Để việc mua sắm ở siêu thị không còn tốn kém
Với một người dân bình thường sống ở thành phố, việc đi mua sắm thực phẩm thường bao gồm các công đoạn sau: mở tủ lạnh, xem món gì hết, sau đó chất vào đấy tất cả những gì bạn cần, thậm chí không có món hàng nào được giảm giá. Phương pháp mua sắm này thật sự không thân thiện với túi tiền của bạn.
Business Insider đã liệt kê những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi đi mua sắm thực phẩm và gợi ý những cách khắc phục.
1. Đi siêu thị mà không có một danh sách những thứ cần mua
Hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn trước khi đi, kể cả thời gian dài là một tuần. Bạn chắc chắn sẽ không mua thừa những món ăn vặt đắt tiền hay những nguyên liệu thực phẩm hiếm rồi về để trong tủ mà không sử dụng đến.
2. Mua hàng lúc đói
Nghe hơi buồn cười, nhưng đúng là bạn nên ăn gì đó trước khi đi siêu thị. Khi đói, bạn thường mua sắm rất lãng phí do nhìn thấy cái gì cũng thèm, cũng ngon. Các chuyên gia khuyên bạn nên nhai một miếng kẹo cao su bạc hà trong lúc đi chọn hàng, bạn sẽ ít khả năng trở thành nạn nhân của những chiến thuật tiếp thị bằng mùi của cửa hàng.
3. Mua hàng vào sáng sớm hoặc cuối tuần
Mọi người thường có thói quen đi mua hàng vào cuối tuần vì có nhiều thời gian nhưng giữa tuần là thời điểm mà nhiều món hàng thực phẩm có thời gian sống trên kệ ngắn như thịt, sữa tươi được giảm giá. Với nhiều loại rau, mua vào chiều tối thường rẻ hơn sáng sớm. Ngoài ra, nhiều hệ thống siêu thị tặng thêm điểm tích lũy nếu bạn mua sắm vào giữa tuần.
Video đang HOT
4. Không chú ý đến chu kỳ giảm giá
Việc giảm giá tại các đại siêu thị là không hề ngẫu nhiên, họ thường áp dụng chu kỳ 12 tuần. Hiểu điều này, bạn sẽ không bị sốc khi nhìn giá hàng. Ngoài ra, mua thực phẩm đúng mùa thu hoạch sẽ luôn rẻ và tươi hơn.
5. Không mua lượng lớn
Mua theo lốc, thùng thường rẻ hơn mua lẻ. Với những mặt hàng lâu hỏng như giấy vệ sinh, nước đóng chai… tốt nhất bạn nên mua theo lượng lớn.
6. Mua mọi thứ theo lượng lớn
Bạn có thể mua mọi thứ theo lượng lớn không có nghĩa là cái gì cũng mua theo lượng lớn, bởi bạn có thể lãng phí thức ăn (vì chưa kịp dùng đến đã hỏng) và nhà bạn sẽ giống như cái nhà kho. Hơn nữa, nếu bạn luôn xem giá tính theo đơn vị, bạn sẽ thấy nhiều loại thực phẩm đông lạnh hoặc ngũ cốc mua số lượng nhỏ sẽ rẻ hơn mua với lượng lớn.
7. Không biết trước giá món hàng bạn định mua
Một lít sữa tươi, một cân thịt bò thăn… có giá bao nhiêu? Nếu bạn không biết sẵn, bạn có thể mua đắt hơn người khác. Nên có sẵn một cuốn sổ giá cả, bạn sẽ không rơi vào tình trạng bị lừa mua hàng giảm giá giả mạo: người bán ghi một giá rất cao rồi hạ xuống, khiến bạn tưởng được chiết khấu nhiều nhưng thực ra mặt hàng chỉ ở mức giá bình thường.
8. Chỉ nhìn vào những kệ hàng vừa tầm mắt hoặc ở phía trên
Có một mẹo ít người biết: các mặt hàng rẻ hơn thường được để ở những giá dưới cùng trong khi những mặt hàng đắt tiền thường được bày ở giá vừa tầm mắt người mua. Người tiêu dùng bình thường sẽ không biết mình đang tiêu nhiều tiền hơn do chỉ mua sắm vừa tầm mắt.
