Để học sinh Yên Bái tự tin trong năm học mới

Theo dõi VGT trên

Là địa phương “vùng xanh” không có Covid-19 lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng, bước vào năm học mới 2021-2022, Yên Bái tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Bước đầu xây dựng mô hình “ trường học hạnh phúc”, tập trung vào việc bảo đảm an toàn trong nhà trường, không để học sinh yếu thế bỏ học do nguyên nhân khách quan gây ra.

Để học sinh Yên Bái tự tin trong năm học mới - Hình 1

Một lớp dạy chữ Thái cho học sinh thị xã Nghĩa Lộ trong giờ ngoại khóa.

An toàn thực phẩm trong trường học

Một khâu quan trọng của các lớp bán trú là bữa ăn trưa, làm sao vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đủ chất dinh dưỡng, học sinh ăn ngon, ăn hết suất ăn, bảo đảm phòng, chống dịch bệnh không để xâm nhập vào lớp học.

Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái có gần 1.400 học sinh, bếp ăn mỗi ngày cung cấp hơn 1.340 suất ăn cho học sinh bán trú và 60 suất ăn cho cán bộ giáo viên, thực đơn thay đổi theo ngày, tuần. Trong khu vực bếp ăn, được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, bố trí thoáng mát, sạch sẽ, chia thành các khu riêng biệt từ khu đựng nguyên liệu, chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn, chia thức ăn đã nấu chín, các thức ăn trong ngày được lưu mẫu nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm…

Để học sinh Yên Bái tự tin trong năm học mới - Hình 2

Giờ học của cô và trò huyện Lục Yên (Yên Bái).

Hiệu trưởng nhà trường Vũ Hoàng Anh cho biết, qua thành lập tổ hợp tác nhân viên dinh dưỡng gồm 15 người, được khám sức khỏe định kỳ, được tập huấn thường xuyên kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn hoạt động theo quy định.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn thực phẩm. Ban đại diện phụ huynh tham gia giám sát việc tổ chức bữa ăn, khâu nhập thực phẩm, công khai tài chính. Việc lưu mẫu thức ăn được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy định, theo dõi hàng ngày. Do đó, các học sinh trường tiểu học Nguyễn Thái Học đều được ăn nóng, ăn đủ chất dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe để học tập.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP Yên Bái Nguyễn Trường Giang cho hay, nhờ làm tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, sau hơn 1 tháng tựu trường, tại 45 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 678 nhóm, lớp, 23.011 cháu mầm non, học sinh phổ thông đều an toàn, không có trường hợp nào ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn của các trường học.

Vượt khó đưa trẻ đến lớp

Năm học 2021-2022, huyện Văn Yên có hơn 1.900 học sinh là con em hộ nghèo và cận nghèo cần được hỗ trợ để đến lớp do chính sách thay đổi.

Theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 433 của Uỷ ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, huyện Văn Yên có 451 học sinh tại 3 xã Lâm Giang, Xuân Tầm, Tân Hợp không còn được hưởng chế độ bán trú (được hỗ trợ tiền ăn 596.000 đồng/học sinh/tháng và 15 kg gạo/học sinh/tháng). Có 913 trẻ mầm non không hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 (160.000 đồng/học sinh/tháng).

Video đang HOT

Để học sinh Yên Bái tự tin trong năm học mới - Hình 3

Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp tại Trường tiểu học thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

Trước khai giảng, thầy giáo Nguyễn Trọng Hiệp, Trường tiểu học Lâm Giang, không quản dốc cao, đường núi trơn trượt, cùng cán bộ xã đến từng nhà vận động trẻ ra lớp.

Thầy Hiệp tâm sự, do học sinh là dân tộc Dao, nhà ở xa lớp hơn 5 km, nhiều gia đình vừa thoát nghèo, nay học sinh không còn được hỗ trợ tiền ăn, khiến các em dễ bỏ học. Thầy phải dùng lời hay, lẽ phải của việc học cái chữ, phải tuyên truyền chính sách của Đảng cho dân hiểu, dân tin, tìm hiểu khó khăn của họ để đề xuất với xã tìm hướng giải quyết, từ đó họ mới tiếp tục cho con em đến lớp.

