Dạy trực tuyến là lúc nhà giáo cần thể hiện cao nhất trách nhiệm với học sinh
Phát biểu khi tập huấn cho giáo viên về dạy trực tuyến, lãnh đạo Bộ GD-ĐT lưu ý thời điểm khó khăn này là lúc mỗi nhà giáo cần thể hiện cao nhất tinh thần, trách nhiệm với ngành giáo dục, với học sinh.
Bộ GD-ĐT bắt đầu tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Ngày 23.9, Bộ GD-ĐT tổ chức khoá tập huấn nâng cao năng lực dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cấp tiểu học, bắt đầu với 22 sở GD-ĐT các tỉnh phía Bắc.
Từ nay đến trước 2.10, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức 2 khoá tập huấn về dạy học trực tuyến/qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cấp tiểu học của các tỉnh còn lại; đan xen với đó là các khoá tập huấn cho đội ngũ nhà giáo cấp THCS, THPT của 63 tỉnh thành phố.
Mỗi khoá tập huấn kéo dài 2 ngày, là một giải pháp để phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học theo hình thức này.
Khóa tập huấn sẽ cung cấp tổng quan kiến thức về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, giúp giáo viên nắm được điểm giống và khác, ưu điểm và hạn chế giữa dạy học trực tuyến/qua truyền hình với dạy học trực tiếp, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên cũng được hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến/qua truyền hình đối với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hình thức này và tư vấn “gỡ khó” cách xử lý tình huống phát sinh khi dạy học trực tuyến/qua truyền hình.
Báo cáo viên của các khoá học là chuyên gia am hiểu và có kinh nghiệm về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, đến từ vụ Giáo dục tiểu học và các trường ĐH sư phạm.
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh dạy học trực tuyến và qua truyền hình là hình thức bất khả kháng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay. Mặc dù phần lớn trong số 22 tỉnh phía Bắc có đại diện tham gia khóa tập huấn đầu tiên đã có thể cho học sinh đến trường học trực tiếp, tuy nhiên, theo Thứ trưởng Độ, quá trình dạy học trực tiếp, một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng đỏ”. Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới, nên luôn phải trong tâm thế sẵn sàng chuyển trạng thái.
“Thời điểm khó khăn này là lúc mỗi nhà giáo cần thể hiện cao nhất tinh thần, trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, với học sinh. Nếu lực lượng y tế đang “căng mình” ở tuyến đầu chống dịch, thì ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp học trò thực hiện các biện pháp an toàn về dịch, dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng”, ông Độ nhấn mạnh.
Hàng chục nghìn trường học dạy trực tuyến hoặc qua truyền hình
Video đang HOT
Thống kê của Bộ GD-ĐT tính đến ngày 20.9, cấp tiểu học có 25 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp. Cả nước có 7.478 cơ sở giáo dục cấp tiểu học đã tổ chức dạy trực tiếp; 5.047 trường dạy trực tuyến; 8.967 trường tổ chức cho học sinh học qua truyền hình;
Cấp trung học có 23 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; 40 tỉnh đã dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến; một số địa phương kết hợp cả 2 hình thức này. Trong đó, cấp THCS có 5.873 trong tổng số 9.763 trường (bao gồm trường có nhiều cấp học và cấp học cao nhất là THCS) đã tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 60,16%); 4.509 trường dạy học trực tuyến (chiếm 46,18%); 571 trường dạy học qua truyền hình (chiếm 10,37%); 466 trường chưa tổ chức triển khai dạy học.
Cấp THPT có 1.207 trên tổng số 2.876 trường tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 41,97%); 1.639 trường dạy học trực tuyến (chiếm 56,99%); 102 trường dạy học qua truyền hình (9,27%); 48 trường chưa triển khai tổ chức dạy học.
