Đến Huế thưởng thức đặc sản bánh gói
Xứ Huế nổi tiếng với nhiều loại bánh ngon từ dân dã đến cung đình. Bánh gói là một loại bánh truyền thống, hầu như chỉ có ở xứ Huế bởi hương vị thơm ngon và rất đặc trưng, nhất là bánh gói được “gói ghém” từ làng Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Các bậc cao niên ở làng Hương Cần cho hay, bánh gói tuy nghe cái tên rất dân dã nhưng được chế biến khá cầu kỳ và tinh tế. Khi thưởng thức loại bánh này dường như người xứ Huế đã mang nhiều sản vật từ thiên nhiên và chắt chiu cả tấm lòng của người dân quê vào trong chiếc bánh. Thưởng thức bánh gói bạn sẽ cảm nhận được hương vị tinh túy của hạt gạo dẻo thơm, vị béo ngọt đậm đà của tôm và thịt lợn. Hương thơm nồng ấm của các loại gia vị sẽ làm say lòng người thưởng thức. Cho nên ngày xưa, bánh gói nằm trong danh sách các loại bánh “tiến Vua”.
Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh gói là bột gạo, bột lọc (tinh bột sắn) được pha với một tỉ lệ hợp lý để đảm bảo làm sao cho bánh vừa mềm, vừa giòn và dai. Tôm dùng làm nhân bánh gói phải là loại “tôm đất” còn sống “nhảy long bong” là loại tôm sống tự nhiên mà ngư dân đánh bắt bằng dụng cụ như nò, sáo… Người xứ Huế gọi tôm này là “tôm sáo”. Đây là loại tôm ngon có tiếng bởi vỏ mỏng, thịt ngọt đậm đà lại rất sạch bởi chúng sống ở vùng nước lợ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Thịt lợn dùng để làm nhân bánh thường dùng là “thịt gáy” loại thịt nhiều mỡ nhưng rất giòn và béo.
Tinh tế trong cách chế biến
Video đang HOT
Bánh gói được chế biến cầu kỳ từ khâu làm bột bánh. Người Huế gọi là “cháo bột”. Thông thường nếu sử dụng 1kg bột gạo khô thì sẽ dùng thêm 0,1kg bột lọc khô. Trộn 2 loại bột này vào đều với nhau rồi pha với một lượng nước thích hợp vừa đủ. Chú ý nếu pha nhiều nước bánh sẽ nhão, không ngon. Pha ít nước thì bánh bị cứng. Vì thế cần phải có kinh nghiệm mới làm ra được loại bột như ý khi chế biến. Trong khi hòa bột để “cháo”, cần cho thêm vào một ít dầu ăn, một ít muối, một ít bột ngọt thì bánh sẽ đậm đà hơn. Sau đó hỗn hợp bột bánh sẽ được bắc lên bếp để nấu. Người làm bánh sẽ dùng đũa khuấy đều cho đến khi cảm thấy “nặng tay” thì dừng lại cho lửa nhỏ và bột lúc này trở thành đặc dẻo lại như cháo thì tắt lửa bắc nồi bột xuống khuấy đều cho đến khi cảm giác bột đặc bóng thì hoàn thành khâu “cháo bột”.
Tiếp đến là khâu làm nhân bánh, theo kinh nghiệm, cứ 1kg bột gạo khô thì sử dụng 0,5kg “tôm đất” tươi sống, 0,5kg thịt lợn gáy, 0,1kg hành củ tím, một ít hạt tiêu, nước mắm, muối, bột ngọt vừa đủ và một ít hành lá tươi. Tôm và thịt sau khi được làm sạch, xào chín cùng gia vị thì cho vào cối giã nát rồi mang bằm nhuyễn, sau đó nêm nếm lại gia vị sao cho nhân có vị ngọt béo đậm đà, mùi thơm nồng ấm ngào ngạt của hạt tiêu, hành củ và hành lá thì đạt yêu cầu.
Lá được dùng gói bánh là lá dong (người Huế hay gọi là lá đon). Loại lá này càng làm cho chiếc bánh gói thơm ngon hấp dẫn và rất đẹp mắt nữa. Gói loại bánh này không chỉ đòi hỏi sự khéo tay mà còn đòi hỏi sự tinh tế. Chiếc bánh chỉ sử dụng một lượng bột vừa đủ, nhân bánh cũng vậy, nếu nhiều bột sẽ mất cảm giác ngon miệng. Thông thường 1kg bột sẽ cho ra lò khoảng 150 chiếc bánh. Bánh sau khi gói xong, sẽ được hấp cách thủy trong khoảng 15 phút thì chín. Bánh được sắp ra mâm hay rổ tre. Nhìn rổ bánh gói đã chín nhưng lá vẫn còn xanh tươi mỡ màng, ai ngắm nhìn cũng muốn được thưởng thức ngay.