Bí thư Đảng ủy xã Lâm Giang Vũ Văn Hải đánh giá, khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cả xã có 234 em không còn được hưởng chế độ bán trú, việc bỏ học sẽ xảy ra là có thật. Vậy nên, Đảng ủy xã sớm ra Nghị quyết chuyên đề, tập trung vào việc đưa trẻ ra lớp, phân công các cán bộ cùng giáo viên xuống từng hộ dân tuyên truyền vận động, xóa bỏ tính trông chờ ỷ lại vào chế độ bao cấp, chủ động khắc phục khó khăn, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để học sinh Yên Bái tự tin trong năm học mới - Hình 4

Học sinh trường dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải được kiểm tra y tế trước khi nhập học.

Đối với học sinh Tiểu học có khoảng cách từ nhà đến trường dưới 5 km, vận động cha mẹ học sinh đưa đón hằng ngày; đối với các lớp học 2 buổi/ngày, nếu học sinh có nhu cầu ăn trưa tại trường thì gia đình đóng góp kinh phí ăn trưa cho con em mình. Với phương châm “trường hỗ trợ trường; lớp hỗ trợ lớp; học sinh ở vùng có điều kiện thuận lợi giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vùng dân tộc thiểu số”, xã vận động các nhà hảo tâm ủng hộ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không để học sinh nào bỏ học.

Bằng những biện pháp quyết liệt, đến nay 100% học sinh bị ảnh hưởng bởi Quyết định 861 và 433 tại huyện Văn Yên đã ra lớp đầy đủ. Để duy trì tỷ lệ chuyên cần này, huyện Văn Yên cùng ngành địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động sự chung tay ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng các nhà hảo tâm hỗ trợ các em học sinh vơi bớt khó khăn để tới trường.

Gặp cô giáo Lê Thị Ngân, chủ nhiệm lớp 12B, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình cho hay, nhà trường có 10 lớp với 380 học sinh, dạy tại 3 khu phân tán. Do đặc thù của nhà trường có một số em học sinh xác định vừa học văn hóa vừa học nghề, đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở xa, khi đến học phải ở trọ xung quanh trường.

Để các em yên tâm học tập, ngay từ khâu tuyển sinh, giáo viên đã tìm phòng trọ, hỗ trợ một số đồ dùng sinh hoạt, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. Đối với nhóm học sinh khuyết tật, ngoài việc miễn giảm học phí, chủ nhiệm lớp đến từng nhà phụ huynh để nắm bắt tình hình gia cảnh nhằm kịp tháo gỡ khó khăn, nên các em: Hà Quang Văn, Lương Ngọc Ánh, Đinh Ngọc Huyền… là học sinh khuyết tật của lớp luôn bảo đảm sĩ số, nắm được kiến thức trên lớp, gia đình an tâm khi các em tới lớp.

Để học sinh Yên Bái tự tin trong năm học mới - Hình 5

Trẻ mẫu giáo dân tộc H’Mông trong giờ chơi tại bản Khuôn Bổ, xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái Đào Anh Tuấn cho biết, đến nay, Yên Bái có 22 trường phổ thông không còn học sinh bán trú hưởng chính sách, 19 trường giảm học sinh hưởng chính sách; có hơn 2.200 học sinh không còn được hưởng chính sách theo Nghị định số 116 của Chính phủ; giảm 11.314 học sinh hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; giảm 3.684 trẻ mẫu giáo hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa theo Nghị định số 105 của Chính phủ.

Do vậy, Ngành đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát các trường không còn học sinh bán trú, xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất của các trường bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Rà soát các đối tượng không được hưởng chính sách theo Quyết định 861, để tuyên truyền, vận động các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện chi trả kịp thời chế độ trợ cấp 1 lần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Điều 8, Nghị định 76 ngày 08/10/2019 của Chính phủ…

Với những giải pháp trên, đã tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách đối với nhà giáo và học sinh miền núi, thực hiện thành công việc “Dạy tốt, học tốt” ở tỉnh miền núi Yên Bái.

