Để học sinh không dùng điện thoại “giết” thời gian
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc học không thể thiếu các thiết bị thông minh. Do đó, theo tôi ngoài việc cân nhắc nên hay không cho học sinh sử dụng điện thoại, thì các trường, các giáo viên cần có giải pháp làm thế nào để học sinh ngồi học trong lớp không phải dùng điện thoại để “giết” thời gian, mà tìm được sự hứng thú trong mỗi giờ học, yêu thích tiết học, yêu thích sự truyền thụ kiến thức của mỗi giáo viên.
Điều này, cần sự chủ động làm mới kiến thức, đổi mới phương pháp dạy của giáo viên để lôi cuốn, hấp dẫn các em, dẫn dụ các em vào tiết học một cách sôi nổi…
Một thực tế hiện nay, việc dạy và học trong trường công chủ yếu là học “chay”, nhất là giờ thực hành trong các môn Lý, Hóa, Sinh… Những bài thực hành nhưng được giáo viên giảng bằng lời, thiếu hình ảnh minh họa, thiếu cả thao tác thực hành trực tiếp khiến bài giảng trở nên khô cứng, khó hiểu, khó nhớ. Trong điều kiện như thế, giáo viên có thể thu hút học sinh của mình vào tiết học, cùng nhau “thực hành” bằng cách xem bài thực hành qua một số đoạn video trên các website giáo dục là một cách giảng và dạy tích cực, chủ động. Đây cũng là một cách giúp học sinh không “ghiền” điện thoại trong lớp.
Cách đây hơn 40 năm, khi tôi còn học THCS, thời ấy đất nước còn nghèo, trường lớp thiếu, trang thiết bị, dụng cụ học tập cũng rất thiếu, nhưng thầy giáo dạy môn sinh vật của chúng tôi thường xuyên cho cả lớp thực hành tại chỗ. Khi học về sự phát triển của cây lúa, thầy đã đạp xe ra cánh đồng xin mấy cây mạ, cây lúa chưa trổ đòng, cây lúa đã trổ đòng, rồi thầy ra chợ xin một nắm hạt thóc và mang từ nhà đi một nắm gạo… Từ những “nguyên liệu” thực hành có được, thầy cho chúng tôi xem cách phát triển từ một hạt thóc, thành một hạt gạo trải qua những giai đoạn nào… và giúp chúng tôi hình dung rất dễ dàng, nhớ rất lâu.
Cho nên, suy cho cùng tất cả đều phụ thuộc vào cái tâm và sự sáng tạo của người thầy trong giảng dạy. Nếu giáo viên có phương pháp giảng dạy chủ động, sáng tạo thì chúng ta không cần phải bàn bạc, cân nhắc việc nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học.
Có nên cho học sinh dùng điện thoại trong lớp?
Bài viết Học sinh sử dụng điện thoại trong trường học: Nơi nói không, nơi linh hoạt đăng trên Báo Đồng Nai số ra ngày 11-10-2022 đã nhận nhiều quan tâm của phụ huynh và các trường học.
Video đang HOT
Học sinh Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân (TP.Biên Hòa) dùng điện thoại thông minh để tải ứng dụng thông tin tiêm vaccine. Ảnh: Trang web của trường
Nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp. Song, phần lớn ý kiến cho rằng, khi xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các hoạt động đang ngày càng mạnh mẽ, cho học sinh sử dụng điện thoại như thế nào để tận dụng những lợi ích nó mang lại và hạn chế tối đa những nguy cơ... mới là vấn đề cần bàn.
* Tận dụng lợi ích của điện thoại thông minh
Bạn đọc (BĐ) Nguyễn Đức Viên (ngụ P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa) cho biết, con trai ông năm nay học lớp 11 Trường THPT Ngô Quyền (TP.Biên Hòa), dù trường không cho sử dụng điện thoại tự do trong lớp, nhưng nó đã giúp con ông rất nhiều trong việc học tập.
"Cháu tiếp cận với kiến thức trên internet rất thường xuyên và sử dụng những kiến thức có được từ sự tương tác ấy rất hiệu quả. Tôi hướng dẫn cháu việc sử dụng điện thoại vào mục đích gì và sử dụng như thế nào để phục vụ tốt nhất cho học tập và cuộc sống của con. Giờ thì cháu có thể lên mạng bằng điện thoại và giải quyết vấn đề tìm kiếm thông tin, phục vụ môn học hoặc trang bị kiến thức trong cuộc sống, nhất là học ngoại ngữ" - ông Viên cho hay.
Phó giám đốc Sở GD- ĐT ĐỖ HUY KHÁNH cho biết, trong thời đại 4.0, việc học không thể thiếu các thiết bị thông minh. Điều quan trọng nhất là xây dựng cho các em ý thức chấp hành quy định khi nào được dùng điện thoại, khi nào thì không để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính mình cũng như không ảnh hưởng đến lớp.
