Dạy thật, học thật, thi thật vẫn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục

Theo dõi VGT trên

Khi mọi người cùng chung tay, biết nhìn thẳng vào thực tế giáo dục, nhìn vào những hạn chế, bất cập để khắc phục thì chất lượng giáo dục mới có thể thay đổi được.

Chưa bao giờ chủ đề dạy thật, học thật được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều như thời gian gần đây. Học sinh giỏi nhiều, hạnh kiểm tốt nhiều, học sinh lên lớp ở đâu cũng gần như 100% nhưng vẫn còn rất nhiều chuyện đáng nghi ngại.

Vẫn còn tình trạng học sinh lên đến cấp trung học cơ sở mà chưa đọc thông, viết thạo, vẫn còn tình trạng học sinh đán.h nha.u, ẩu đả với nhau ở nhiều nơi, vẫn còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp lén đặt camera trong nhà vệ sinh để quay hình ảnh giáo viên nữ đi vệ sinh để tống tiề.n…

Chỉ tiêu giáo dục đặt ra cho các nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên chưa sát với thực tế. Bệnh hình thức, bệnh thành tích vẫn xảy ra trong ngành giáo dục…Những chỉ đạo của cấp trên nhiều khi cứng nhắc, máy móc, chưa phù hợp với thực tiễn, những đổi mới giáo dục đôi lúc còn manh mún…

Bao giờ mới dạy thật, học thật, thi thật để có nhân tài thật vẫn là một thách thức lớn với ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại và nếu trong những năm tới đây chưa có được những thay đổi phù hợp thì chuyện dạy thật, học thật vẫn còn xa vời vợi.

Dạy thật, học thật, thi thật vẫn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục - Hình 1

Học sinh giỏi “ảo” ngày càng nhiều ở một số trường học. (Ảnh minh họa: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Nếu chỉ nhìn qua những hội thi, những con số báo cáo …

Nếu thống kê các hội thi, cuộc thi, phong trào thi đua của ngành giáo dục hiện nay thì nhiều vô kể. Sau mỗi hội thi, cuộc thi, phong trào thi đua của cả thầy và trò thì bao giờ cũng có rất nhiều giả.i thưởn.g.

Cuối năm học, đa phần học sinh các cấp được xếp hạnh kiểm loại tốt, học sinh tiểu học thì đa phần đạt danh hiệu “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì đạt danh hiệu “học sinh giỏi” nhiều vô kể.

Dù là trường chuyên hay đại trà thì số lượng học sinh được khen thưởng về học lực hàng năm cũng nhiều hơn học sinh không được khen thưởng. Trong lớp học thì thầy cô chỉ dùng lời khen, động viên, khích lệ để giúp học sinh tiến bộ, không có ai dám trách phạt học trò.

Trong phiếu nhận xét về học tập của mỗi môn học thì không có thầy cô nào dám chê trách học trò. Trong lời phê về hạnh kiểm vào học bạ của giáo viên chủ nhiệm cũng đều là những lời tốt đẹp. Thỉnh thoảng mới có em bị phê là “cần cố gắng hơn”; cần “tu dưỡng nhiều hơn”…là nặng nhất.

Gần như học sinh đủ điều kiện để được lên lớp 100% và đa số là học sinh khá giỏi, có những lớp đại trà mà chỉ một vài em có học lực trung bình. Nhiều môn học thì điểm giỏi là chủ yếu, chỉ có một tỉ nhỏ là học sinh loại khá và trung bình.

Giáo viên thì đa phần được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, nhiều thầy cô là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh…Sáng kiến kinh nghiệm thì nhiều vô kể, những sáng kiến đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh mới khó chứ đạt giải cấp trường thì nhiều lắm.

Thành quả ấy đáng để tự hào lắm chứ nhưng phía sau những con số, những thành tích ấy thì giáo dục phổ thông đang còn rất nhiều việc phải làm, phải thay đổi, phải khắc phục.

