Đề thi môn văn tốt nghiệp THPT cần 150 phút để học sinh viết sâu hơn?
Theo các giáo viên Trường Trung học thực hành – ĐH Sư phạm TP.HCM, cần tăng thời gian thi môn văn tốt nghiệp THPT lên 150 phút để học sinh viết sâu hoặc thể hiện hết cảm xúc của cá nhân, quan điểm về cuộc sống…
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – ĐĂNG NGUYÊN
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đề thi môn văn tạo nhiều cảm xúc cho giáo viên, học sinh và những người quan tâm. Các giáo viên Trường Trung học thực hành – ĐH Sư phạm TP.HCM vừa có môt số nhận xét và đề xuất về đề thi năm nay, trong đó có môn văn.
Theo cô Lê Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng, cũng giáo viên môn văn của trường, đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa sức với học sinh nhưng chỉ ở mức độ thi tốt nghiệp, chưa có sự phân hóa nhiều (ở cả câu đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học). Đề thi môn văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 thể hiện rõ sự phân hóa hơn nếu so sánh cùng nhóm.
Tuy nhiên, đề thi môn văn cũng cho thấy vấn đề quan tâm của xã hội được khai thác và đưa vào đề thi. Đây là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới rất quan tâm.
Cũng theo cô Lan Anh, nếu chỉ xét tốt nghiệp, đề thi văn vừa rồi là phù hợp. Tuy nhiên, cần tăng thời gian lên 150 phút vì thời gian 120 phút không đủ để học sinh viết sâu hoặc thể hiện hết cảm xúc của cá nhân cũng như quan điểm về cuộc sống…
Các giám thị chuẩn bị vào phòng coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – ĐĂNG NGUYÊN
Cô Lan Anh cho rằng nếu để xét tuyển vào đại học thì đề cần có sự phân hóa rõ hơn, nhất là ở câu nghị luận văn học. Cụ thể, nên thay hình thức viết đoạn văn sang hình thức viết bài văn ở câu nghị luận xã hội sẽ hấp dẫn và thực tiễn hơn. Nên để cấu trúc như đề thi ĐH trước đây (1. Đọc hiểu: 3 điểm; Nghị luận xã hội: 3 điểm; Nghị luận văn học: 4 điểm) sẽ có thể hút hơn…
Cũng theo các giáo viên của trường, các tiêu chí đánh giá cho thấy đề thi tốt nghiệp THPT các môn năm nay được đầu tư và được khảo sát cũng như chuẩn bị khá tốt. Đề thi đảm bảo độ khó và độ phân cách cũng như có thể lọc thí sinh. Các đề thi tỏ ra phù hợp để có thể nhìn nhận lại quá trình học tập 12 năm của các em mà rõ nhất là THPT ở lớp 11 và 12. Một số môn có đề thi lọc thí sinh giỏi hay có học lực tốt như: Vật lý, tiếng Anh… Một vài đề thi cũng còn dài và thí sinh có thể chưa đủ thời gian thể hiện hết những gì muốn thể hiện cũng là cái khó của việc đánh giá. Đề thi có chú trọng đến tính thực tiễn nên tính thời sự và cảm xúc tích cực của học sinh cũng được khai thác…
Đề thi môn ngữ văn không khó nhưng quá dài
Đề thi môn ngữ văn không khó nhưng quá dài, đặc biệt là câu nghị luận văn học - câu hỏi chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài. Điều đó, có thể sẽ khiến học sinh lúng túng để hoàn thành tốt bài thi.
Đề bài môn ngữ văn được giáo viên đánh giá là không khó nhưng quá dài - ẢNH T.M
Đề thi chính thức môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo lần 2 do Bộ GD-ĐT công bố.
Phần đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Trong đó, 3 câu đầu dừng ở mức độ nhận biết. Cụ thể, câu 1 yêu cầu nhận biêt về một đặc điểm hình thức của ngữ liệu đọc hiểu; câu 2 và 3 yêu cầu nhận biết về các chi tiết nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu. Chỉ duy nhất câu 4 là ở mức độ vận dụng cao, yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình trước một nhận định rút ra từ ngữ liệu đã cho.
Với 3 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Và như vậy, phần đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh
Phần 2 của đề là phần làm văn (7,0 điểm): giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm). Cụ thể:
Câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần đọc hiểu, đó là "sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày" - "sự cần thiết" được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của ý thức "trân trọng cuộc sống mỗi ngày".
Có thể thấy, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề ít nhiều còn trừu tượng với những học trò 18 tuổi - chưa đủ trải nghiệm để có thể thấu hiểu ý nghĩa của mỗi giây phút được sống trong cuộc đời, vì thế, rất có thể sẽ có những bài làm chung chung, lý thuyết và thiếu sự thiết thực thấm thía nhất với mỗi học trò.
Câu 2 (5,0 điểm): Bài nghị luận văn học đề cập đến một thông điệp tư tưởng quan trọng bao trùm không chỉ trong đoạn trích Đất nước mà còn là tư tưởng chi phối toàn bộ giai đoạn văn học 1945-1975. Đây cũng là nội dung chính mà học sinh không thể bỏ qua khi tiếp cận những giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.
Tuy nhiên, ngữ liệu nghị luận theo yêu cầu của đề bài là 27 câu trong phần 3 của đoạn trích "Đất nước", đó là một ngữ liệu quá dài, quá bề bộn trong quỹ thời gian cho phép của toàn bộ đề bài là 120 phút.
Nhìn chung, đề thi ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Đề bài không khó nhưng quá dài, đặc biệt là câu nghị luận văn học - câu hỏi chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài. Điều đó, có thể sẽ khiến học sinh lúng túng để hoàn thành tốt bài thi.
Hú hồn một số thí sinh có nhiệt độ cao bất thường
Những lưu ý quan trọng làm bài môn văn thi tốt nghiệp THPT 2020 Thầy Vũ Nam Thái - giáo viên môn ngữ văn Trường Phổ thông năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM - đúc kết 10 lưu ý quan trọng cho thí sinh thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Học sinh tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 của báo Tuổi Trẻ tại Bà Rịa - Vũng...