Đề xuất cấm sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, nung nóng
Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và các sản phẩm thuốc lá mới khác.
Ngày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế cho biết, TLĐT, TLNN là các sản phẩm mới xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam gần 10 năm trở lại đây.
Việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới (chủ yếu là TLĐT và TLNN), đặc biệt là trong giới trẻ. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng TLĐT ở người trưởng thành tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020, trong khi đó, tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hiện đang sử dụng TLĐT năm 2023 là 7,0%.
Theo báo cáo tổng hợp từ gần 700 cơ sở KCB, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN.
Ảnh minh họa
Trong đó, số người nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 65 tuổi trở lên với 580 ca nhập viện, lứa tuổi từ 45-64 có 377 ca nhập viện, lứa tuổi từ 25-44 có 138 ca nhập viện, lứa tuổi từ 19-24 có 58 ca nhập viện, lứa tuổi từ 16-18 có 44 ca nhập viện và lứa tuổi dưới 16 tuổi có 27 ca nhập viện.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, TLĐT và kể cả một số loại TLNN mới phát sinh, có sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy.
Thông qua việc phối trộn, người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện.
Đề cập đến vấn đề này, TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống Độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian qua, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 130 trường hợp nhập viện sau khi sử dụng TLĐT.
Trong đó xét nghiệm nhiều mẫu TLĐT của bệnh nhân cho kết quả dương tính với ma túy. Chi phí điều trị cho những ca ngộ độc TLĐT trộn ma túy cấp tính nhẹ đến những ca nặng tốn trung bình từ trên 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng
“Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề lớn và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân” – TS Nguyễn Trung Nguyên đề xuất.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, TLĐT và các dạng thuốc lá mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợpao gồm nicotin, các loại ma túy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà ảnh hưởng đến giống nòi và nhiều lĩnh vực khác.
“Nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng sẽ tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotin và các chất gây nghiện khác như ma túy; tốn kém nhân lực và tài chính trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá cũng như các hệ lụy về xã hội, môi trường, kinh tế do thuốc lá thế hệ mới gây ra” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Trước thực trạng đáng báo động như hiện nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trước mắt, Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TLĐT, TLNN và các sản phẩm thuốc mới mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.
Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tác hại thuốc lá để bổ sung quy định này vào luật để bảo đảm tính ổn định trong triển khai thực hiện.
Hút thuốc lá điện tử thâu đêm tại quán bar, thanh niên 32 tuổi suýt tử vong
Nam thanh niên 32 tuổi đi chơi đêm trong một quán bar, hút thuốc lá điện tử suốt cả đêm, đến gần sáng thì nôn mửa, mệt mỏi, suy hô hấp và phải nhập viện cấp cứu...
Thuốc lá điện tử trong phòng kín hay phòng điều hòa khiến tác hại gia tăng
Tại các cơ sở y tế trên cả nước, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu do hút thuốc lá điện tử gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh. Đáng chú ý, trên cơ sở phân tích các ca bệnh nặng nhập viện, các bác sĩ vừa phát hiện yếu tố hút thuốc lá điện tử trong phòng kín hay phòng điều hòa sẽ khiến tình trạng tổn thương phổi nặng nề hơn.
Mới đây nhất là trường hợp nam bệnh nhân 32 tuổi, đến cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu do đột ngột bị khó thở và cảm giác tức ngực. Bệnh nhân được chẩn đoán, theo dõi choáng tim, viêm cơ tim cấp, tổn thương thận cấp..., sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM. Lúc này, tình trạng nhịp tim nhanh, suy hô hấp nặng hơn, phải đặt nội khí quản và thở máy.
Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân mua và sử dụng thuốc lá điện tử nhiều. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có đi chơi đêm trong một quán bar. Tại đây, bệnh nhân hút thuốc lá điện tử suốt cả đêm. Đến gần sáng, bệnh nhân bị nôn mửa, mệt mỏi và phải nhập viện.
Một trường hợp khác là nam bệnh nhân 17 tuổi, vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM do khó thở đột ngột, đau nặng ngực, choáng váng. Trước đó, bệnh nhân này hoàn toàn khỏe mạnh.
Khoảng 2-3 tháng gần đây, bệnh nhân hút thuốc lá điện tử trở lại với liều lượng tăng gấp đôi so với vài tháng trước đó. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có chơi game và hút thuốc lá điện tử liên tục trong phòng điều hòa...
Theo bác sĩ Doãn Uyên Vy, chuyên gia về độc chất của Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, ban đầu khi tiếp nhận 2 bệnh nhân kể trên, các bác sĩ chỉ nghĩ đến bệnh lý nội khoa. Sau khi khai thác tiểu sử mới biết bệnh nhân hút thuốc lá điện tử.
Qua nghiên cứu, các bác sĩ nhận thấy, việc hút thuốc lá điện tử trong phòng kín, hay phòng điều hòa là yếu tố làm cho bụi mụn trong khói thuốc dễ đi vào sâu phế nang, phổi hơn, khiến bệnh nhân bị EVALI (tổn thương phổi cấp liên quan đến thuốc lá điện tử).
Thông tin thêm về bệnh này, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hút thuốc lá điện tử phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết.
Trong đó, EVALI là bệnh nguy hiểm, tất cả bệnh nhân đều phải nhập viện với tỷ lệ 76% phải hỗ trợ thở oxy, 22% thở máy không xâm nhập, 26% đặt ống nội khí quản, một số ca phải can thiệp ECMO. Khi hồi phục, 25-85% bị di chứng xơ phổi với các mức độ khác nhau, rối loạn khuyếch tán kéo dài ít nhất 2 tháng.
Hút thuốc lá điện tử trong phòng kín dễ gây tổn thương phổi cấp Chiều 31-1, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức họp trực tuyến chia sẻ báo cáo về các ca tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử. Trường hợp thứ nhất là một nam bệnh nhân 32 tuổi nhập viện do đột ngột bị khó thở và cảm giác tức ngực. Bệnh nhân cấp cứu đến Bệnh viện Bà...