Dạy văn hóa trong trường nghề như thế nào?
Luật giáo dục 2019 khẳng định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy các môn văn hóa. Tuy nhiên, nếu không đổi mới, hoạt động này lại rơi vào vết xe đổ và việc phân luồng học sinh sau THCS sẽ gặp thách thức.
Học sinh hệ 9 Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương TP.HCM trong giờ học văn hóa – Ảnh: NHƯ HÙNG
Các môn văn hóa theo cách hiểu chung gồm các môn học: toán, văn, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ được dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề trình độ trung cấp.
Không phù hợp
Từ nhiều năm qua, chương trình dạy các môn học nói trên được Bộ GD-ĐT thiết kế gọi là chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp theo thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT (TT16), được dạy ở hầu hết các cơ sở GDNN.
Tuy nhiên, chương trình này có hạn chế là được thiết kế theo hướng cho người học hướng đến học đại học trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông được rút gọn, nên không phù hợp cho học sinh theo học các trường nghề.
Các môn văn hóa chia theo ba nhóm mà không gắn với các môn học chuyên môn theo các nghề khác nhau. Học sinh học nghề hàn cũng học các môn văn hóa tương tự như nghề xây dựng hay kế toán là hoàn toàn không hợp lý, do mỗi nghề đòi hỏi các môn học này phải khác nhau về nội dung và thời lượng.
Một số kỹ năng cần cho việc làm lại không được dạy như: khả năng việc làm, kỹ năng về quản lý và khởi nghiệp, an toàn và vệ sinh, kiến thức chung về công nghệ.
Do phần lớn các em tốt nghiệp THCS năng lực học tập hạn chế, nay phải học những vấn đề mang tính lý thuyết (thiếu ứng dụng) gây tâm lý chán nản, không học được và bỏ học. Có trường học sinh bỏ học đến 40% do chán học vì bản thân các học sinh này đã có học lực khá yếu, không vào học được ở các trường THPT.
Video đang HOT
Việc tổ chức trình tự thực hiện chương trình cũng là một hạn chế khi thực hiện chương trình. Lẽ ra dạy một số kỹ năng nghề trước (mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết) sẽ tạo hứng thú hơn đối với các học sinh học nghề vì các em nhìn rõ hơn sản phẩm của chính mình làm ra trong quá trình học.
Tích hợp
Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, các cơ sở GDNN trung học đều thiết kế chương trình mang tính tích hợp giữa các môn văn hóa với các môn kỹ năng nghề nhằm rút ngắn thời gian đào tạo, giảm sự nhàm chán do học nặng lý thuyết nếu dạy tách riêng.
Phần Lan – quốc gia đứng hàng đầu về GDNN theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) – yêu cầu chương trình đào tạo phải giúp học sinh có khả năng học tập suốt đời, có năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, an toàn và khả năng làm việc mà không tách thành các môn học văn hóa một cách riêng biệt độc lập.
Một số chương trình dành cho các trường trung học kỹ thuật và trung học nghề ở các bang của Mỹ cũng có các chuẩn đầu ra đối với các môn học khoa học ứng dụng gắn với mỗi nhóm nghề. Xu hướng thiết kế và thực hiện chương trình tích hợp giữa các môn khoa học ứng dụng và kỹ năng nghề trở nên phổ biến ở các mô hình đào tạo nghề dựa trên nhà trường.
Cách tiếp cận xây dựng chương trình tích hợp gắn với nghề hoặc nhóm nghề mang nhiều ưu điểm như rút ngắn thời gian, tạo hứng thú cho người học do phù hợp với năng lực học sinh và hợp logic đào tạo nghề, gắn với cuộc sống nghề nghiệp hơn nên có thể coi là bước đổi mới căn bản trong GDNN.
Nhưng cách làm này gặp phải thách thức rất lớn. Đó là khó được chấp nhận kiến thức và kỹ năng trong chương trình tích hợp đạt trình độ văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và Luật GDNN.