Đồng thuận với ý kiến trên, BĐ Trần Thị Lan Anh, một công chức (ngụ tại P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa) cũng cho rằng, việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập sẽ giúp giáo viên có cơ hội đánh giá độ hiểu biết kiến thức mới ngay trong lớp học và điều chỉnh cách truyền đạt khi cần thiết. Ví dụ khi giáo viên dạy kiến thức mới, cho ví dụ rồi bài tập và đánh giá độ hiểu biết của học sinh trong lớp khi dùng một ứng dụng đánh giá. Như thế học sinh sẽ học hiệu quả hơn và giáo viên không phải chờ đến kỳ thi giữa kỳ hay cuối khóa mới biết vấn đề của từng học sinh.
Về vấn đề này, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) Trịnh Phương Ngọc cho biết, hiện nay điện thoại thông minh có kết nối internet rất cần cho mỗi người trong cuộc sống, lao động và học tập. Vấn đề là sử dụng điện thoại như thế nào để nó đem lại những hữu ích nhất cho bản thân người dùng.
Theo bà Ngọc, chủ trương của trường là học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp với điều kiện có sự cho phép của giáo viên bộ môn đó. Hiện ở trường, học sinh thường làm dự án, làm việc nhóm, thuyết trình, trình bày bài bằng PowerPoint hay những bài thu hoạch khuyến khích mở rộng kiến thức... Nếu không cho các em dùng điện thoại thì sẽ không thể thực hiện và hiệu quả cũng hạn chế. Như vậy, việc cấm các em sử dụng điện thoại trong lớp học khác nào mình tự hạn chế khả năng tư duy, khả năng sáng tạo và phát triển của học sinh. Có điều phải hướng các em sử dụng điện thoại như thế nào và sử dụng lúc nào...
* Cho sử dụng nhưng hạn chế
Bên cạnh những ý kiến BĐ đồng ý cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập với những điều kiện, quy định cụ thể, vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp vì lo ngại các em sa đà vào chơi game, vào internet. Đây là một thực tế khiến nhiều cha mẹ lo lắng, thầy cô phiền lòng. Vì thế, làm thế nào để hạn chế những nguy cơ không mong muốn khi cho phép học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp học.
Cần có nguyên tắc sử dụng điện thoại trong lớp học
Một số ý kiến BĐ cho rằng, khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp, các trường học cần quy định những nguyên tắc sử dụng điện thoại trong trường học, cũng như hướng dẫn học sinh các kỹ năng sử dụng điện thoại cho mục đích học tập, để có thể vừa tận dụng được những lợi thế và giảm được nguy cơ từ việc sử dụng điện thoại thông minh mang lại.
BĐ Nguyễn Hữu Lân (ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa), một cựu giáo chức cho rằng, hiện nay là thời đại của công nghệ, đặc biệt là thế hệ gen Z - thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận internet cùng các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ nhỏ, không nên cấm các em sử dụng điện thoại thông minh và ngăn cản sự tương tác của thiết bị đem lại.
Do đó, theo BĐ này, để hạn chế học sinh dùng điện thoại ngoài mục đích học tập, nhà trường chỉ cho phép học sinh đăng nhập vào một số website giáo dục hoặc trong lớp học, giáo viên chỉ cho học sinh sử dụng điện thoại trong những khung giờ nhất định như lúc làm bài tập, khi thuyết trình, làm bài thu hoạch mở rộng... ngoài thời gian đó thì không được sử dụng.
Tuy nhiên, vẫn có những BĐ lo lắng, ở nhà các em sử dụng điện thoại nhiều nhưng trên lớp tiếp tục cho sử dụng sẽ khiến các em giảm sự tương tác với đời sống thực tế.
BĐ Nguyễn Trường Sơn (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) băn khoăn, thời đại ngày nay sự giao tiếp và thời gian giao tiếp giữa người với người, giữa con cái với cha mẹ đang ngày càng giảm dần, việc đến lớp học chính là lúc để các con giao tiếp trực tiếp với thầy cô, với bạn bè. Nếu cho các em sử dụng điện thoại nữa sẽ khiến sự giao tiếp của học sinh với người thực, đời thực càng giảm đi. Trong khi đó, kỹ năng hợp tác và tương tác lại là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cho người lao động trong cuộc sống hôm nay.
"Nên hạn chế thời gian cho học sinh dùng điện thoại trong lớp và chỉ cho sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết" - BĐ Nguyễn Trường Sơn kiến nghị.
Học sinh học lịch sử, văn hóa dân gian qua ca trù, quan họ... Thay vì những bài giảng khô cứng trên lớp, việc giáo dục lịch sử, đạo đức, lối sống cho học sinh được nhiều trường tại Hà Nội thực hiện thông qua các chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian thú vị... Thực hiện chương trình GDPT mới theo hướng tăng các hoạt động trải nghiệm, đầu năm học 2022-2023, nhiều trường trên...