Giáo dục Yên Bái 30 năm đổi thay đáp ứng yêu cầu phát triển

GD&ĐT tỉnh Yên Bái sau 30 năm tái lập tỉnh đã có nhiều khởi sắc, xây dựng trường học hạnh phúc, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới - nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT, chia sẻ.

Giáo dục Yên Bái 30 năm đổi thay đáp ứng yêu cầu phát triển - Hình 1


Đ/c Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái trao quà cho các em HS Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Bản Công, huyện Trạm Tấu trong lễ khai giảng năm học 2021 - 2022.

Quyết tâm tạo sự đổi thay

Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT nhớ lại: Ngày 1/10/1991, tỉnh Yên Bái được tái lập theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII. Ở thời điểm mới tái lập tỉnh, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn; hệ thống giáo dục, quy mô, mạng lưới trường, lớp còn nhiều bất cập.

Năm học 1991-1992, toàn tỉnh có 340 trường, trên 5.100 lớp, trên 125.000 học sinh, trên 8.100 giáo viên, trên 4.000 phòng học, trong đó hơn 60% là phòng học tạm; 62 xã trắng về GD mầm non.

Giáo dục Yên Bái 30 năm đổi thay đáp ứng yêu cầu phát triển - Hình 2


Đ/c Vương Văn Bằng trao quyết định chuyển công tác về miền xuôi cho các GV hoàn thành tốt nhiệm vụ ở miền núi

Khó khăn chồng chất khó khăn, điều kiện địa lý, khí hậu, hạ tầng cơ sở cùng với rào cản về phong tục tập quán của người dân tộc khiến tỷ lệ huy động trẻ đến trường thấp (số trẻ ra lớp học đúng độ tuổi bậc tiểu học chỉ đạt 68%); Tỷ lệ học đi học chuyên cần rất thấp, số học sinh bỏ học cao (cấp tiểu học là 12%, cấp trung học là 22,6%; cấp trung học phổ thông là 14,2%). Toàn tỉnh lúc này chỉ có 4 trường phổ thông dân tộc nội trú (1 trường THPT, 3 trường THCS ở các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải).

Từ đồng bằng đến miền núi, các thầy cô giáo đã đang gắng sức hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ trên mặt trận GD. Họ nỗ lực tạo sự đổi thay, xây dựng trường học hạnh phúc, đưa GD chất lượng tới từng thôn bản. GD dân tộc đang xóa dần khoảng cách miền ngược và vùng xuôi. Chất lượng GD toàn diện đã và đang làm đổi thay để GD&ĐT Yên Bái vươn tới tấm cao mới - Giám đốc Vương Văn Bằng

Quán triệt quan điểm GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, GD&ĐT Yên Bái đã có bước phát triển vượt bậc.

Sau mỗi nhiệm kỳ đại hội, sau mỗi năm học, GD&ĐT Yên Bái đều có sự tiến bộ, đổi mới, mạng lưới trường lớp, quy mô GD phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên, giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, giáo dục mũi nhọn được trú trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Diện mạo mới cho GD-ĐT

Nhà giáo Vương Văn Bằng vui vẻ cho biết: Gian khó đã dần lùi bước, đến nay mạng lưới trường, lớp học, quy mô từ GDMN, GDPT, GDTX, giáo dục nghề nghiệp đã phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong tỉnh. Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Yên Bái đã thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với GDMN, GDPT giai đoạn 2016-2020, hệ thống trường lớp được sắp xếp phù hợp, tinh gọn và hiệu quả; tạo điều kiện để học sinh được học tập tại điểm trường chính, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giáo dục Yên Bái 30 năm đổi thay đáp ứng yêu cầu phát triển - Hình 3


Các thầy cô giáo đã và đang nỗ lực tạo sự đổi thay cho GD vùng dân tộc ở Yên Bái

Chất lượng GD toàn diện từng bước được nâng lên. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH liên tục tăng cao; nhiều học sinh đã đỗ thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH,CĐ. Công tác GD mũi nhọn được nâng cao về số lượng, chất lượng và phát triển bền vững. Năm 2015, Yên Bái có 1 học sinh đạt giải trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á; năm 2019, có 1 học sinh đoạt huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Hoá học Quốc tế. Năm học 1991-1992 có 4 giải học sinh giỏi THPT cấp quốc gia, năm học vừa qua tăng lên 26 giải.