Thêm nữa, chúng ta thiếu một đội ngũ chuyên gia thiết kế chương trình tích hợp cho nhóm nghề, đặc biệt là thiếu hẳn một đội ngũ giáo viên có thể dạy tích hợp giữa các môn khoa học ứng dụng tích hợp cho mỗi nhóm nghề khác nhau.
Cần sự hợp tác của 2 bộ
Để xây dựng chương trình tích hợp rất cần sự hợp tác của Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH để hình thành các nhóm chuyên gia xây dựng chương trình văn hóa cùng ngồi làm việc với các giáo viên dạy kỹ năng nghề. Nếu chỉ có giáo viên các môn văn hóa thuộc Bộ GD-ĐT thì khi thiết kế sẽ không hiểu nội dung nào cần thiết, thời lượng bao nhiêu để phù hợp với nhóm nghề đào tạo nào.
Ngược lại, giáo viên dạy kỹ năng nghề cũng hạn chế về thiết kế nội dung các môn văn hóa. Đồng thời có thể tham khảo các chương trình đào tạo nghề của châu Âu và một số bang của Mỹ để làm theo với những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp bối cảnh Việt Nam.
Xây dựng đội ngũ giáo viên
Bộ LĐ-TB&XH, nếu muốn đổi mới căn bản đào tạo nghề và thực tâm muốn làm phân luồng hiệu quả, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên dạy tích hợp các môn khoa học ứng dụng với kỹ năng nghề mà những người tốt nghiệp đại học sư phạm khó đảm đương được nếu không được bồi dưỡng.
Đây là bài toán đòi hỏi nỗ lực rất lớn, khi đó các cơ sở GDNN có thể dạy các môn văn hóa (hoặc khoa học ứng dụng) hiệu quả, gắn với chuẩn đầu ra trong khung trình độ Việt Nam mà không phải là chương trình dạy văn hóa THPT cắt xén như hiện nay.
Dạy văn hóa trong trường nghề - Quyết liệt gỡ "nút thắt"
Việc học văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cần phải được coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dạy lẫn người học.
Vì dù làm thợ hay làm thầy, người học cũng phải đảm bảo đạt được lượng kiến thức văn hóa phổ thông cần thiết.
Học sinh lớp 10 Trung tâm GDTX Chu Văn An (quận 5) trong giờ học chuyên ngành Nhiếp ảnh.
Lợi ích kép
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho khoá 10 với 396 sinh viên tốt nghiệp. Đây là khoá tốt nghiệp đầu tiên của trường đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của Bộ LĐTB-XH với thời gian học 2,5 năm. Bạn Lê Tuấn Tú (ngụ Bình Chánh, tốt nghiệp ngành Cơ điện tử) cho biết, khi vào học nghề, Tú chưa có bằng tốt nghiệp THPT. Trong quá trình học nghề em đồng thời học chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) hệ THPT do trường tổ chức. Sau 2,5 năm theo học trung cấp, Tú vừa có bằng trung cấp vừa có bằng tốt nghiệp THPT.
Cầm tấm bằng tốt nghiệp nghề Điện công nghiệp và dân dụng, bạn Tô Hoàng Phúc phấn khởi chia sẻ, năm 2016, Phúc tốt nghiệp THCS, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Phúc không tiếp tục học lớp 10 mà đi phụ bán quán ăn để kiếm tiền. Gần 1 năm ở nhà, Phúc nhận ra mình cần có một nghề để lập nghiệp về sau nên quyết định đi học nghề tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM. Cũng như trường hợp của Tú, Phúc cũng có 2 bằng. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Phúc tiếp tục học liên thông lên cao đẳng.
Thực tế đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng cho thấy, lợi ích lớn nhất đối với học sinh sau THCS khi vào học hệ 9 là sau 2,5 năm học ra trường, học sinh có trong tay bằng trung cấp nghề và bằng tốt nghiệp THPT thay vì phải mất 3 năm học THPT cộng với 2 năm học nghề. Chia sẻ về việc này, TS Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM, cho biết, lâu nay trường vẫn thực hiện việc đào tạo các môn văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề theo Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT bằng việc liên kết với các Trung tâm GDTX.