Video đang HOT

Rất nhiều việc cần khắc phục, cần thay đổi

Thực ra, ẩn sau những con số ấy “rất đẹp” mà các nhà trường, các địa phương tổng kết, báo cáo hàng năm sẽ có vô vàn điều phải khắc phục, phải chấn chỉnh lại.

Thứ nhất : chính sách vĩ mô cần có sự điều chỉnh phù hợp, nhất quán trong việc hướng dẫn đán.h giá, xếp loại học trò và thi tuyển vào đầu cấp.

Đối với cấp tiểu học không nhất thiết phải khen thưởng danh hiệu “xuất sắc” về học tập đại trà như hiện nay. Chính vì hướng dẫn của ngành là phải đạt 9 điểm, 10 điểm và các môn đán.h giá bằng nhận xét phải xếp loại “hoàn thành tốt” mới được khen thưởng danh hiệu xuất sắc nên nhiều giáo viên họ “nâng” học trò lên cao để được khen thưởng.

Thứ hai : Bộ nên đồng nhất cách đán.h giá và khen thưởng học trò ở các cấp học phổ thông. Không thể học sinh tiểu học phải đạt 9 điểm, 10 điểm và các môn đán.h giá phải xếp loại “hoàn thành tốt” thì đạt danh hiệu “xuất sắc” nhưng lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì lại khác.

Cũng là các môn đán.h giá bằng nhận xét như môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật nhưng cấp tiểu học thì đán.h giá “hoàn thành tốt”; “hoàn thành” và “chưa hoàn thành” nhưng đối với các lớp từ trung học cơ sở trở lên thì chỉ xếp 2 mức là “đạt” và “không đạt”.

Tất cả các môn đán.h giá bằng điểm ở tiểu học thì phải đạt từ 9 điểm trở lên mới được khen thưởng ở mức cao nhất thì ở 2 cấp học còn lại chỉ cần điểm trung bình các môn đạt từ 8.0 điểm trở lên, không có môn nào dưới 6,5 điểm và có 1 trong 3 môn Toán, Anh, Văn được 8 điểm trở lên là được khen thưởng danh hiệu cao nhất…

Thứ ba : kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì Bộ nên giao hẳn cho địa phương, tổ chức, thực hiện kỳ thi này. Nhưng, đối với các trường đại học cần phải tổ chức thi tuyển nghiêm túc, hạn chế tối đa việc xét học bạ để tránh tình trạng nhiều trường phổ thông dễ dàng cho học sinh điểm cao ngất ngưởng nhằm thuận lợi cho việc xét tuyển đại học.

Thứ tư : ngành giáo dục cần chắt lọc các hội thi, cuộc thi của cả giáo viên và học sinh để hướng tới chất lượng hơn số lượng. Những người ra đề, tham gia ban giám khảo các cuộc thi phải là những người công tâm, có chuyên môn tốt, không nhất thiết phải là lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành.

Thứ năm : cấp trên không ấn định chỉ tiêu, thành tích “theo truyền thống” là năm sau phải cao hơn năm trước. Trường mình, địa phương mình phải ít nhất là bằng chỉ tiêu chung của huyện của tỉnh.

Chỉ tiêu phải bắt nguồn từ thực tế của từng đơn vị, của từng địa phương thì sẽ giảm đi áp lực thành tích cho giáo viên đứng lớp. Họ không phải bận tâm nhiều về chỉ tiêu để đán.h giá đúng chất lượng dạy và học.

Thứ sáu : nhà trường, giáo viên phải đán.h giá thật chất lượng học trò. Không cả nể, không chịu tác động chi phối, xin xỏ từ người nọ, người kia, cũng không phải vì thành tích cá nhân của giáo viên mà nâng điểm lên cao một cách bất ngờ.

Dạy thật, học thật, thi thật phải bắt đầu từ chính sách vĩ mô tốt, phù hợp. Giáo viên tận tâm, nhà trường tạo điều kiện, môi trường thuận lợi. Bên cạnh đó, học sinh phải có sự quan tâm sâu sát từ phụ huynh, phải tạo cho học sinh động lực phấn đấu, rèn luyện, biết lo lắng tương lai.

