Để sinh viên không còn “sợ” Logic học

Theo dõi VGT trên

Môn học này hiện nay còn rất hạn chế, một phần do sinh viên “sợ”, “ngại” môn học trừu tượng, khô khan; giảng viên cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tăng hấp dẫn trong bài giảng của mình.

Logic được nhận định là môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giúp sinh viên rèn luyện và phát triển tư duy logic và được đưa vào giảng dạy trong hầu hết các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, chất lượng dạy học môn học này hiện nay còn rất hạn chế, một phần do sinh viên “sợ”, “ngại” môn học trừu tượng, khô khan; giảng viên cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tăng hấp dẫn trong bài giảng của mình.

Khô và khó?

Một trong những bằng chứng cho thấy sinh viên e ngại với bộ môn Logic học thể hiện ở kết quả học tập môn học này thường không cao bằng nhiều môn học khác. Không ít sinh viên phải học lại, thi lại, thậm chí ở lại lớp vì chưa đáp ứng đủ điểm thi của môn học này.

Logic học là môn “đáng sợ” trong suy nghĩ không chỉ của nhiều sinh viên học xã hội mà còn cả những sinh viên học khối tự nhiên, kỹ thuật, bởi môn học một phần xuất hiện nhiều dấu, ký tự, phép toán, phần khác lại có nhiều kiến thức phong phú, sống động, mang nhiều nội dung “xã hội”.

Theo Th.S Phạm Thu Trang, viện Thông tin khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội VN), để suy nghĩ theo đúng logic sự vật ở trình độ tư duy trừu tượng, nhận thức lý tính quả thực không dễ dàng bởi nó phần nhiều trái ngược với những hiểu biết thông thường đã bám rễ sâu sắc trong ý thức của tuyệt đại đa số người học từ thưở ấu thơ.

Theo lý giải của giảng viên Vũ Văn Cảnh – Trường ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) thì ngoài tính trừu tượng cao, đây là môn học mà phần lớn học sinh phổ thông chưa từng được tiếp xúc, thêm nữa, lại được bố trí giảng dạy vào học kỳ I một thứ nhất nên sinh viên càng bỡ ngỡ do chưa có quen với môi trường, phương pháp học ở ĐH, khả năng tư duy trừu tượng cũng như vốn sống còn hạn chế.

Để sinh viên không còn sợ Logic học - Hình 1

Biến Logic học thành môn học hấp dẫn

Th.S Phạm Thu Trang cho rằng, đặc trưng của Logic học là tính tuần tự và liên kết chặt chẽ, các bài học liên quan đến nhau theo đúng kiểu “logoc”, nếu không hiểu bài trước thì bài tiếp sau cũng sẽ rất khó tiếp thu. Do đó, nếu sinh viên không tập trung vào bài học hoặc đi học không đều sẽ rất bất lợi trong quá trình học môn học này. “Tập trung chú ý ngay từ đầu, liên tục và tự giác – đó chính là bí quyết để học tốt môn học này” – Th.S Phạm Thu Trang cho hay.

Giảng viên Vũ Văn Cảnh – Trường ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) cho rằng, để học tốt, ngoài việc tiếp thu kiến thức cơ bản trên lớp, sinh viên cần có giáo trình và tài liệu tham khảo để tự học, tự nghiên cứu; nhưng quan trọng nhất là phải thường xuyên và tích cực làm bài tập. Qua thực tiễn, lớp nào, sinh viên nào tích cực tự làm được nhiều bài tập thì sinh viên đó, lớp đó đạt kết quả cao hơn.

Qua thực tiễn giảng dạy, ThS Nguyễn Thị Tuất – Trường ĐH SP Hà Nội đã đưa ra những cách dạy sinh động, khiến mỗi bài giảng đều rất thú vị, dễ hiểu. Đó là việc học thông qua sơ đồ hóa những nội dung lý thuyết, giúp người học tiếp thu kiến thức một cách trực quan, dễ nhớ, dễ hiểu, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, người học có thể phát biểu lại được nội dung lý thuyết. Hoặc học thông qua hệ thống các ví dụ; học thông qua việc tìm ra quy luật, tính quy luật của nội dung bài học. Đặc biệt, với phương pháp học thông qua những câu chuyện vui, dí dỏm, ThS Nguyễn Thị Tuất cho rằng giờ học Logic học sẽ không còn khô khan.