Theo Trí Thức Trẻ
6 cách thoát "bẫy" chi tiêu khi đi siêu thị
Đi siêu thị, nếu không có kế hoạch trước, những món hàng bày biện hấp dẫn vô tình trở thành cái bẫy khiến bạn chi tiêu nhiều hơn.
1. Hãy đi một mình
Thông thường, nếu dắt thêm con nhỏ hoặc cháu đi cùng vào siêu thị, hóa đơn thanh toán có thể tăng lên 40% so với mức bình thường. Vì trẻ con khi vào siêu thị thường đòi mua cái này cái kia, có lúc thì đồ chơi, có lúc là bánh trái. Điều đó sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian khi ở siêu thị, đồng nghĩa với việc mua sắm nhiều hơn.
2. Thoát khỏi cái bẫy hình phễu
Khi đặt những bước chân đầu tiên vào siêu thị, bạn thường phải bước qua các hành lang hẹp của hàng hóa theo mùa với những câu chữ truyền thông bắt mắt. Ngoài ra, các bảng quảng cáo giới thiệu chương trình khuyến mãi cũng được đặt ở giữa đường đi để thu hút sự chú ý của khách hàng, làm họ mất tập trung vào những gì họ đang muốn mua. Vì vậy, hãy cố gắng vượt qua các chướng ngại vật đó để tiến hành mua hàng theo kế hoạch.
3. Hãy nhận ra những loại hàng chung một nhóm
Thông thường, các siêu thị sẽ đặt những sản phẩm có liên quan gần nhau để tăng sự mua sắm của khách hàng khi họ không cân nhắc kỹ lưỡng. Chẳng hạn đối với sản phẩm làm bánh, những chiếc khuôn nhỏ thường được đặt cạnh những dụng cụ khác như cây đánh trứng, đồ trộn bột... Do đó, hãy đề phòng và suy nghĩ cẩn trọng trước khi cho những món hàng chưa thật sự cần thiết vào giỏ.
4. Tránh bẫy giảm giá
Đừng nghĩ rằng vì đó là những sản phẩm giảm giá nên bạn không thể mua hàng hóa rẻ hơn ở bất kỳ nơi nào khác. Một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy, 70% khách hàng khi thấy biển hiệu giảm giá của sản phẩm thường có khuynh hướng mua hàng nhiều hơn so với dự tính.
5. Lưu ý mua sản phẩm theo gói
Nhiều cửa hàng thường có những sản phẩm theo gói, hay theo kiện với số lượng nhiều và giảm được chút ít tiền. Ví dụ như thay vì bán lẻ một chai nước tương với giá 12.000 đồng, cửa hàng, siêu thị sẽ gói 2 chai thành một gói sản phẩm và bán với giá 22.000 đồng. Trông có vẻ như bạn sẽ tiết kiệm được nếu mua số lượng nhiều, nhưng thật ra gói sản phẩm đó không đúng với số lượng phù hợp mà bạn đang cần. Vì vậy, thay vì chỉ trả 12.000 cho một chai nước tương, bạn phải trả thêm 10.000 để có một chai nữa, nhưng không chắc bạn sẽ cần chai thứ 2.
6. Hãy quan sát bước đi
Một nghiên cứu cho thấy, những người có khuynh hướng đi ngược chiều kim đồng sẽ mua hàng nhiều hơn khoảng 5%, vì lúc đó tay phải thuận tiện để lấy hàng hóa cho vào giỏ. Trong khi đó, nếu đi theo cùng chiều kim đồng hồ, các sản phẩm sẽ được đặt ở phía tay trái, vì thế với những người thuận tay phải sẽ khó lấy đồ hơn, nên bạn sẽ không phải mua nhiều những hàng hóa không liên quan hay không có trong kế hoạch mua hàng.
Theo Trí Thức Trẻ
Ai đi siêu thị cũng vướng phải sai lầm này, bảo sao khách hàng bị móc ví nhiều hơn Cùng điểm ngay xem bạn có làm điều này không nhé, nếu có bảo sao mà bạn vung tiền không tiếc tay khi mua sắm siêu thị. Mỗi khi lang thang trong siêu thị, cửa hàng để mua đồ, bạn cho rằng mình sẽ hoàn toàn tỉnh táo khi cầm trên tay list đồ dùng cần mua và hô quyết tâm không mua...