Trong 2,5 năm, các em sẽ học các môn chuyên ngành, đồng thời học 4 môn văn hóa theo quy định gồm Toán, Văn, Lý, Hóa. Chỉ cần hoàn thành 4 môn này và có bằng trung cấp là các em đã có thể liên thông lên bậc cao hơn. Em nào muốn dự thi tốt nghiệp THPT thì đăng ký học 7 môn văn hóa thay vì học 12 môn như các bạn học ở trường THPT.
Điều này giúp học sinh tiết kiệm thời gian để tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT và rèn kỹ năng nghề. Mặt khác, học sinh THCS học nghề còn được miễn 100% học phí học chương trình GDTX cấp THPT và trung cấp. Trong thời gian học nghề, học sinh được thực hành với khối lượng 70% số giờ học; được đi thực tập đúng với ngành nghề đào tạo. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, các em được xét tuyển học thêm 1 năm cao đẳng theo đúng chuyên ngành đã học và được tiếp tục liên thông lên đại học nếu có nhu cầu.
Thiếu quy định hướng dẫn
TPHCM hiện có 567 cơ sở GDNN, bao gồm 52 trường cao đẳng, 65 trường trung cấp, 86 trung tâm GDNN và 364 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Năm 2019, các cơ sở GDNN thành phố cung cấp cho thị trường lao động trên 250.000 lao động các trình độ. Bình quân, khối trung cấp có gần 80% học sinh tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, khối cao đẳng có trên 82%.
Kết quả trên được các chuyên gia và xã hội đánh giá tích cực, có đóng góp quan trọng từ mô hình đào tạo 9 . Đây cũng là giải pháp căn cơ được các trường nghề khẳng định đã giúp "cởi trói" cho các trường trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực cho TPHCM và khu vực phía Nam. Nhưng riêng việc đào tạo văn hóa cho các đối tượng hệ 9 vẫn còn là một câu chuyện nan giải. "Hệ thống thị trường lao động vận hành với rất nhiều cấp bậc như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học. Bậc nào cũng phải bắt đầu bằng nền tảng văn hóa. Hiểu học nghề là không học văn hóa là cách hiểu chưa đúng", ông Trần Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế quốc tế, nhấn mạnh.
Còn đại diện các trường nghề chỉ rõ: Khó khăn lớn nhất là các trường nghề muốn được dạy các môn văn hóa thì phải đăng ký với Sở GD-ĐT. Nhưng "nút thắt" lớn nhất hiện nay chính là việc Bộ GD-ĐT chưa đưa ra được các văn bản để công nhận, chứng nhận được khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho các đối tượng có nhu cầu học liên thông. Đồng thời, việc dạy, công nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa cần mở rộng đến các cơ sở GDNN đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT là được dạy và công nhận, chứ không thể để học sinh học một chương trình ở 2 nơi như hiện nay (trường nghề dạy nghề, Trung tâm GDTX dạy văn hóa).
Th.s Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Việt Giao, cho rằng, các trường nghề muốn được dạy các môn văn hóa thì phải đăng ký với Sở GD-ĐT địa phương là không khả thi, vì không có thông tư nào hướng dẫn. "Theo tôi, Bộ LĐTB-XH nên xây dựng một chương trình văn hóa THPT phù hợp, mang tính thống nhất với các chương trình văn hóa tại trường THPT và Trung tâm GDTX phù hợp với đối tượng học nghề. Sau đó ban hành thông tư hướng dẫn. Có như vậy hệ thống GDNN mới có thể chủ động hơn trong việc này" - Th.s Trần Phương nói.
Sắp có Thông tư hướng dẫn khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Cuối năm 2020 sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Tại phiên chất vấn sáng 6/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt câu...