Dạy trẻ thông minh từ khi mang thai
Trẻ bắt đầu nhận thức và hình thành khả năng thích nghi từ khi còn trong bụng mẹ. Chúng bị ảnh hưởng từ âm giọng mẹ nói đến thực phẩm mẹ thường ăn.
Nhà khoa học, nhà văn Annie Murphy Paul khẳng định, từ khi còn là bào thai, đứa trẻ đã nhận biết được giọng nói của người mẹ. Các âm thanh từ thế giới bên ngoài mà mẹ tiếp xúc sẽ đi qua lớp màng bụng dưới và bọc nước ối, từ tháng thứ tư trở đi bào thai mới có thể nhận thức được những âm thanh này. Cho đến khi em bé chào đời, nó sẽ nhận ra ngay giọng nói của mẹ và luôn muốn nghe mẹ nói hơn là những người khác.
Ảnh: News.
Trẻ sơ sinh hầu như chưa thể làm được điều gì, ngoại trừ khả năng bú rất giỏi. Các nhà nghiên cứu đã tận dụng đặc điểm này mà thử nghiệm bằng cách lắp đặt 2 núm vú cao su và cho các em bé bú lần lượt. Khi bú một núm vú đầu tiên, trẻ sẽ được cho nghe giọng nói của mẹ mình trong tai nghe. Đến núm thứ hai, bé sẽ nghe giọng của một người phụ nữ khác. Kết quả ghi nhận, hầu hết trẻ chọn bú núm vú đầu tiên, điều đó chứng tỏ chúng thích giọng nói của mẹ mình hơn.
Một thử nghiệm khác còn ghi nhận: Khi các thai phụ đọc đi đọc lại một đoạn của tác phẩm “Con mèo trong cái nón” (của Giáo sư Seuss) thì những đứa bé khi chào đời nhận ra đoạn văn đó nhanh hơn. Tương tự, phụ nữ đang mang thai xem một bộ phim truyền hình dài tập nào đó thì trẻ khi sinh ra cũng thấy “quen” với nhạc nền của bộ phim đó hơn.
Nghiên cứu còn cho thấy bào thai nhận biết được ngôn ngữ trong môi trường chúng sống. Bằng chứng là từ khi sinh ra, trẻ đã khóc theo ngữ giọng đặc trưng tiếng mẹ đẻ: Trẻ em Pháp khóc giọng cao trong khi trẻ em Đức kết thúc bằng nốt trầm, bắt chước đúng theo tông điệu của những ngôn ngữ bản địa.
Các nhà khoa học lý giải rằng khả năng nhận thức ngay từ giai đoạn bào thai là cách giúp con người tồn tại và thích nghi. Ngay từ thời điểm được sinh ra, trẻ có thể đáp lại giọng nói của người chăm sóc chúng nhiều nhất, đó là người mẹ. Thậm chí cả khi khóc, tiếng khóc cũng giống như tiếng nói của mẹ, chính đặc điểm này càng giúp thắt chặt tình mẫu tử hơn. Đây cũng là lực đẩy giúp bé học, hiểu và nói tiếng mẹ đẻ nhanh hơn.
Thực tế hiện nay nhiều bà bầu chỉ chú ý cho thai nhi nghe nhạc Mozart thông qua headphone đặt trên bụng mà không để ý đến những gì tiếp xúc hàng ngày: Bầu không khí, đồ ăn thức uống, các loại dược phẩm, thậm chí cả cảm xúc của người mẹ đều ảnh hưởng đến đứa bé. Bào thai tiếp nhận những đặc tính này và biến chúng thành một phần của cơ thể mình. Không chỉ thế, bào thai còn tiếp nhận những đặc trưng của mẹ như một nguồn thông tin đến từ thế giới bên ngoài, từ đó chúng sẽ hình thành phản ứng để thích nghi.
Âm thanh không phải là điều duy nhất mà bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ mà còn có cả khứu giác và vị giác. Trong 7 tháng đầu tiên, các chồi vị giác của bào thai đã phát triển, các thụ quan khứu giác giúp tiếp nhận và phân biệt mùi vị cũng bắt đầu hoạt động. Mùi vị thức ăn mà người mẹ hấp thụ sẽ truyền qua lớp nước ối đến bào thai. Trẻ nhỏ thường nhớ và có xu hướng thích những mùi vị này khi chúng lớn lên.
Video đang HOT
Trong cuộc thăm dò khác, một nhóm thai phụ được yêu cầu uống nhiều nước ép cà rốt trong 3 tháng cuối của thai kỳ, còn nhóm khác chỉ uống nước lọc. Nửa năm sau khi họ sinh, người ta cho những đứa trẻ này uống hỗn hợp nước ép cà rốt và ngũ cốc, đồng thời ghi nhận lại nét mặt và biểu cảm của chúng khi uống. Kết quả ghi nhận những đứa trẻ con của thai phụ đã uống nước ép cà rốt trước đó thì uống hỗn hợp này với vẻ thích thú. Ở nhóm chỉ uống nước lọc, con của họ nhăn nhó khi phải uống hỗn hợp này và hầu như không muốn uống.
