại lá khi phối hợp với thịt cá, chỉ ăn một lần thôi cũng nhớ hoài hương vị của núi rừng, đó là lá chúc.
Chúc (trúc) là một loài cây mọc hoang hoặc do người trồng trên vùng Bảy Núi – An Giang, nhiều nhất là ở Tri Tôn. Cây chúc to như cây chanh, lá có tinh dầu, vị the và thơm đặc biệt. Trái chúc cũng giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì dùng lấy nước làm gia vị trong các bữa ăn. Ngoài ra, nước trái chúc còn dùng để trị gàu và làm cho mượt tóc. Đặc sản cháo bò Tri Tôn nổi tiếng một phần là nhờ hương vị của trái chúc.
Hiện nay cây chúc rừng rất quý hiếm vì nó chỉ còn một số ít trên các phum sóc của người dân tộc. Muốn có lá chúc người ta phải băng rừng leo núi vất vả lắm mới hái được những chiếc lá xanh nguyên vẹn. Chính vì mùi thơm độc đáo của lá chúc mà nhiều nhà hàng đã tìm tòi, trải nghiệm và chế biến thành những món ngon độc đáo phục vụ nhu cầu thưởng thức của con người.
Canh chua gà nấu lá chúc được coi là món “độc chiêu” của một số nhà hàng, quán ăn ở miền Tây. Muốn làm món nầy, trước hết người ta chọn cho được một con gà tơ, gà nuôi thả (gà vườn) càng ngon. Gà sau khi làm sạch người ta chặt ra từng miếng nhỏ (giò, cánh, đầu, cổ để riêng) rồi ướp với gừng, nghệ, tỏi, sả, ớt, lá chúc (xắt nhỏ), đường, bột ngọt, nước mắm cho thấm đều độ 30 phút.
Kế đến người ta bắc chảo lên xào cho thịt gà xăn lại trước khi cho vào nồi nấu chung với me non hoặc nước cốt me chín. Khi nồi nước sôi vài dạo, chúng ta hớt bọt, sau đó rải lá chúc đã xắt sợi lên thịt gà trước khi ăn. Ai thích cầu kỳ có thể cho thêm vài loại rau củ như đậu bắp, bạc hà, cà chua… Món nầy đúng điệu nhất là chấm với nước mắm nguyên chất hoặc muối ớt chanh.
Video đang HOT
Dân miền Tây, nhất là những người sành điệu về ăn uống mỗi lần về Châu Đốc hoặc vùng Bảy Núi đều tìm cho được các quán ăn đặc sản để khám phá mùi vị lá và trái chúc. Chính cái chất ngon ngọt của gà và vị the the, nồng đượm của lá chúc đã tạo nên một mùi thơm là lạ và đậm đà chất quê. Ngoài ra, lá và trái chúc còn là “món ăn vị thuốc” có tác dụng làm tăng thêm hương vị và kích thích khẩu vị.
Cây chúc trồng trên vùng Bảy Núi – An Giang
Thịt gà và các loài rau củ chuẩn bị cho món canh chua gà lá chúc
Lẩu chua gà nấu với lá chúc
Theo Dân Việt
Chạy ba quãng đồng đến làng cổ Túy Loan ăn tô cháo vịt
Về lại quê, chạy quãng đường dài để được ăn món cháo vịt cỏ có miếng huyết thơm, mùi nếp ngậy mới hiểu cái hồn món quê nó thiêng liêng đến thế nào
Đà Nẵng một buổi chiều ương ương dở dở, trời đầy mây đen mà mưa thì chưa tới, nếu vậy bạn nên chạy ra ngoại ô kiếm món cháo vịt cỏ Túy Loan mà thưởng thức.
Làng cổ Túy Loan cũ kỹ, nhỏ xíu, xanh um bóng cây chỉ cách trung tâm Đà Nẵng chừng mười lăm, hai mươi phút đường ô tô. Làng lọt thỏm giữa dọc ngang các dự án đường cao tốc từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi, đường xuyên 14B lên đường Hồ Chí Minh lên Tây Nguyên rồi đường xuyên vành đai ngoài thành phố... Vào làng, bạn sẽ thấy hiện ra đầy đủ chợ quê, đồng lúa, những con đường làng uốn lượn và gió luồn qua bóng cây mát rượi.
Làng cổ Túy Loan. Ảnh: Internet
Chợ quê ở Túy Loan có đủ những món hàng vừa quê vừa tỉnh. Trong đó có món bánh gói bột gạo vặn xoăn hình lá như chiếc bánh coi vạc rất đặc biệt,được xếp vào hàng đặc sản quê. Ngoài ra còn có bánh đúc lạc nhân đúng kiểu bánh làng quê Bắc bộ trong truyện ngắn Nam Cao. Bạn cũng có thể thấy những chiếc giường tre mà người bán chỉ có một chiếc một thôi, cứ như toàn bộ tài sản được gánh trên vai là duy nhất và bạn cũng là khách hàng duy nhất vậy.
Đặc biệt nơi đây có đặc sản vịt cỏ. Vịt cỏ là con vịt chạy đồng nước cạn vì miền trung đất chật không nuôi được những đàn vịt lớn như miền tây nước nổi. Vịt này nuôi ao, họa hoằn sau mùa gặt được thả chạy đồng chút chút kiếm lúa sót chớ thường thì vịt ở trên vườn.
Cháo vịt cỏ đặc sản Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: Internet
Con vịt cỏ nhỏ nhỏ bằng bàn tay người lớn, ăn lúa, luộc lên da dày vàng ngậy. Dĩa thịt vịt chặt khéo kèm chén mắm gừng ớt tỏi ăn với rau húng, chuối chát, khế thêm vài cọng rau quế nữa là ngon miễn chê. Chén nước mắm cũng phải biết cách pha, gia giảm ớt, tỏi, gừng già, đường, chanh sao cho khi ăn phải hít hà thì mới thiệt là ngon.
Cháo vịt cỏ nấu bằng gạo có ít hạt đậu xanh nguyên vỏ xay bể đôi, vị bùi bùi, beo béo. Cháo nấu đúng kiểu quê, tơi mịn, hạt gạo tẻ nhưng không rời rạc cũng không mịn như cháo bột ở một vài nơi. Nồi cháo nhất định phải có huyết, khi ăn cảm nhận hương vị thơm thơm, dẻo dẻo, mặn mà đúng chất Quảng.
Tôi có cơ hội được đi nhiều nước khắp Á, Âu, món Việt ở những nơi ấy họ cũng thay đổi mùi vị cho hợp cảnh, lâu dần mất hẳn hương vị vốn có. Về lại quê, chạy quãng đường dài để được ăn món cháo vịt cỏ có miếng huyết thơm, mùi nếp ngậy mới hiểu cái hồn món quê nó thiêng liêng đến thế nào. Thật đúng là "ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng", nhưng mà nó bõ công chạy, đâu có thấy khổ thấy mệt gì đâu.
Theo PLO
Lên Sa Pa đừng quên xôi bà Bầm Trên đường Mường Hoa, thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai), mỗi sáng, trước trạm y tế thị trấn sẽ thấy hàng xôi bà Bầm bốc khói nghi ngút. Nhìn nồi xôi nóng hổi trong không khí se lạnh, mờ sương khiến ai cũng dễ bị... kích thích, muốn ngồi xuống ăn ngay Người phụ nữ bán xôi da trắng bóc, rất kiệm...