Để mái tóc, làn da của bạn luôn tươi trẻ như thuở đôi mươi
Những dấu hiệu của tuổi tác ập đến như da nhăn nheo, nám sạm, tóc gãy rụng… khiến không ít chị em rơi vào trạng thái lo âu, stress và loay hoay tìm cách thích nghi.
Những bí quyết dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.
3 bước không thể thiếu
Hãy nhớ 3 bước chăm sóc không thể thiếu mỗi ngày đó là: làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng.
Tuy không biểu hiện rõ ràng như ở độ tuổi 30 nhưng sự lão hóa thực ra cũng đã bắt đầu diễn ra ở làn da 20 tuổi. Và đến khi 30, hay ngoài 40, bạn chợt nhận ra rằng, nếu như mình quan tâm và chăm sóc đến làn da sớm hơn, thanh xuân sẽ không vội vã qua đi như vậy.
Hãy hình thành thói quen chăm sóc mỗi ngày, đừng đợi da xấu đi rồi mới chăm. Khi làn da tiến vào giai đoạn lão hóa nhanh hơn, sẽ rất khó để khắc phục được điều này. Hãy chủ động, đúng lúc và kiên trì!
Bạn cần có một kế hoạch chăm sóc theo tuần hoặc một lộ trình dài hạn hơn. Bạn sẽ biết được ở thời gian nào sẽ tương ứng với lộ trình chăm sóc nào là phù hợp. Chăm sóc da trong mùa đông khác với mùa hè, hay ban ngày sẽ không giống với ban đêm, ở độ tuổi 30 sẽ cần phải thay đổi so với độ tuổi 20.
Ăn uống
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ cần thiết cho cơ thể mà còn cho cả sức khỏe làn da của bạn. Các dưỡng chất bao gồm protein, các chất chống oxy hóa, vitamin và collagen có thể giúp cải thiện làn da của bạn.
- Uống nước dù không khát để tránh mất nước
Video đang HOT
- Uống nhiều nước trái cây, rau củ, nước uống bổ sung điện giải khi lao động ngoài trời.
- Hạn chế nước đá, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, cafein…
- Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sinh hoạt
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Giữ nhà cửa, nơi làm việc thông thoáng.
- Mặc đồ thoáng, nhẹ, rộng.
- Luyện tập thể thao đều đặn; không tập quá sức trong môi trường nắng nóng.
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp hoặc gió quạt thổi trực tiếp gắn vào người.
Bảo vệ da trước nắng nóng
Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
Bôi kem chống nắng, tránh quần áo quá dày và tối màu. Tránh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt từ 11h-15h vì đây là thời gian nắng gay gắt nhất.
Lo âu, sợ hãi ảnh hưởng đến sức khỏe làn da
Quá nhiều cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà không tốt cho sức khỏe làn da.
Các chuyên gia thẩm mỹ và chuyên gia sức khỏe cho biết tâm trạng có tác động lớn đến vẻ ngoài của bạn. Tiến sĩ Geeta Grewal đã nêu rõ những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến làn da như thế nào.
Căng thẳng
Căng thẳng gây ra phản ứng hóa học trong cơ thể khiến da nhạy cảm và phản ứng hơn. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tăng đột biến hormone adrenaline và cortisol. Sự gia tăng adrenaline khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, kích hoạt các tuyến mồ hôi, gây ra tình trạng bị mất nước. Nếu không bổ sung nước cho cơ thể, làn da sẽ bị khô và mất nước.
Bên cạnh đó, căng thẳng còn gây ra tình trạng thiếu ngủ và là một trong những nguyên nhân khiến da sạm màu. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ tự nhiên của da, làm da khô và nhạy cảm hơn.
Chưa hết, căng thẳng dẫn đến gia tăng các yếu tố gây viêm, hình thành sắc tố, phá vỡ collagen và elastin gây mỏng da, làm chậm chu kỳ tế bào da dẫn đến việc kéo theo các tế bào chết trên bề mặt da, khiến làn da không khỏe, xỉn màu và bị thay đổi sắc tố da. Căng thẳng còn gây co thắt các mạch máu nhỏ gây thiếu hụt nguồn cung cấp máu, thiếu dinh dưỡng và hydrat hóa cho da.
Tức giận
Sự tức giận làm cho cơ mặt của bạn căng thẳng và theo thời gian sẽ hình thành các nếp nhăn. Việc bạn luôn tức giận cũng ảnh hưởng đến hiệu quả trẻ hóa và chữa lành của chính làn da. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Brain, Behavior, Immunity - các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc chữa lành và thay đổi tế bào ở những người tức giận lâu hơn gấp 4 lần so với những người kiểm soát được tính khí của mình.
Những người tức giận có cường độ hormone cortisol cao, gây ức chế sản xuất collagen, một yếu tố quan trọng trong việc chữa lành da và là nguyên nhân gây ra nếp nhăn.
Lo âu
Khi lo âu cơ thể cũng sẽ giải phóng nhiều cortisol. Nồng độ hormone này tăng lên gây ra viêm các tế bào da, đồng thời tăng tiết các chất bã nhờn, dễ gây mụn trứng cá. Cortisol còn có thể dẫn đến giảm axit hyaluronic - chìa khóa của làn da tươi trẻ và sản xuất collagen. Kết quả khiến làn da bị khô và nếp nhăn nhiều hơn.
Nỗi sợ hãi
Khi bạn cảm thấy bị đe dọa hoặc gặp nguy hiểm, phản ứng đầu tiên của não là báo hiệu tuyến thượng thận tiết ra epinephrine, hay còn gọi là adrenaline khiến tốc độ nhịp tim tăng lên, dồn máu đến các cơ. Adrenaline đôi khi cũng lấy đi một lượng máu trên da và mặt, đồng thời làm co mạch máu trên da để kiểm soát và hạn chế chảy máu nếu bị thương. Nỗi sợ có thể khiến da nhợt nhạt và xỉn màu.
Để loại bỏ tâm trạng tiêu cực và các vấn đề về da bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, điều quan trọng là chúng ta phải cố gắng duy trì cuộc sống lành mạnh. Bạn cần giữ cho cơ thể đủ nước, tuân thủ chế độ chăm sóc da và thói quen hàng ngày và tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
Bạn nên kết nối với những người có tần số rung cảm tích cực. Đừng quên tập thể dục thường xuyên vì nó giúp tạo ra endorphins, hormone hạnh phúc chủ yếu giúp bạn đối phó với căng thẳng và giảm cảm giác đau đớn.
Vì sao da có mụn dù chỉ ở nhà? Nguyên nhân gây mụn trên da mặt đến từ nhiều yếu tố khác ngoài việc trang điểm hay ô nhiễm. Chúng là những điều bạn thường không nhận thấy và bỏ qua. Trong thời gian dịch bệnh, mọi người cần ở nhà để hạn chế tình trạng lây lan trong cộng đồng. Dù không phải trang điểm hay tiếp xúc với khói bụi,...