Không có điều kiện học trực tuyến: Thầy cô gõ cửa từng nhà giao bài tập
Với các học sinh không có điều kiện học trực tuyến hay qua truyền hình, thầy cô giáo tại Quảng Bình đã mang theo tài liệu, gõ cửa từng nhà để hướng dẫn, giao bài tập cho các em.
Thầy cô đến tận nhà hướng dẫn, giao bài tập
Để khắc phục khó khăn khi nhiều học sinh không thể học trực tuyến, các trường học tại Quảng Bình đang triển khai cắt cử giáo viên đến tận nhà hướng dẫn, giao bài tập cho học sinh.
Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy hiện có hơn 320 học sinh, tuy nhiên chỉ có 19% trong số này đáp ứng được việc học trực tuyến. Để tất cả học sinh đều tiếp cận kiến thức, theo kịp chương trình học, giáo viên nhà trường phải gõ cửa từng nhà, hướng dẫn, giao bài tập cho học sinh.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hiếu, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy chở theo tài liệu, tiến về các bản làng để hướng dẫn học sinh học tập.
Chia sẻ với Dân trí , Thầy giáo Nguyễn Thanh Hiển, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thầy cô giáo bên cạnh giảng dạy bằng hình thức trực tuyến thì một tuần 2 lần sẽ về tận nhà học sinh để phát tài liệu, hướng dẫn từng em học tập cũng như giao bài tập để các em thực hiện.
"Với các em học sinh đồng bào Vân Kiều thì điều kiện để có điện thoại, máy tính học tập là rất ít, chưa nói đến việc nhiều bản còn không có sóng điện thoại, do đó việc học trực tuyến là không thể. Chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho các thầy, cô giáo chuẩn bị đầy đủ tài liệu và đến nhà từng em để hướng dẫn, giao bài cũng như kiểm tra tình hình học tập tại nhà của học sinh", thầy Hiển cho hay.
Một tuần 2 lần, song hành với việc dạy online, các giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy sẽ đến tận nhà học sinh để phát tài liệu, hướng dẫn các em không có điều kiện để học qua truyền hình hay online.
Cũng theo thầy Hiển, ban giám hiệu nhà trường đã hướng dẫn, quán triệt các giáo viên khi đến nhà hướng dẫn học sinh học tập phải tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Việc vừa dạy trực tuyến vừa phải đến hướng dẫn tận nhà cho từng em học tập cũng khiến các giáo viên hết sức vất vả và mất nhiều thời gian. Chưa kể con đường vào các bản xa của huyện Lệ Thủy mùa này trơn trượt, khó đi.
Tuy nhiên với mục tiêu đảm bảo chất lượng giảng dạy, mang lại lượng kiến thức đầy đủ cho học trò, các thầy cô giáo cũng đang khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học mới.
"Việc hướng dẫn học sinh tại nhà cũng như giao bài tập cho các em khác nhiều so với soạn giáo án học trực tiếp. Do đó chúng tôi phải chuẩn bị những kiến thức quan trọng, cần thiết nhất cũng như phương pháp hướng dẫn hiệu quả nhất để các em tiếp thu kiến thức.
Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay thì tất cả giáo viên đều phải cố gắng, tất cả vì học sinh cũng như chất lượng giáo dục", thầy giáo Trương Bá Thiểu, giáo viên cắm bản tại bản Xà Khía, xã Lâm Thủy chia sẻ.
Thầy giáo Võ Chí Linh, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy kiểm tra kiến thức và hướng dẫn học sinh học bài dưới mái nhà sàn.
Tương tự Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Lâm Thủy là Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa. Thầy giáo Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường hiện có 268 học sinh, trong đó rất nhiều học trò là con em người Mã Liềng. Với kế hoạch học trực tuyến cũng như giảng dạy trên truyền hình hiện nay thì chỉ có học sinh ở khu vực trung tâm xã là có thể đáp ứng.