ThS Nguyễn Thị Tuất đưa ra ví dụ: Từ câu chuyện anh chàng mượn chủ quán cái vạc, khi ông chủ quán đòi, anh ta mang đến 2 con cò. Chủ quán bảo “Anh mượn tôi vạc tại sao lại mang cò đến trả?”. Anh chàng liền nói “Tôi mượn ông một vạc mà tôi trả đến hai cò thì ông được hời quá còn gì nữa”. Chủ quán ngạc nhiên “Nhưng mà vạc của tôi là vạc đồng cơ mà”. Anh chàng liền đáp: “Thì cò tôi cũng là cò đồng chứ sao”.

Qua câu chuyện này giúp người học thấy được yêu cầu cơ bản của quy luật đồng nhất của logic hình thức là: khi tư duy, lập luận về một đối tượng nào đó, đòi hỏi các khái niệm được sử dụng trong tư duy về đối tượng phải rõ ràng, chính xác và giữ được tính nhất quán của chúng trong suốt quá trình tư duy, đặc biệt, cần lưu ý những từ đồng âm khác nghĩa hay đồng nghĩa khác âm; không đồng nhất những tư tưởng khác nhau, nếu không thực hiện các yêu cầu đó sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” tức đã vi phạm quy luật này như câu chuyện nói trên.

Video đang HOT

Theo TS.Phạm Quỳnh – NXB Giáo dục VN, mặc dù Logic học đã được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta từ khá sớm, khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng dường như từ đó đến nay, khung chương trình dạy đại cương vẫn không thay đổi. Nhiều giáo trình mới đã được xuất bản nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất cách hiểu các thuật ngữ cơ bản, các kiến thức nền tảng vẫn còn có những chỗ chưa thật chính xác. Trong khi đó, Logic học trên thế giới đã có những bước tiến khá xa về phương diện lý thuyết lẫn ứng dụng.

Đưa ra một số điểm chưa thống nhất trong các tài liệu Logic học, Th.S Nguyễn Thị Toan – Trường ĐHSP Hà Nội đề nghị, nên có một hội nghị khoa học thống nhất những nội dung trên, từ đó có một bộ giáo trình Logic học tương đối chuẩn trong phạm vi quốc gia; đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT nên đưa môn học này thành môn học bắt buộc trong các trường chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực tư duy lôgic cho sinh viên, từ đó tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.

Theo GĐ&TĐ

HN: Muốn bắt buộc học tiếng Anh từ cấp I

Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) nói: "Mong muốn của Sở GD-ĐT Hà Nội là tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc trong trường tiểu học".

"Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc tại trường tiểu học là điều tốt nhất. Hiện tại các trường chỉ có 1 biên chế GV, không thể đủ nhân lực cho mấy chục lớp với cả ngàn HS. Các chương trình tiếng Anh liên kết khi mở ra vừa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh vừa tạo điều kiện cho trường đảm bảo việc dạy, học" - Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) nêu ý kiến.

6 chương trình, hơn 400 trường dạy

Theo ông Phạm Xuân Tiến, số liệu chưa đầy đủ cho thấy hiện có hơn 400 trường tiểu học ở các quận huyện trên thành phố đã và đang dạy tiếng Anh liên kết với 6 chương trình gồm: Phonics (VPBox), Language Link, Victoria, Dynet, Washington và Bình Minh.

"Hoạt động này không nằm ngoài sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT và Bộ GD-ĐT cũng đã cho phép" - ông Tiến khẳng định.

Quy trình để các chương trình được cấp phép được tiến hành qua các bước cụ thể.

Đối với chương trình liên kết trong nhà trường, các công ty xây dựng đề án và trình bày với lãnh đạo Sở, Phòng giáo dục tiểu học và các bộ phận chuyên môn. Sau đó, Sở sẽ cho phép thí điểm ở một số trường.

Trong quá trình thí điểm, tổ chức hội thảo với sự tham gia của lãnh đạo Sở, chuyên viên phòng Tiểu học, chuyên viên phụ trách tiếng Anh về phía cơ sở có phòng GD-ĐT, hiệu trường, giáo viên tiếng Anh và đặc biệt, PHHS cũng tham gia vào buổi hội thảo này.

HN: Muốn bắt buộc học tiếng Anh từ cấp I - Hình 1

Ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội)

Bên cạnh đó, từng giáo viên và chương trình sẽ được kiểm tra qua các tiết học, dự giờ. Sau quá trình khoảng 1 năm tiến hành thí điểm, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo đ.ánh giá và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đối với từng chương trình để cho phép triển khai.

Điểm đáng chú ý trong quá trình này được ông Tiến nhấn mạnh: "Sở có mời phụ huynh tham gia cho ý kiến trong từng bước thực hiện để lắng nghe và có điều chỉnh bởi cuối cùng người sử dụng sản phẩm ở đây chính là con cái họ".

Ông Tiến khẳng định: Những trang thiết bị, phần mềm, máy tính... phục vụ cho học sinh trong quá trình học đều do trung tâm, công ty chịu trách nhiệm mua sắm. Bởi HS tiểu học tiếp thu phương pháp dạy học trực quan là phù hợp nhất. Các con không phải đóng thêm bất kỳ khoản nào, chỉ đóng duy nhất t.iền học phí thôi. Ngoài ra, có nhiều chương trình đều miễn giảm học phí 50% đến 100% cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ cần phụ huynh có nguyện vọng cho con học tiếng Anh là được học, bất kể hoàn cảnh gia đình ra sao.

Lo ngại chất lượng giáo viên

Sau khi Sở cấp phép, sẽ giao cho các phòng GD-ĐT và các đơn vị làm việc với các nhà trường để đi đến thỏa thuận hợp tác. Trước những lo ngại về chất lượng giáo viên của các chương trình, ông Tiến cho biết: "Sở giám sát việc giảng dạy thông qua báo cáo từ các phòng GD-ĐT tổ chức những đợt kiểm tra đột xuất và tổ chức tập huấn, hội thảo".

Ông Tiến cũng thừa nhận thực tế: "Hiện chưa có trường ĐH nào có chuyên ngành đào tạo riêng cho giáo viên dạy tiếng Anh ở tiểu học, các giáo viên tiếng Anh hiện nay chưa được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học sinh tiểu học. Vì thế, Sở đã tổ chức rất nhiều cuộc tập huấn cho đối tượng giáo viên này và tôi khẳng định đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh được tham gia nhiều đợt tập huấn nhất.

Mỗi chương trình có ít nhất 2 đợt tập huấn cho giáo viên, kéo dài trong khoảng 2 ngày. Còn với chương trình theo đề án 2020 (Dự án Dạy và học tiếng Anh trong hệ thống GD quốc dân, giai đoạn 2009-2020- PV) của Bộ GD-ĐT, mỗi đợt tập huấn kéo dài khoảng 3 tháng, trong đó có 2 tháng học tập trung và 1 tháng đào tạo từ xa".

Trước những nghi ngại của phụ huynh về chất lượng giáo viên, ông Tiến cho biết: "Về giáo viên người Việt phải phù hợp quy chế tuyển dụng giáo viên của các trường tiểu học, kể cả trong biên chế và hợp đồng (phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên).

Với giáo viên người nước ngoài cũng phải có bằng sư phạm và Phòng giáo dục có yếu tố nước ngoài quản lý số giáo viên này. Vì thế, khi đơn vị đưa giáo viên nước ngoài vào giảng dạy cần rất nhiều yếu tố: visa, giấy phép lao động, đẩy đủ các bằng cấp và chứng nhận nghiệp vụ sư phạm. Thêm vào đó, về phía nhà trường giáo viên trợ giảng người Việt và giáo viên người nước ngoài giám sát, có ý kiến lẫn nhau nếu chất lượng giảng dạy không đảm bảo".

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều phụ huynh chất lượng các giáo viên ở nhiều trường thực sự khiến họ lo ngại khi kiểm tra khả năng phát âm tiếng Anh của con.

5 năm: Chưa chương trình, cá nhân nào vi phạm

Trả lời thắc mắc về mức học phí giữa các chương trình chênh lệch nhau tới hơn 10 lần (từ 50.000 đồng cho đến 600.000 đồng/ tiết học), Trưởng phòng GD tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay: "Mức học phí này tùy thuộc vào chương trình, có chương trình học với phần mềm (Dynet), có chương trình học trực tiếp với người nước ngoài (Language Link) và cũng có chương trình có cả người Việt và người nước ngoài giảng dạy, trong đó, các tiết học có người nước ngoài đều có trợ giảng.

Một yếu tố nữa tác động đến mức học phí chênh lệch chính là số lượng học sinh, ví dụ như Language Link ký hợp đồng với nhà trường không quá 25 học sinh/lớp. Trong trường hợp lớp có 35-40 học sinh, sẽ có 2 cô giáo đến dạy và chia lớp đó thành 2 lớp nhỏ học song song".

Dù tự nguyện nhưng qua khảo sát của PV ở nhiều trường, số học sinh tham gia chương trình đều đạt 100%. Không ít phụ huynh chia sẻ họ buộc phải cho con tham gia lớp học vì sợ bị phân biệt đối xử.

Còn theo lý giải của trưởng phòng Phạm Xuân Tiến: "Thực ra việc các cháu học hay không học tiếng Anh là do nhận thức của PHHS, thậm chí có những người trong quá trình họp PHHS không nghe nhà trường phổ biến nên không hiểu. Cho đến nay, Sở chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào của PHHS về việc con cái bị phân biệt đối xử nếu không đăng ký học tiếng Anh".

"Tùy vào lượng HS đăng ký nhà trường sẽ xếp lớp và sắp xếp thời khóa biểu phù hợp. Nếu trong lớp có một số em không đăng ký học, nhà trường sẽ bố trí giáo viên chủ nhiệm để quản lý các em, có thể đưa lên phòng thư viện hoặc ngồi ngay tại lớp. Nhưng thông thường, trường cũng sẽ sắp xếp những em đăng ký học vào cùng một lớp.

Việc dạy tiếng Anh liên kết (tự nguyện) trong giờ học chính khóa theo ông Tiến "như vậy mới đáp ứng cho số đông HS được. Nếu tổ chức học ngoài giờ, các em không "tải" nổi. Học vào thứ 7, chủ nhật thì không được phép.

Với chương trình học 2 buổi/ngày, thêm 2 tiết tiếng Anh, chương trình của lớp 1, 2 vẫn gói gọn trong 35 tiết, lớp 3, 4, 5 sẽ lên 36 hoặc 37 tiết. Với các trường có chương trình tiếng Anh liên kết thì thời khóa biểu không xếp một ngày quá 7 tiết học văn hóa, tránh áp lực cho học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Các tiết tự nguyện thường được sắp xếp đan xen vào chương trình chính khóa để đảm bảo đủ giáo viên và phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học và tuân thủ hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

Phụ huynh cũng yên tâm: không có chuyện các tiết tự nguyện "chen" vào giờ học khác hoặc giờ ra chơi của các HS".

Thông tin từ Trưởng phòng GD tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho hay: Trong 5 năm thực hiện dạy các chương trình tiếng Anh liên kết tại các trường tiểu học chưa có có chương trình nào bị xử lý sai phạm.

Trong quá trình triển khai, các chương trình có đ.ánh giá chất lượng, trình độ của giáo viên để quyết định ký hợp đồng tiết hay không. Nếu về phía nhà trưởng phản ánh về chất lượng giáo viên thì công ty sẽ có biện pháp chấn chỉnh, bên cạnh đó, Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT cũng thường xuyên kiểm tra đột xuất".

Muốn dạy tiếng Anh bắt buộc bậc tiểu học

Ông Tiến tâm sự: "Cách đây hơn 10 năm, khi TP.HCM triển khai chương trình cho học sinh làm quen với tiếng Anh ở lớp 1, 2 thì Hà Nội chưa có và cũng rất băn khoăn. Mặc dù nhu cầu của PHHS và nhà trường rất lớn, có nhiều Ban giám hiệu có ý kiến đề xuất với Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT, thế nhưng theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở cũng triển khai chương trình học tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3 nên không cho phép có các chương trình dạy tiếng Anh cho lớp 1, 2. Trong khi đó, TP.HCM đã triển khai sớm và đạt được những kết quả đáng kể.

Đến khi có đề án 2020 năm 2008, Sở GD-ĐT Hà Nội mới cho phép các trường dạy chương trình làm quen với tiếng Anh. Kết quả cho thấy, các học sinh lớp 1, 2 học chương trình này không ảnh hưởng tới việc học tiếng Việt cũng như không làm quá tải việc học, bởi chương trình này rất đơn giản, phương pháp phong phú, chủ yếu tập trung vào việc nghe, nói.

Khi tôi có cơ hội sang các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, tôi nhận thấy họ đưa tiếng Anh vào ngay cấp học mầm non và học sinh không có nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ. Vì thế theo tôi, với với nhu cầu của PHHS, thực tế hội nhập của xã hội thì việc cho t.rẻ e.m lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh là rất cần thiết, vừa không ảnh hưởng tới các bộ môn khác, vừa giúp trẻ năng động hơn".

Việc dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 1, lớp 2 theo ông Tiến: "Hoàn toàn không làm tăng tải cho trẻ bởi chương trình học tiếng Anh ở tiểu học rất đơn giản mà hiệu quả cao, đặc biệt việc giao tiếp rất cởi mở, thân thiện, năng động, có vốn từ khá tốt. Chương trình không nhồi nhét, không đặt mục tiêu quá cao cho các em.

Tất nhiên trẻ vẫn có thể theo kịp các bạn nếu không học tiếng Anh liên kết. Nhưng có học tăng cường sẽ trội hơn hẳn. Nếu như có đủ giáo viên dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần thì không cần chương trình liên kết, tăng cường nữa. TP.HCM có chương trình tăng cường tiếng Anh cho học sinh lớp 1 từ 8 - 10 tiết/tuần. Khả năng sử dụng ngoại ngữ từ giáo viên để HS của họ đều có chuyển biến rõ rệt".

Mong muốn của Sở GD-ĐT Hà Nội là tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc trong trường tiểu học".

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024
Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow
10:09:17 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những người mẹ đặc biệt ở Làng t.rẻ e.m SOS Pleiku

Netizen

15:05:57 16/06/2024
Làng t.rẻ e.m SOS Pleiku hiện có 12 người mẹ đặc biệt. Với tấm lòng nhân ái, các chị đã chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho những đ.ứa t.rẻ yếu thế, bất hạnh như con ruột của mình.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

Thế giới

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Không khởi tố vụ án n.ữ s.inh bị cây xanh đè c.hết

Tin nổi bật

15:04:01 16/06/2024
Ngày 10-6, nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ n.ữ s.inh cấp 3 bị cây xanh gãy đổ đè t.ử v.ong.

Vượt gần 1.800 km bắt nghi phạm lừa bán bọ xít đen, chiếm đoạt t.iền cọc

Pháp luật

15:03:13 16/06/2024
Quảng cáo mình có bọ xít đen phơi khô nhằm lừa t.iền cọc rồi chiếm đoạt tài sản, một phụ nữ ở Ninh Thuận đã lừa nhiều người, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

'Cửu Long Thành Trại: Vây thành': Phim hành động Hồng Kông nỗ lực tái sinh

Phim châu á

14:58:35 16/06/2024
Cửu Long Thành Trại: Vây thành (Twilight of the Warriors: Walled In) kể câu chuyện nhân văn đầy kịch tính, với diễn xuất đỉnh cao và những màn đối đầu mãn nhãn của các ngôi sao đình đám.

Em vợ Lê Dương Bảo Lâm mất hồn vía sau va chạm xe tải, cú sốc khó quên

Sao việt

14:56:11 16/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Quỳnh Trang - em vợ Lê Dương Bảo Lâm đăng tải hình ảnh mới. Cô diện trang phục đơn giản, check-in tại nhà riêng cùng người thân. Đính kèm loạt ảnh tươi tắn, em vợ Lê Dương Bảo Lâm cập nhật tình hình hiện tại...

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố

Tv show

14:54:36 16/06/2024
Ca sĩ Quang Bình hiếm hoi xuất hiện, chia sẻ về chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình. Bên cạnh đó, con trai danh ca Hùng Cường cũng trải lòng về chuyện đổ vỡ hôn nhân và biến cố bệnh tật.

James Su và dàn mỹ nam Thái Lan phá banh hit Baby Monster, CĐM chê thảm hoạ

Sao châu á

14:34:34 16/06/2024
Dù nhận về một số ý kiến trái chiều nhưng SHEESH vẫn được xem là sản phẩm âm nhạc thành công của nhóm nhạc nữ tân binh BABYMONSTER. Ca khúc không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia.

4 kiểu tóc tăng độ dày cho tóc thưa mỏng, "hack" gương mặt nhỏ gọn hơn

Làm đẹp

14:09:10 16/06/2024
Tóc thưa mỏng là vấn đề khiến nhiều nàng đau đầu. Tuy nhiên, các nàng có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, một trong số đó là lựa chọn kiểu tóc phù hợp.

Màn tái ngộ của 2 ngôi sao 'Phía trước là bầu trời' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hậu trường phim

14:03:42 16/06/2024
Từng là cặp đôi gây tiếc nuối nhất trong Phía trước là bầu trời , Đức Trí và Kiều Anh lại vào vai trái tuyến ở phim Trạm cứu hộ trái tim .

10 set đồ công sở có màu sắc nổi bật nhưng vẫn chuẩn thanh lịch giúp nàng trẻ hóa phong cách

Thời trang

13:27:16 16/06/2024
Khi xây dựng phong cách công sở, nhiều chị em có xu hướng ưa chuộng những set đồ mang tông màu trung tính làm chủ đạo.