Đề Ngữ văn chuyên vào trường Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trong 150 phút sáng 13/7, thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) phải làm hai câu nghị luận xã hội và văn học.
Bước ra khỏi phòng thi trong tràng pháo tay của các tình nguyện viên từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Lưu Thu An, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, thở phào vì đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầu tiên dù em không làm được hết.
Trong lần đầu tuyển sinh, trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn ra đề chuyên văn với vỏn vẹn hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Theo Thu An, câu nghị luận xã hội gần gũi, dễ viết và lấy ví dụ nhưng câu nghị luận văn học khiến em gặp khó. “Ngay lúc nhận đề, em đã nghĩ không thể viết dài vì câu trích trong đề chưa từng đọc”, An nói. Em viết đến mặt đầu tiên của tờ giấy thi thứ ba, dự đoán được hơn 6 điểm.
Hoàng Thanh Mai, học sinh hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, nhận định đây là đề chuyên Văn “lạ và khó nhất em từng làm”. Ở câu nghị luận xã hội, thay vì đưa ra một câu chuyện để học sinh phân tích ý nghĩa thì đề chỉ đưa ra câu hỏi duy nhất. Câu nghị luận văn học trích một câu của nhà thơ Xuân Quỳnh trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1973 em chưa từng tiếp cận nên có phần lúng túng và không thể viết được dài.
Video đang HOT
“Em dành khá nhiều thời gian cho Văn, học thêm 2-3 buổi một tuần môn này nhưng quả thực chưa từng làm đề như này. Nó khó hơn những gì em đã ôn luyện”, Mai nói. Với phần thi hôm qua ba môn Toán, Văn, Anh khả quan, Mai vẫn hy vọng trở thành học sinh chuyên Văn khóa 1 của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2020 là năm tuyển sinh đầu tiên của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Trường tuyển 100 học sinh cho các lớp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và hệ chất lượng cao, trong đó lớp chuyên Ngữ văn lấy 30 học sinh. Với khoảng 500 em đăng ký, một học sinh phải cạnh tranh với gần 17 bạn khác để giành suất vào lớp Văn.
Thí sinh đăng ký dự tuyển sẽ phải tham gia thi bốn bài gồm Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận, trừ tiếng Anh thi trắc nghiệm. Để được xét tuyển, thí sinh phải dự thi đầy đủ bốn bài, không vi phạm quy chế. Điểm thi của từng môn phải đạt từ 4 trở lên, điểm môn chuyên từ 6 trở lên. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm bốn bài, không cộng điểm ưu tiên.
Mẹo chinh phục đề thi Ngữ văn vào lớp 10 trước 'giờ G'
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 sẽ có mức độ phân hóa cao, đòi hỏi thí sinh cần có phương pháp xử lý từng dạng bài cụ thể để đạt được điểm tối đa.
Đó là nhận định của cô Văn Trịnh Quỳnh An - Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Cô cũng chia sẻ tới thí sinh một số lưu ý trong quá trình ôn luyện và làm bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 để đạt được kết quả tốt nhất.
Cô Văn Trịnh Quỳnh An - Giáo viên môn Ngữ văn
Đề thi môn Ngữ văn vào 10 thường có cấu trúc 2 phần với 3 câu hỏi.
Phần thứ nhất là đọc - hiểu, chiếm trọng số 3 điểm, trong đó có 4 câu hỏi. Thông thường câu đầu tiên sẽ liên quan tới kiến thức của các phần Tiếng Việt như phương châm hội thoại, phép liên kết trong câu, phép liên kết trong đoạn, các thành phần biệt lập...
Bên cạnh đó là các câu hỏi liên quan đến nội dung của phần văn bản đọc - hiểu. Sau đó sẽ là các câu hỏi về biện pháp tu từ, hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ... Câu hỏi thứ 4 thông thường sẽ là những câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp, yêu cầu nêu quan điểm của bản thân về vấn đề nào đó liên quan tới nội dung đoạn văn bản đọc - hiểu.
Đây là phần giúp học sinh dễ dàng lấy điểm và có thể đạt được điểm số tuyệt đối. Do đó, hãy luôn chú ý đọc kĩ đề và thực hiện theo nguyên tắc đề hỏi gì trả lời nấy, đi trực tiếp vào vấn đề.
Một điểm thú vị ở phần đọc - hiểu trong đề thi môn Ngữ văn vào 10 là phần này có 2 văn bản chứ không chỉ có 1 văn bản. "Đây là cách ra đề rất hay, đòi hỏi các em phải có tư duy nhìn nhận, so sánh, đối chiếu để thấy được sự tương đồng hoặc khác biệt", cô Quỳnh An nhấn mạnh.
Phần thứ hai là phần làm văn, bao gồm 2 câu: Câu nghị luận xã hội chiếm 3 điểm và câu nghị luận văn học chiếm 4 điểm. Đề thi môn Ngữ văn không đặt nặng về kiến thức trong sách giáo khoa mà luôn ra đề ở dạng mở, với những câu hỏi gần gũi, tình cảm, thú vị. Ở cả 2 câu của phần làm văn đều có từ 2 câu hỏi trở lên để thí sinh có quyền lựa chọn vấn đề nghị luận, dễ dàng thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của mình.
Đặc biệt, trong phần nghị luận văn học thường sẽ có 2 đề, trong đó đề thứ nhất nghiêng về kiến thức văn bản và các tác phẩm mà các em đã được học trong chương trình. Đề thứ hai nghiêng nhiều hơn về kiến thức lý luận văn học. Yêu cầu lý luận ở đề thứ hai cũng không quá cao, tuy nhiên, các em vẫn cần phải có một số kiến thức lý luận văn học nhất định để xử lý dạng đề này.
Bên cạnh việc nắm chắc cấu trúc đề thi và cách làm từng dạng bài cụ thể, trong quá trình thi, học sinh cũng cần chú ý một số kỹ năng để tránh sai sót và có thể hoàn thành bài làm một cách tốt nhất.
Trước hết, các em cần đọc kĩ đề và câu hỏi để trả lời đúng trọng tâm, tránh lạc đề hoặc trả lời dài dòng, thừa ý. Tiếp đó, học sinh cũng cần phân bổ thời gian làm bài hợp lí, tránh việc quá tập trung vào một phần hoặc một ý, dẫn đến bài viết không hoàn chỉnh, hoặc một số phần viết sơ sài, thiếu kết bài...
Thi vào lớp 10: Học sinh 2K5 cần "tránh xa" những lỗi sai cơ bản này để đạt điểm cao Phân bổ thời gian không hợp lý, quá chủ quan với những dạng bài dễ và quen thuộc hay xác định không đúng yêu cầu của đề bài, ... là những sai lầm học sinh 2k5 cần "tránh xa" khi làm bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10. Một số lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Ngữ văn vào lớp...