Theo thầy Tâm, lo lắng nhất hiện nay vẫn là nhóm học sinh lớp 1 và 2, vì nhận thức của bà con dân tộc hạn chế, họ không quan tâm nhiều đến việc học của con cái, do đó việc các em lớp 1, 2 học qua truyền hình thì gần như "bằng 0", khó có kết quả.
"Ở xã Lâm Hóa có 3 bản Kè, Cáo và Chuối không thể triển khai được việc học trực tuyến hay học qua tivi cho học sinh, do đó giáo viên phải một ngày 2 buổi vào bản, đến từng nhà kèm cặp, hướng dẫn các em học tập", thầy Tâm thông tin.
Cô Đinh Thị Phương, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa đến tận nhà nắn chữ cho các em học sinh vừa bước vào lớp 1.
Là ngôi trường nằm ở vùng khó khăn, nhận thức của bà con đồng bào dân tộc còn hạn chế nên việc triển khai dạy học của thầy cô giáo cũng hết sức vất vả. Giáo viên vào bản không chỉ hướng dẫn, kèm cặp học sinh mà còn phải vận động cả phụ huynh quan tâm việc học của con, bởi ở đây nếu không đến trường các em lại theo bố mẹ vào rừng, vào rẫy, bỏ bê việc học.
"Đến nhà dạy trực tiếp nhưng có lúc học sinh lại đi rừng, đi rẫy, thầy cô lại phải đến gọi về. Tại nhà các em điều kiện vật chất cũng không có, nhiều gia đình còn không có nổi một cái bàn, cô trò cứ phải ngồi ở cầu thang nhà sàn để mà học", cô giáo Đinh Thị Phương tâm sự.
Để chia sẻ những khó khăn của học sinh, vừa qua, Sở GD&ĐT Quảng Bình cũng đã trình HĐND tỉnh bổ sung nghị quyết về việc không thu học phí, hỗ trợ học phí năm học 2021-2022 đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính đối với phụ huynh, học sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Hiện tại, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình cũng đang làm thủ tục để hỗ trợ kịp thời 1.000 điện thoại thông minh có kết nối Internet cho học sinh phổ thông trong toàn tỉnh.
Rào cản trong học trực tuyến
Tại tỉnh Quảng Bình, từ ngày 20/9, học sinh các trường đã bắt đầu bước vào năm học mới với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, học sinh lớp 1, 2 sẽ được hướng dẫn học tập theo chương trình phát sóng trên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam, tiếp sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình.
Đối với học sinh khối tiểu học (các lớp 3, 4, 5), THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên sẽ thực hiện học trực tuyến cũng như triển khai các phương thức phù hợp khác trong điều kiện dịch Covid-19. Việc học trực tiếp tại Quảng Bình hiện chưa thể triển khai và còn nghiên cứu, áp dụng sau ngày 30/9, trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh.
Hiện nay, việc triển khai dạy học trực tuyến của ngành giáo dục Quảng Bình cũng gặp không ít rào cản, đặc biệt là ở các địa bàn thuộc vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Tại các địa bàn này, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để mua sắm thiết bị học trực tuyến, hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế.
Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn học sinh.
Theo thống kê, toàn ngành GD&ĐT Quảng Bình có 99,8% giáo viên Phổ thông, giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên có thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến; 69,8% học sinh Phổ thông, Giáo dục thường xuyên có đủ điều kiện học trực tuyến. Mặt khác, một số gia đình có 2, 3 con đang độ tuổi đi học nhưng không đủ máy tính, điện thoại thông minh nên ảnh hưởng đến việc học của con em.
Bất cập khi học trực tuyến, phụ huynh nên làm gì để giúp con? Phương pháp dạy học trực tuyến chưa hiệu quả, đường truyền mạng thiếu ổn định, học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp... là những bất cập của việc học trực tuyến. Học trực tuyến cả thầy và trò đều vất vả. 24 tỉnh/thành học trực tuyến Theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện nay có 25 địa phương hiện đang...