Mang đậm vị quê hương
Cách thưởng thức bánh gói cũng là cả một sự tinh tế. Nước mắm dùng để chấm bánh là nước mắm từ vùng biển Thuận An, vừa thơm vừa ngọt. Người Huế thường dùng nước mắm nguyên chất này với ớt tươi để chấm bánh mà không pha chế thêm với bất cứ gia vị nào. Bánh gói thường được ăn khi còn nóng mới ngon, nếu ăn kèm thêm đĩa thịt heo luộc thì lại càng thơm ngon hấp dẫn.
Ăn bánh gói bạn sẽ cảm nhận được một vị ngon đặc trưng khó diễn tả hết thành lời. Đó là cảm giác giòn dai pha lẫn mềm dẻo của bột bánh là vị béo ngậy của thịt, vị ngọt đậm đà của tôm… và mùi thơm nồng ấm mà ngào ngạt của gia vị sẽ làm say lòng người thưởng thức. Chính vì thế, những du khách “sành ăn” khi đến Huế đều tìm về Hương Cần để thưởng thức cho bằng được món bánh gói. Hiện nay, bánh gói Hương Cần không chỉ được bày bán ở chợ làng, mà còn xuất hiện ở cả những nhà hàng, khách sạn lớn của Huế như Hương Giang, Century… hay ở các lễ hội ẩm thực tổ chức tại Huế.
Bánh gói Hương Cần là loại bánh truyền thống được chế biến thủ công từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế không những thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Về chợ quê Hương Cần, ngắm dòng sông Bồ hiền hòa thơ mộng với những con đò nhỏ, lắng nghe âm thanh gõ nhịp thuyền chài và thưởng thức bánh gói còn nóng hổi, thì quả là một trải nghiệm vô cùng thú vị.
Theo langvietonline.vn
Mùi vỏ quýt trong miếng chả gà Tiểu Quan tại Hưng Yên
Miếng chả gà màu vàng óng, có vị thơm của thịt, thoảng thoảng mùi vỏ quýt, hạt tiêu, là món ăn quyến rũ thực khách khi đến Hưng Yên.
Món chả gà có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan của huyện Khoái Châu, ăn ngon nhất vào thời tiết se lạnh. Để làm món chả gà cũng lắm công phu. Gà phải là những con to khỏe được nuôi ở vườn cho chắc thịt. Khi làm cũng phải chọn phần nạc nhất của con gà, lọc bỏ gân, da, xương rồi thái nhỏ, cho vào cối giã nhuyễn.
Thị gà giã bằng tay thịt sẽ mịn và ngon hơn. Trong lúc giã cũng cho thêm một tí gia vị, vỏ quýt vào cho thịt đậm đà, thoảng thoảng hương thơm. Người giã thịt cũng phải rất khéo léo để cho thịt không được nát quá hay to quá, chả sẽ không mịn. Sau đó cho thêm lòng đỏ trứng, nước mắm, hạt tiêu, chút gừng.
Chả gà Tiểu Quan là món ăn đặc sắc ở Hưng Yên. Ảnh: wn
Sau khi giã xong, thịt gà được cho vào miếng mo cau rồi đặt lên bếp nướng bằng than hoa, than củi nhãn mới ngon. Người nướng cũng phải khéo léo lật để miếng chả không bị khô quá.
Miếng chả được dọn ra bao giờ cũng vàng óng, có độ kết dính, không bị nứt, thơm mùi thịt gà và thoang thoảng hương vỏ quýt. Không giống như các món khác, ăn chả gà phải nhâm nhi từng chút một mới cảm nhận được hương vị ngọt thơm, ngậy. Chả thường được ăn kèm với xôi, cơm trắng.
Chả gà Tiểu Quan có vị ngon đặc thù của xứ nhãn lồng mà không nơi nào có được, có thể để lâu được cả tháng mà không thiệt hại nếu bảo quản tốt. Giá một kg khoảng 370.000 đồng.
Bạn có thể thưởng thức món ăn làm từ gà trong những nhà hàng đặc sản, đặc biệt là ở huyện Khoái Châu hay các quán ăn chuyên gà gần Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên với giá khoảng 150.000 đồng/ đĩa.
Theo Internet
Thơm ngon bánh tráng nước dừa Tam Quan Thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là "thủ phủ" dừa của miền Trung mà còn là nơi sản xuất những chiếc bánh tráng nước dừa thơm ngon cung cấp cho thị trường cả nước 5 giờ sáng, làng bánh tráng nước dừa ở Tam Quan bắt đầu nhộn nhịp cho những đơn hàng Tết. Tại lò bánh...