Khi mọi người cùng chung tay, biết nhìn thẳng vào thực tế giáo dục, nhìn vào những hạn chế, bất cập để khắc phục thì chất lượng giảng dạy, học tập mới nâng cao được và mới có nhân tài thật. Nếu không, thật giả vẫn mãi đan cài với nhau. Học sinh giỏi, người tài vẫn có nhiều nhưng cũng có những người không giỏi, không tài vẫn được khen thưởng, vẫn được khen là…giỏi.

TS. Hoàng Ngọc Vinh: 'Phải dạy và học ra những giá trị thật, để văn bằng thực sự là giấy thông hành suốt cuộc đời'

Đề cập đến vấn đề học thật, thi thật, nhân tài thật, TS. Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT) nêu quan điểm, phải dạy ra những giá trị thật tương xứng với sự đầu tư về sức người, sức của, làm cho văn bằng thực sự là giấy thông hành suốt cuộc đời của người học...

TS. Hoàng Ngọc Vinh: Phải dạy và học ra những giá trị thật, để văn bằng thực sự là giấy thông hành suốt cuộc đời - Hình 1

TS. Hoàng Ngọc Vinh nhận định, phải dạy và học để ra những giá trị thật, để văn bằng là giấy thông hành suốt cuộc đời.

"Học thật, thi thật để có nhân tài thật" là từ khóa, cũng là bài toán mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho Bộ GD&ĐT trong buổi làm việc vào đầu tháng 5. Quan điểm của ông ra sao về một nền giáo dục thực chất, "học thật, thi thật" để ra những sản phẩm giáo dục thật?

Nền giáo dục thực chất là nền giáo dục ở đó con người được tiếp nhận những giá trị thực và mang những giá trị thực đó phục vụ cho cuộc sống trước hết của bản thân và sau là gia đình và xã hội một cách hiệu quả. Nói cách khác, giáo dục giúp con người hoàn thiện nhân cách, năng lực của mình theo những chuẩn mực chung của xã hội loài người như trung thực, nhân ái, dân chủ, bình đẳng, trách nhiệm với cộng đồng... và có khả năng độc lập, tự chủ, trách nhiệm với nghề nghiệp của mình và với tổ chức của mình.

Nói như vậy, những gì trong giáo dục không giúp cho con người hoàn thiện các giá trị đúng đắn mà lại cung cấp những giá trị lệch lạc là nền giáo dục giả. Việc học hay dạy trong nhà trường cũng thế, tức là cũng phải dạy ra những giá trị thật tương xứng với sự đầu tư về sức người, sức của. Từ đó, làm cho văn bằng thực sự là "giấy thông hành" suốt cuộc đời của mình, tạo niềm tin cho người sử dụng yên tâm với những giá trị kết tinh trong văn bằng khẳng định học vấn của mình.

Muốn học thật, dạy thật, có nhân tài thật thì phải bắt đầu từ đâu?

Câu hỏi thì đơn giản nhưng vấn đề lại khá phức tạp, phụ thuộc quá nhiều yếu tố từ bên trong môi trường học tập và bên ngoài từ thị trường lao động và xã hội.

Về bên trong môi trường học tập, là những yếu tố như học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, cán bộ quản lý (phẩm chất và năng lực), tài chính cho giáo dục (học phí, đầu tư tài chính...), chương trình giáo dục, thể chế giáo dục (các quy định và tổ chức hệ thống), hệ thống trợ giúp học sinh - sinh viên (HSSV), hệ thống đán.h giá, văn hóa trường học...

Những yếu tố bên ngoài nhà trường, như thị trường lao động (tuyển dụng), đãi ngộ, thể chế thị trường, văn hóa đạo đức xã hội, phụ huynh...

Nói bắt đầu từ đâu, tôi nghĩ nên cân chọn các yếu tố, xem yếu tố nào tác động mạnh nhất đến việc học thật, dạy thật thì thấy rằng HSSV, đội ngũ giáo viên là những nhân tố rất quan trọng để có sản phẩm thật.