GIám đốc Vương Văn Bằng đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của động ngũ những người đang thực hiện nhiệm vụ trồng người. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, GV có trình độ chuyên môn, có ý thức tự học, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Làm tốt công tác XHHGD để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển GD. Đồng thời huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển GD, khuyến khích phát triển cơ sở GD ngoài công lập.

Công tác giáo dục dân tộc có những chuyển biến mạnh mẽ. Chất lượng giáo dục dân tộc, vùng cao được nâng lên rõ rệt. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, nâng cao chất lượng theo hướng bền vững. Công tác phân luồng học sinh luôn được triển khai có hiệu quả, hàng năm, trên 20% học sinh tốt nghiệp THCS, 40% học sinh tốt nghiệp THPT vào học trung cấp, học nghề, cao đẳng, góp phần tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Những nhiệm vụ đặt ra

Nhà giáo Vương Văn Bằng cho rằng: Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra, đưa GD&ĐT phát triển bền vững lên tầm cao mới, trước hết, phải làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD&ĐT phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thực hiện tốt công tác phối hợp, tạo sự đồng thuận của nhân dân, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội chăm lo cho phát triển GD.

Giáo dục Yên Bái 30 năm đổi thay đáp ứng yêu cầu phát triển - Hình 4


Trong một lần đi vận động học sinh ra lớp của các thầy giáo Trường TH&THCS bán trú số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên

Tiếp đến là thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên, học sinh, học viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT; triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành. Tạo sự đồng thuận và quyết tâm đổi mới nâng tâm GD&ĐT cho quê hương Yên Bái.

Tới đây, Yên Bái sẽ tiếp tục sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp theo hướng hợp lý, tinh gọn, hiệu quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện; trú trọng phát triển GD dân tộc, GD vùng cao, GD mũi nhọn; thực hiện tốt chương trình GDPT 2018; thực hiện việc phân luồng GDPT theo lộ trình hợp lý tạo nguồn đào tạo nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy; tích cực chuyển đổi số, xây dựng trường học thông minh, GD thông minh gắn với đô thị thông minh của tỉnh.

Nhà giáo Vương Văn Bằng cho rằng, sự quan tâm đầu tư của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nỗ lực to lớn của các thầy cô giáo, cùng sự chung tay góp sức của các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân đã làm nên diện mạo mới của GD&ĐT tỉnh Yên Bái.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được tỉnh quan tâm gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV các bậc học được quan tâm xây dựng cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Toàn tỉnh đã làm tốt công tác xã hội hóa GD; công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo nên phong trào sâu rộng toàn dân tham gia làm GD.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Căng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạngCăng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạng
06:16:05 24/04/2025
Theo chân người phụ nữ bán rau ở chợ về đến nhà, choáng váng vì cuộc sống thật: "Phú bà" cũng chỉ đến thế!Theo chân người phụ nữ bán rau ở chợ về đến nhà, choáng váng vì cuộc sống thật: "Phú bà" cũng chỉ đến thế!
07:12:42 24/04/2025
BXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê ngườiBXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê người
05:54:35 24/04/2025
Vụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờVụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờ
07:35:24 24/04/2025
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư ở Hà Nội xuống đất tử vong: Camera ghi lại được gì?Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư ở Hà Nội xuống đất tử vong: Camera ghi lại được gì?
07:04:56 24/04/2025
Chị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờnChị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờn
05:27:32 24/04/2025
Bất ngờ phát hiện có người đặt camera quay lén, Trấn Thành chỉ tay thẳng mặt nói 1 câu bùng nổ tranh cãiBất ngờ phát hiện có người đặt camera quay lén, Trấn Thành chỉ tay thẳng mặt nói 1 câu bùng nổ tranh cãi
07:52:01 24/04/2025
Phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ AnPhát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An
07:07:14 24/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu vương MSI lâm cảnh khốn cùng, nguy cơ bay màu ngay trong mùa giải 2025

