Đề nghị tạm dừng hoạt động khám, chữa bệnh tại Bạch Mai 2
UBND tỉnh Hà Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đề nghị tạm dừng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch mai cơ sở 2.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Nam xác nhận, UBND tỉnh Hà Nam vừa có văn bản gửi đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế xem xét, chỉ đạo tạm dừng toàn bộ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam. Trước khi gửi văn bản, phía Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 cũng đã tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
Trước đó, Sở Y tế Hà Nam đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai thực hiện điều tra, giám sát, theo dõi, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 8 trường hợp là công nhân Công ty TNHH Trường Sinh (công ty chuyên cung cấp nước và xuất ăn cho Bệnh viện Bạch Mai).
Khu khám bệnh, khu ở, phòng ăn, khu bếp của cơ cở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam đã được khử khuẩn. Điều tra mở rộng lấy 38 mẫu của các đơn vị cung ứng dịch vụ tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, hướng dẫn cách ly và theo dõi sức khỏe theo quy định.
Video đang HOT
Đồng thời tỉnh Hà Nam cũng triển khai rà soát 1.355 trường hợp đã điều trị nội trú, ngoại trú và khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3. Hiện tại, ngành y tế Hà Nam đã và đang tiếp tục tiến hành điều tra, giám sát, theo dõi và cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định 15 trường hợp nghi ngờ có tiền sử dịch tễ liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai như: là người đã chăm sóc người thân tại bệnh viện (1 người), là bệnh nhân từng nằm điều trị tại bệnh viện (3 người), nhân viên làm việc tại nhà bếp bệnh viện Bạch Mai (11 người).
Đức Văn
Khám, chữa bệnh tại TP.HCM thay đổi ra sao?
Ngày 1.4, Sở Y tế TP.HCM có chỉ đạo khẩn đối với các bệnh viện (BV), phòng khám đa khoa trên địa bàn TP, theo đó đến nhà khám chữa bệnh (KCB), phát thuốc cho người trên 60 tuổi.
Người cao tuổi không cần phải đến bệnh viện trong thời điểm này khám chữa bệnh (trừ cấp cứu) - Ảnh: Duy Tính
Việc này nhằm hạn chế người trên 60 tuổi ra đường, hạn chế tập trung đông người.
Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế, đối với người cao tuổi mắc bệnh lý thông thường, không cần nhập viện để điều trị, Sở Y tế chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị phân công bác sĩ, điều dưỡng đến KCB tại nhà cho họ... Về hình thức cấp phát thuốc sau khi KCB, nhân viên y tế giao thuốc tại nhà cho người bệnh. Tuy nhiên, người nhà người bệnh có thể đến nhận thuốc tại đơn vị.
Mặt khác, các BV chủ động phối hợp các trạm y tế xã phường nơi người bệnh cư trú để có kế hoạch điều chuyển người bệnh có bệnh lý mãn tính ổn định về trạm y tế để được tiếp tục theo dõi và điều trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh và giảm tải cho BV.
Đáp ứng nhu cầu xe cấp cứu
Liên quan đến việc cấm các xe vận tải hành khách, các xe taxi truyền thống và công nghệ hoạt động có gây khó khăn cho người dân đi khám bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng, người phát ngôn Sở Y tế TP.HCM cho biết việc cấm các phương tiện trên là nhằm hạn chế việc đi du lịch, đi việc riêng nhằm đáp ứng chỉ đạo trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Còn xe quân đội, xe cấp cứu, xe y tế vẫn hoạt động. Do vậy, khi người dân có nhu cầu cấp cứu thì gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ. Hiện nay Trung tâm cấp cứu 115 có 32 trạm vệ tinh phủ khắp 24 quận, huyện để điều phối. Mặt khác, khi cần cấp cứu, người dân có thể gọi đến các đơn vị y tế trên địa bàn cư ngụ để được hỗ trợ. Đến hôm nay, ngành y tế chưa nghe than phiền về việc cấp cứu.
"Với người dân đi khám bệnh như người cao tuổi, mãn tính đã được ngành y tế phục vụ như nói trên. Những đối tượng khác mắc các bệnh thông thường, thì chỉ nên đến cơ sở y tế địa phương, trạm y tế cũng có thể đáp ứng được, không lý gì phải đi xa lên trung tâm TP", bác sĩ Mai nói.
Giải pháp cho bệnh nhân tái khám
Hầu hết các bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM đều đã có kế hoạch và giải pháp cho bệnh nhân (BN) có lịch hẹn tái khám.
TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM cho hay, từ trước khi có quyết định cấm xe vận tải hành khách vào TP.HCM, BV đã chủ động kéo dài thời gian hẹn tái khám BN để tránh tập trung đông phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số BN đến hẹn tái khám.
BN tái khám có điều kiện thì đến BV khám bình thường, còn nếu không đến được thì BV đã thực hiện tư vấn qua điện thoại để BN đến BV địa phương điều trị nếu cần thiết. BV sẽ scan giấy tờ, cả giấy xuất viện để BN điều trị tại BV địa phương, hưởng bảo hiểm y tế.
Còn nếu BN chờ được (bệnh không nặng) thì chờ cho đến khi hết thời hạn cấm xe vận tải hành khách. Ngoài ra, BV đang phối hợp nhà mạng để làm những đầu số cho các khoa, BN cần tư vấn thì gọi trực tiếp vào số tư vấn của từng khoa. BV cũng sẽ phối hợp với các BV địa phương để điều trị cho BN.
Duy Tính
Người Việt Nam tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả phí điều trị nếu mắc COVID-19 BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được kịp thời khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến khi nghi ngờ nhiễm virus Corona Phối hợp thanh toán chi phí KCB BHYT, chế độ ốm đau...