Để suốt đời không bệnh tật, chuyên gia khuyên nên hạn chế 3 thực phẩm màu trắng và hãy chăm ăn 3 thực phẩm màu đen
Chuyên gia liệt kê 3 loại thực phẩm màu trắng cần phải hạn chế tối đa và ăn nhiều 3 loại thực phẩm màu đen để giúp cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật.
Ăn uống lành mạnh là chìa khóa quan trọng để có sức khỏe tốt và giúp chúng ta tránh xa nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, nhiều người thường không biết ăn thực phẩm nào tốt và những thực phẩm nào nên hạn chế.
Chuyên gia liệt kê 3 loại thực phẩm màu trắng cần phải hạn chế tối đa và ăn nhiều 3 loại thực phẩm màu đen để giúp cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật.
Tránh 3 loại thực phẩm màu trắng
1. Đường
Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay, để mọi người hạn chế lượng đường đi vào cơ thể không vượt quá tiêu chuẩn cho phép là điều vô cùng khó, ví dụ chỉ cần mỗi ngày uống một cốc nước giải khát, lượng đường vào cơ thể đã vượt quá tiêu chuẩn.
Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng thực phẩm của Cục dinh dưỡng và thực phẩm cho thấy, một tách trà sữa trân châu “nguyên chất” 700 ml có hàm lượng đường gần 62 gram, đã vượt quá giới hạn lượng đường cho phép hàng ngày.
Do đó, muốn cơ thể khỏe mạnh nên hạn chế tối đa các loại đồ uống và các loại thực phẩm có đường.
2. Muối
Khi cơ thể nạp quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành, đột quỵ và thậm chí là ung thư dạ dày đều liên quan đến việc ăn quá nhiều muối. Nếu bạn giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, bạn có thể hạ huyết áp trong vòng 4 tuần.
Khi cơ thể nạp quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.
Các bác sĩ kiến nghị, lượng muối không nên vượt quá 6 gram mỗi ngày, tuy nhiên lượng muối trung bình của chúng ta hiện nay mỗi ngày cao tới 10 gram. Bởi vì, ngày nay mọi người thích sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, mà không biết rằng có tới 75% lượng muối đến từ thực phẩm chế biến, do đó việc giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến có thể làm giảm đáng kể lượng muối. Đồng thời kiến nghị mọi người khi nấu nướng, cần phải hạn chế lượng muối cho vào thực phẩm.
Video đang HOT
3. Mỡ
Mỡ dư thừa được tích lũy trong cơ thể quá nhiều, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài, mà còn mang đến nhiều vấn đề sức khỏe. Mỡ bao phủ các cơ quan nội tạng, sẽ ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của các cơ quan, chất béo nội tạng có thể được chuyển thành cholesterol vào máu thông qua quá trình chuyển hóa ở gan, có thể gây ra một loạt các bệnh tim mạch. Các bác sĩ khuyên rằng giới hạn lượng chất béo hàng ngày là 70 gram đối với nam và 55 gram đối với nữ.
Mỡ bao phủ các cơ quan nội tạng, sẽ ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của các cơ quan, chất béo nội tạng có thể được chuyển thành cholesterol vào máu thông qua quá trình chuyển hóa ở gan, có thể gây ra một loạt các bệnh tim mạch.
Nên ăn 3 loại thực phẩm màu đen
1. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa sắt rất cần thiết cho việc tạo máu, đồng thời nó cũng rất giàu vitamin D, có hiệu quả làm tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương. Chất xơ hòa tan và polysacarit trong mộc nhĩ cũng giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.
Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc sử dụng mộc nhĩ. Nếu mộc nhĩ khô ngâm qua đêm thì không được ăn, bởi thời gian ngâm dài, độ ẩm tăng cao, vi khuẩn trong thực phẩm rất dễ sản sinh độc tố, thực phẩm bị biến chất, khi ăn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mộc nhĩ chứa sắt rất cần thiết cho việc tạo máu, đồng thời nó cũng rất giàu vitamin D, có hiệu quả làm tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương.
2. Gạo đen ( gạo lứt)
Gạo đen rất giàu anthocyanin, chất xơ và vitamin B. Hàm lượng protein gấp 1-3 lần so với gạo trắng. Chỉ số đường thấp hơn gạo trắng. Do đó, bệnh nhân tiểu đường thích hợp để ăn gạo đen.
Ngoài ra, các khoáng chất trong gạo đen như kali, magiê giúp kiểm soát huyết áp và giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, vì vậy những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não có thể sử dụng gạo đen như một phần trong chế độ ăn kiêng.
3. Đậu đen
Đậu đen chứa isoflavone và anthocyanin, có khả năng chống oxy hóa và làm giảm các gốc tự do nội bào. Đậu đen cũng giàu axit folic, đồng thời có thể làm tăng tổng hợp serotonin, khiến mọi người cảm thấy luôn hưng phấn, hạnh phúc. Đậu đen giàu chất xơ, thời gian tiêu hóa dài, vì vậy nó có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu.
Theo Hà Vũ (Helino)
Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn, người bệnh cần tránh tuyệt đối.
Chất béo, mỡ động vật gây hại cho người gan nhiễm mỡ
Tiêu thụ nhiều mỡ động vật gây hại cho gan (Ảnh minh họa)
Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Bạn nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật sẽ tốt cho sức khỏe của gan hơn.
Gan nhiễm mỡ nên tránh các đồ ăn nhiều cholesterol
Các đồ ăn giàu cholesterol có thể khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ thêm trầm trọng (Ảnh minh họa)
Người bệnh gan nhiễm mỡ cũng nên kiêng ăn các loại nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng... vì những thực phẩm này chứa rất nhiều cholesterol. Hạn chế được các loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa và phòng ngừa hoặc làm ổn định bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì...
Người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế thịt đỏ
Ăn quá nhiều thịt đỏ không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)
Thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng. Khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thịt đỏ dễ gây tích tụ carnitine gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Gia vị cay nóng không tốt cho người gan nhiễm mỡ
Các gia vị cay nóng khiến gan không được khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Những gia vị cay nóng được sử dụng phổ biến hàng ngày trong các bữa ăn như: ớt, tỏi, tiêu, gừng, củ riềng,... đều được xếp vào danh sách cần kiêng cử đối với người bệnh gan nhiễm mỡ, bởi những gia vị này sẽ khiến cho lá gan của chúng ta không được khỏe mạnh. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Đồ uống chứa cồn gây hại cho người bị gan nhiễm mỡ
Đồ uống chứa nhiều cồn như bia rượu là những thực phẩm cấm kị đối với bệnh gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan.
Rượu bia là chất gây hại hàng đầu dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ (Ảnh minh họa)
Khi bị bệnh mà người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu, bia sẽ làm quá trình chuyển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời khi uống bia, rượu gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các chất độc hại ở trong bia rượu ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần đặc biệt kiêng bia rượu để việc điều trị bệnh nhanh có kết quả nhất.
Trái cây nhiều năng lượng, khó tiêu gây hại cho người bị gan nhiễm mỡ
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn những loại trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như: sầu riêng, mít...
Theo giadinhvietnam
Ăn trứng tốt cho sức khỏe nhưng với người này lại không nên ăn Trứng có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng với sức khỏe nhưng các chuyên gia cho rằng, với người này thì nên hạn chế hoặc không nên ăn. ThS.BS Hoàng Thị Năng - Bệnh viện đa khoa MEDLATEC cho biết, gan nhiễm mỡ là tình trạng gan tích lũy quá nhiều mỡ, lượng mỡ chiếm trên 5% trọng lượng gan. Bệnh có thể...