Cựu vương MSI lâm cảnh khốn cùng, nguy cơ bay màu ngay trong mùa giải 2025

Mọt game

08:50:04 24/04/2025
Trong lịch sử MSI, có thể nói, Royal Never Give Up là cái tên giàu truyền thống nhất. Bởi lẽ, đại diện của LPL cho đến hiện tại vẫn đang là đội tuyển vô địch giải đấu này nhiều nhất
Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Tin nổi bật

08:38:28 24/04/2025
Riêng tài xế lái xe đang được điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai. Hiện bệnh nhân tỉnh, giảm đau ngực trái, tiếp tục điều trị, theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực của đơn vị.
Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Sức khỏe

08:36:01 24/04/2025
Sau những giây phút căng thẳng trong phòng mổ, bệnh nhân được chuyển về phòng theo dõi nhưng áp lực chưa kết thúc. Bác sĩ vừa theo dõi bệnh nhân vừa trấn an cho người nhà bệnh nhân. Trong đầu họ bộn bề với những suy nghĩ, lo lắng.
Bùi Anh Tuấn: "Có những sự bất ổn không muốn ai thấy. Tôi thuyết phục chính mình trở lại để đứng cùng với Trung Quân"

Bùi Anh Tuấn: "Có những sự bất ổn không muốn ai thấy. Tôi thuyết phục chính mình trở lại để đứng cùng với Trung Quân"

Nhạc việt

08:33:20 24/04/2025
Bùi Anh Tuấn trở lại sau thời gian dài vắng bóng vì nhiều vấn đề trong cuộc sống và Trung Quân luôn ở đó như chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho bạn mình.
Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt

Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt

Sao châu á

08:28:12 24/04/2025
Châu Nhuận Phát và Lương Triều Vỹ hội ngộ tại một bữa tiệc tại Hong Kong (Trung Quốc) gần đây. Hai nam nghệ sĩ đều được xem là tượng đài nhan sắc và tài năng của điện ảnh xứ hương cảng.
Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu

Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu

Sao việt

08:16:45 24/04/2025
Ca sĩ Trọng Tấn cho biết, bản thân sống đơn giản, luôn tìm niềm vui trong những điều nhỏ bé sau ánh đèn sân khấu.
Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"

Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"

Hậu trường phim

07:56:01 24/04/2025
Từ vai diễn định mệnh đến cái kết cổ tích ngoài đời thật, Nhã Phương đã có hành trình lên đời khiến ai cũng phải ghen tị.
Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá

Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá

Phim việt

07:43:56 24/04/2025
Sau khi biết tên và nghe Quân nhắc đến dượng Sịa trong cuộc nói chuyện điện thoại với mẹ, Đại nhận ra Quân chính là đứa con trai đã xa cách 20 năm trời.
Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine

Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine

Thế giới

07:31:16 24/04/2025
Đầu tháng này, Ukraine cho biết đã bắt giữ hai công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho quân đội Nga tại tỉnh Donetsk. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tuyên bố rằng vài trăm công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho Nga trong cuộc chiến.
'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu

'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu

Netizen

07:18:09 24/04/2025
Hạ sĩ Bùi Thị Phương Ngọc, thuộc khối nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, thu hút sự chú ý với sắc vóc nổi bật. Cô tốt nghiệp ĐH Luật TP.HCM và từng tham gia các cuộc thi sắc đẹp.
Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối

Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối

Ôtô

07:10:27 24/04/2025
Trong hành trình chinh phục Tây Bắc, Hilux đã thể hiện rõ thực lực khi mạnh mẽ vượt mọi địa hình dù cõng trên lưng nhiều đồ đạc của các thành viên trong đoàn.