Một thí nghiệm khác của Pháp cũng chỉ ra rằng những người mẹ hấp thụ thức ăn có vị cam thảo và hoa hồi trong quá trình mang thai thì đứa bé ra đời cũng ưa thích vị hoa hồi. Còn những bà mẹ không ăn hoa hồi trong quá trình mang thai vì thấy “ghê quá”, nghĩa là họ đã dạy cho bào thai nhận biết những món ăn nào ngon và an toàn cho chúng. Những đứa trẻ này khi ra đời tỏ vẻ không thích và nhăn nhó khi ngửi thấy mùi hoa hồi.
Các nhà khoa học giải thích rằng, từ khi còn trong bào thai, đứa trẻ tìm đủ mọi cách để học về nền văn hóa đặc trưng mà chúng sắp trở thành một thành viên. Một trong những cách học biết đơn giản nhất là thông qua thức ăn. Từ đó trẻ sẽ hình thành nên những đặc trưng của cơ thể để thích nghi với thế giới bên ngoài khi chúng được sinh ra.
Thụy Ân
VnExpress
Những việc mẹ bầu cần lưu ý từ khi mới mang bầu
Mang thai là một trải nghiệm cực kỳ thú vị với mỗi phụ nữ. Để sinh con được khỏe mạnh mẹ bầu cần phải lưu ý những điều sau:
Mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất
Khi bạn mang thai, bạn không chỉ ăn cho mình mà còn phải ăn nhiều hơn, ăn đủ chất hơn để thai nhi khỏe mạnh, đó chính là nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của bé yêu đấy.
Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để có một thai kỳ khỏe mạnh, dồi dào năng lượng, giúp bạn tránh xa sự mệt mỏi, thậm chí suy dinh dưỡng với những lưu ý sau:
- Đa dạng thực phẩm
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không cần thiết phải ăn gấp đôi lúc bình thường
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Tránh xa những thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và gây nguy hiểm cho thai nhi
Cần tập thể dục, vận động hợp lý
Mẹ bầu cần phải vận động mỗi ngày từ 20 - 30 phút bằng những bài tập riêng như đi bộ kết hợp hít thở không khí trong lành, bài tập tay không, nhún người, yoga,....
Bởi theo các chuyên gia sức khỏe thì việc tập thể dục không chỉ giúp cho mẹ bầu có sức khỏe tốt, dẻo dai hơn, nhanh nhẹn hơn, ngủ ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, mà còn giúp chuẩn bị cho cuộc "vượt cạn" thuận lợi và dễ dàng hơn đấy.
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc hơn, hạn chế làm việc quá sức, hạn chế những công việc nặng hay những việc đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều nhé.
Mẹ bầu nên vận động, làm việc nhẹ nhàng kết hợp với thư giãn hợp lý, nghe nhạc, đọc truyện, xem clip hài đều rất tốt cho sức khỏe và tinh thần mà mẹ bầu nên làm đấy.
Đặc biệt, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng 2 tuần trước khi sinh nhằm giúp các mẹ chủ động trong quá trình ổn định sức khỏe và chuẩn bị tinh thần trước ngày chào đón bé yêu ra đời nhé.
Giữ tinh thần thoải mái vui vẻ
Tâm trạng của mẹ trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến bé rất nhiều.
Hãy tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, những cảm xúc khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, hãy nghĩ đến niềm vui được chào đón bé yêu ra đời, hãy nghĩ đến những việc tốt đẹp bạn sẽ làm cho bé và luôn lạc quan, vui vẻ, thoải mái là việc mẹ bầu nên làm để có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh, an toàn, không những thế tính cách của bạn khi mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của các bé yêu đấy.
Thường xuyên trò chuyện với bé yêu trong bào thai
Thai nhi cảm nhận được giọng nói và tình yêu thương của bố mẹ ngay từ trong bụng mẹ. Hãy trò chuyện và kể cho bé nghe những gì đang diễn ra, những điều bạn nghĩ, nói cho bé về tình yêu thương bao la mà bố mẹ dành cho bé, hình dung về hình ảnh của bé khi chào đời, ....sẽ giúp cả bạn lẫn bé có những phút giây yêu thương đầm ấm.
Bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn và có niềm tin hơn rất nhiều đấy. Đây cũng chính là phương pháp giúp gắn kết tình mẫu tử ngay từ trong bào thai rất hiệu quả mà mẹ bầu nên làm mỗi ngày nhé.
Theo Phununews
Nguyên nhân dị tật tim bẩm sinh Dị tật tim bẩm sinh là những dị tật được hình thành từ trong thời kỳ bào thai và thường tồn tại từ khi trẻ được sinh ra. Ảnh minh họa: Internet Trong thời kỳ này thai nhi hình thành và phát triển trong buồng tử cung mẹ, quá trình hình thành, phát triển của quả tim và mạch máu lớn không diễn...