Để trường học không “cô đơn” trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “ Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″.
Tuy nhiên, thực tế công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nói chung và trong các trường phổ thông nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Sáng 26-12, hơn 120 cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên đến từ 34 tỉnh, thành phố trên cả nước đã tham gia Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay” do Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Đình Bảy, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM cho biết, giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh. Khi xã hội càng phát triển, sự phân hóa nghề nghiệp càng cao thì công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông càng quan trọng.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″. Tuy nhiên, thực tế công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nói chung và trong các trường phổ thông nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Tỷ lệ học sinh chọn ngành, chọn nghề chưa đúng sở trường, năng lực của bản thân, chưa phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển nghề nghiệp của xã hội hiện nay còn rất cao, sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm còn nhiều, tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong xã hội vẫn phổ biến.
TS. Nguyễn Đặng An Long, Chánh văn phòng Đảng ủy Sở GD-ĐT TPHCM thông tin, công tác hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS của TPHCM trong những năm gần đây có tín hiệu tích cực cùng với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, ngành giáo dục và đào tạo các quận, huyện.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Đặng An Long, Chánh văn phòng Đảng ủy Sở GD-ĐT TPHCM phát biểu tại hội thảo
Năm học 2014 – 2015, toàn TPHCM có số học sinh vào học lớp 10 đạt tỷ lệ 86,03%. Năm học 2015 – 2016, tỷ lệ học sinh vào lớp 10 đạt 81,09%. Đến năm học 2019 – 2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 76,85%. Thống kê trong năm học 2019-2020, TPHCM có khoảng 10.000 học sinh tốt nghiệp THCS không nộp đơn thi tuyển vào lớp 10 công lập mà lựa chọn theo học nghề, trung cấp. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp đã từng bước được nâng lên.
Đánh giá về công tác tổ chức, TS. Nguyễn Đặng An Long cho rằng, một số hoạt động hướng nghiệp cho học sinh còn mang tính hình thức. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo chồng chéo, sức hấp dẫn của các chương trình đào tạo nghề còn yếu, chưa gắn với năng lực hành nghề.
Đáng chú ý, sự gắn kết của các trường phổ thông, trường nghề với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề thiếu kinh nghiệm thực tế, tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề.
Mặt khác, do nhận thức hạn chế của người dân và xã hội nói chung đối với giáo dục nghề nghiệp, phần lớn cha mẹ học sinh đều mong muốn, định hướng con em mình vào học đại học. Hệ thống thông tin về thị trường lao động chưa đáp ứng yêu cầu, thị trường lao động và điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn…
Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn TPHCM được định hướng vào 4 con đường chính là: học tiếp lên THPT công lập hoặc ngoài công lập; học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và du học.
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, lộ trình từ nay đến năm 2020, tỷ lệ học sinh vào lớp 10 công lập mỗi năm sẽ giảm 3%, đến năm 2020 có 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập.
Giáo viên Hàng Quốc Tuấn, Trường THPT Phong Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh phân tích, phân luồng học sinh hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục và đào tạo mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị từ cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các bộ, ngành, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực và của cả học sinh, cha mẹ học sinh.
Để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp trong trường phổ thông, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp như phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp; xây dựng các quy định cụ thể hóa công tác phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tổ chức triển khai đại trà mô hình trường “Trung học nghề” và trường “Trung học phổ thông kỹ thuật” để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học…
Nam Định: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp
Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự đem lại hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp...
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Nam Định có 57 trường THPT với 40.173 học sinh. Hầu hết các trường THPT đều đã tổ chức chương trình dạy nghề trong giờ học chính khóa, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định.
Đồng thời, nhiều trường cũng đã chuyển dần hoạt động ngoài giờ lên lớp sang hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT quy định thông qua các chủ đề được tổ chức trong phạm vi lớp học nhằm cung cấp kiến thức cho các em học sinh thông qua các giờ lên lớp.
Đặc biệt ở các học sinh lớp 12, ngoài việc học trên lớp, một số trường đã cho học sinh hoạt động tham quan thực tế kết hợp tham dự "Ngày hội tư vấn tuyển sinh" do các trường đại học, cao đẳng chủ trì. Các trường còn tổ chức tham quan thực tế các nhà máy, doanh nghiệp, làng nghề.
Một trong những trường được đánh giá có hiệu quả trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp là trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, ngoài việc thực hiện nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp với thời lượng 9 tiết/năm theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
Kết thúc học kỳ I của năm học, nhà trường tập trung học sinh khối 12 của trường, sau đó Ban hướng nghiệp của trường trao đổi với các em các cách chọn trường phù hợp khả năng, đồng thời trường phối hợp mời các trường đại học, cao đẳng về để tư vấn tuyển sinh hoặc mời chuyên gia dạy nghề về tư vấn nghề nghiệp, hướng chọn trường và định hướng nghề nghiệp tương lai
Trung bình hàng năm, tỷ lệ học sinh của tỉnh Nam Định tốt nghiệp THPT không đi học đại học, cao đẳng chiếm khoảng 20%, trong số đó khoảng 14-14,5% có bằng đào nghề. 100% học sinh lớp 10, lớp 11 được học nghề theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục hướng nghiệp cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, khó khăn về kinh phí cho các hoạt động tham quan doanh nghiệp, cơ sở việc làm thực tế.
Ngoài ra, tâm lý nhiều phụ huynh vẫn coi trọng bằng cấp, vẫn muốn con mình thi đỗ đạt vào trường đại học nào đấy chứ không phải là học nghề...
Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; các trường cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tổ chức sinh hoạt các chuyên đề ngoại khóa về công tác hướng nghiệp...
Đặc biệt, việc phân luồng học sinh sau THPT đang được ngành GD&ĐT và các nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi đây được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng "nghề", hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ".
Thực hiện ề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" của Chính phủ, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học, trong đó có việc chỉ đạo tăng cường các hoạt động hướng nghiệp...
Trong đề án này, Nam Định đề ra đạt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%...
Phân bổ kinh phí cho địa phương đặc biệt khó khăn phát triển giáo dục Cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị xem xét có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ cho các tỉnh không bảo đảm nguồn ngân sách địa phương để triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025; đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS...