Đệ nhất phu nhân Ukraine nêu nguy cơ, Mỹ – Nga bất đồng về viện trợ cho Kiev
Đệ nhất phu nhân Ukraine cho rằng nước này đang đứng trước nguy cơ “sống còn” nếu phương Tây ngừng viện trợ.
Mỹ và Nga tranh cãi về ảnh hưởng của việc viện trợ cho Kiev.
Theo Guardian, trong ngày 9/12, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã có cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh. Tại đây, bà Zelenska đã cảnh báo về nguy cơ mang tính “sống còn” nếu phương Tây ngừng viện trợ cho Ukraine.
“Chúng tôi thực sự cần những sự giúp đỡ. Chúng tôi không được phép mệt mỏi trong cuộc xung đột, chúng tôi không thể tồn tại nếu làm vậy. Nhưng nếu thế giới cũng mệt mỏi với việc giúp đỡ Ukraine, chúng tôi cũng không thể tồn tại. Thật đau lòng khi thấy những sự giúp đỡ nhiệt tình đang dần biến mất”, bà Zelenska nói.
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
Bình luận của bà Zelenska được đưa ra sau khi Thượng viện Mỹ chặn một dự luật cung cấp viện trợ cho Ukraine. Nhà Trắng cũng cảnh báo rằng, quỹ viện trợ của Washington dành cho Kiev đang cạn dần, và những mâu thuẫn chính trị có thể khiến việc phê duyệt ngân sách bị kéo dài sang năm 2024.
Nga kiểm soát nhà máy xử lý nước thải gần Avdiivka
Theo Pravda, trong ngày 8/12, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đã thông báo về việc quân đội Nga kiểm soát khu vực nhà máy xử lý nước thải ở miền nam Krasnohorivka, cách Avdiivka khoảng 5km theo hướng tây bắc.
Video đang HOT
Nguồn tin của ISW cho biết, lực lượng Nga đang tiến gần đến khu vực nhà máy than cốc ở phía tây bắc Avdiivka, đồng thời gia tăng sức ép lên khu công nghiệp ở phía đông thành phố này. Bên cạnh đó, quân đội Nga đang củng cố vị trí tại khu định cư Stepove, cách Avdiivka khoảng 3km.
Cũng theo báo cáo của ISW, thời tiết xấu đã làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tác chiến của cả Nga và Ukraine trong những ngày qua.
Mỹ và Nga tranh cãi về ảnh hưởng của việc viện trợ cho Ukraine
Theo RT, trong ngày 8/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng việc hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột đã giúp cho nền kinh tế Mỹ tăng trưởng.
“Nếu nhìn vào các khoản đầu tư mà chúng tôi đã cung cấp cho nền quốc phòng của Ukraine, 90% số tiền hỗ trợ đều được chi tiêu tại Mỹ. Điều này tạo ra nhiều việc làm hơn cho người Mỹ, thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng. Chúng ta cần tiếp tục hoạt động viện trợ, bởi cả Mỹ và Ukraine đều nhận được lợi ích”, ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters
Bình luận về phát biểu của ông Blinken, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng lợi ích mà Mỹ nhận được đang được trả bằng sinh mạng của người dân Ukraine.
“Ukraine không phải là mối quan tâm chính của Mỹ. Mối quan tâm chính của Washington luôn là lợi ích của họ, ngay cả khi phải đánh đổi bằng mạng sống của một lượng lớn người dân Ukraine”, ông Peskov nói.
Quan chức Nga cho biết, Washington đã kiếm được hàng tỷ USD bằng việc bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu. Còn việc tạo ra nhiều việc làm mới là do các gói viện trợ quân sự với Ukraine đều được trao cho các nhà thầu Mỹ phụ trách.
Tiếp đệ nhất phu nhân Ukraine, Tổng thống Hàn Quốc cam kết tăng viện trợ phi sát thương
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ mở rộng viện trợ phi sát thương của nước này cho Kiev khi ông tiếp đón đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska ngày 16/5 tại Seoul.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) bắt tay đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska, tại Văn phòng Tổng thống ở Seoul ngày 16/5/2023. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, trong buổi tiếp đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska ngày 16/5 tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cam kết sẽ mở rộng viện trợ phi sát thương của nước này dành cho Kiev.
Bà Olena Zelenska đến thăm Hàn Quốc với tư cách là đặc phái viên của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Trong cuộc gặp với Tổng thống Yoon Suk Yeol, bà Zelenska đã yêu cầu Hàn Quốc mở rộng hỗ trợ các vật tư quân sự phi sát thương, bao gồm thiết bị dò, gỡ mìn và xe cứu thương.
Theo thông tin từ văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, ông Yoon đã trả lời rằng, chính phủ của ông sẽ phối hợp chặt chẽ với NATO và các đối tác quốc tế khác để "tích cực hỗ trợ người dân Ukraine".
Tổng thống Yoon cũng lên án Nga, nói rằng "những thiệt hại khủng khiếp về sinh mạng vô tội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, là không thể chấp nhận được trong bất kỳ trường hợp nào".
Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, Lee Do Woon cho biết, bà Zelenska không yêu cầu Hàn Quốc cung cấp vũ khí trong cuộc trò chuyện giữa bà với Tổng thống Yoon.
Hàn Quốc, một nhà xuất khẩu vũ khí đang phát triển mạnh, với quân đội trang bị tốt do được Mỹ hậu thuẫn, đã cung cấp viện trợ nhân đạo và các hỗ trợ khác cho Ukraine, trong khi tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Nga. Tuy nhiên, Seoul không trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, với lý do chính sách lâu dài của nước này là không cung cấp vũ khí cho các quốc gia tham gia xung đột.
Trong chuyến thăm Hàn Quốc hồi tháng 1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Seoul hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine, nói rằng Kiev đang cần vũ khí khẩn cấp trong cuộc xung đột với Nga. Ông Stoltenberg thúc giục Hàn Quốc xem xét lại quy định không xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột để nước này có thể giúp trang bị vũ khí cho Ukraine. Ông dẫn chứng Đức, Na Uy và Thụy Điển là những quốc gia đã thay đổi chính sách xuất khẩu vũ khí để giúp Ukraine.
Một quả tên lửa rơi xuống vườn thú thành phố sau khi bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Kiev, vào rạng sáng 16/5. Ảnh: AP
Kể từ khi cuộc xung đột bùng phát, Hàn Quốc đã đạt được các thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD cung cấp xe tăng, lựu pháo, máy bay chiến đấu và các hệ thống vũ khí khác cho Ba Lan, một thành viên NATO. Một quan chức Mỹ cho biết vào tháng 11 năm ngoái rằng Mỹ đã đồng ý mua 100.000 viên đạn pháo từ các nhà sản xuất Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine, mặc dù các quan chức Hàn Quốc vẫn khẳng định rằng số đạn này nhằm bổ sung cho kho dự trữ đã cạn kiệt của Mỹ.
Theo CNN, một tài liệu tình báo bị rò rỉ của Mỹ cho thấy một cuộc trò chuyện chi tiết giữa hai quan chức an ninh quốc gia cấp cao Hàn Quốc về những lo ngại của Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc đối với yêu cầu từ Mỹ về đạn dược mà Washington sẽ gửi cho Kiev. Theo tài liệu chưa được kiểm chứng này, một trong các quan chức sau đó đã đề xuất một cách để lách chính sách mà không thực sự thay đổi nó - bằng cách bán đạn dược cho Ba Lan. Tài liệu này đã gây ra tranh cãi ở Seoul.
Trong một diễn biến khác, lực lượng Không quân Ukraine ngày 16/5 tuyên bố đã đánh chặn 18 tên lửa do Nga phóng vào nước này trong đêm 15 rạng sáng 16/5.
Tướng Valerii Zaluzhnyi, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết trên kênh Telegram: "Vào khoảng 3h30 ngày 16/5, Nga đã tấn công Ukraine từ phía bắc, nam và đông, bằng 18 loại tên lửa đất đối không, hải đối và không đối khác nhau".
Ông Zaluzhnyi đưa ra phân tích cụ thể các loại tên lửa: 6 tên lửa Kh-47M2 Kinzhal được bắn từ 6 máy bay MiG-31K; 9 tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu ở Biển Đen và 3 tên lửa đất đối đất (S-400, Iskander-M). Ông nói thêm rằng Ukraine cũng đã phá hủy máy bay không người lái do Nga phóng trong đêm.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Kiev bị không kích dày đặc "đặc biệt" vào sáng sớm ngày 16/5. "Lần này, kẻ thù đã đồng thời phát động một cuộc tấn công phức hợp từ nhiều hướng, sử dụng UAV, tên lửa hành trình và có thể cả tên lửa đạn đạo", ông Serhiy Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự thành phố Kiev, cho biết. Theo ông, cuộc tấn công này đặc biệt về mật độ, với số lượng tên lửa tấn công tối đa trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ông Popko nói thêm rằng "phần lớn các mục tiêu của kẻ thù trong không phận Kiev đã bị phát hiện và tiêu diệt". Quan chức này cho biết đây là cuộc tấn công thứ 8 vào Kiev kể từ đầu tháng 5.
Đệ nhất phu nhân Ukraine phát biểu trước quốc hội Mỹ Phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ hôm 20/7, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska cảm ơn Washington vì các khoản viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine. Dù vậy, theo phu nhân Tổng thống Volodymyr Zelensky, Kyiv cần nhiều hơn. Bà đề cập cụ thể đến các hệ thống phòng không có khả năng ngăn chặn tên lửa của...