Nếu HSSV và giáo viên lại "hợp đồng" với nhau cùng tạo ra một sản phẩm giáo dục dễ dãi, dạy và học "được chăng hay chớ", thi kiểm tra đán.h giá thiếu các chuẩn mực sẽ chẳng bao giờ có học thật và dạy thật cả.

Ngoài ra, thị trường lao động là yếu tố đầu ra rất quan trọng để tác động trở lại việc dạy và học trong nhà trường. Ví dụ, dựa vào sự quen biết và chạy chọt để kiếm công ăn việc làm trong bộ máy công chức viên chức sẽ góp phần hủy hoại chính nền giáo dục.

Theo ông, việc học thật, thi thật trong nhà trường đang gặp những bất cập, rào cản nào?

Hãy xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến học thật thì sẽ thấy các rào cản nằm ở động cơ và mục đích học tập của HSSV. Nếu HSSV không tự giác học tập và rèn luyện thì có hô khẩu hiệu "học thực" mà không có giải pháp cũng chỉ ở khẩu hiệu thôi.

Cùng với đó, chương trình giáo dục (có những nội dung không mấy ý nghĩa trong việc làm gia tăng giá trị cho người học, hoặc quá tải khiến cho người học chán học). Tài chính giáo dục không đủ lập tức nhà trường sẽ tăng số hssv/gv, lấy quy mô bù vào chất lượng, cắt bớt thời lượng thực tập, máy móc thiết bị thiếu phải học "chay", hoặc học phí quá thấp đừng mong có chất lượng thực như kỳ vọng.

Còn làm gì để dạy thật, trước hết phải là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, năng lực và trình độ sư phạm. Giáo viên mà phẩm chất kém, thiếu bản lĩnh trung thực trong đán.h giá HSSV, kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm yếu sẽ ảnh hưởng đến động cơ học tập của HSSV.

Đồng thời, nếu phẩm chất kém, dạy học "kiểu sống chế.t mặc bay" hoặc cứ có đút lót của người học là nhắm mắt làm ngơ sai phạm của HSSV trong quá trình dạy học hoặc thi kiểm tra đán.h giá là làm hại họ hơn là giúp họ học thật. Nhất là, do lợi ích cục bộ thu được có thể do hạ thấp mức chất lượng giáo dục như các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang là nguồn thu khá lớn ở các trường nhờ tăng quy mô học viên, buông lỏng kiểm soát chất lượng. Đây cũng là những rào cản do cơn khát tài chính mang đến khiến dư luận không an tâm.

Ngoài ra, những vấn đề về quản lý giáo dục cũng là rào cản không nhỏ liên quan đến các bệnh thi đua hình thức, trường chuẩn... động cơ chính trị của người làm công tác quản lý trường học sợ bị cấp trên đán.h giá năng lực yếu nên thả lỏng kiểm soát chất lượng, lo "mất ghế" rồi văn hóa ganh đua chạy theo các giá trị ảo (không giúp cải thiện giá trị người học) giữa lớp này với lớp khác, trường này với trường khác, giữa địa phương này với địa phương khác...

Thứ đến là thị trường tuyển dụng, những người học thật, có năng lực thật chưa chắc đã được tuyển dụng hoặc được bổ nhiệm. Ngược lại, con cái những gia đình giàu có hoặc có vai vế trong xã hội thì thường có sự ưu ái hơn, khiến động lực học tập của một bộ phận sinh viên giảm sút... Một thị trường tuyển dụng hoặc bổ nhiệm thiếu minh bạch chắn chắn sẽ khó tạo ra nhân tài và sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của rất nhiều bạn trẻ.

TS. Hoàng Ngọc Vinh: Phải dạy và học ra những giá trị thật, để văn bằng thực sự là giấy thông hành suốt cuộc đời - Hình 2

Để dạy thật, trước hết phải là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, năng lực và trình độ sư phạm.

Ông có hiến kế gì cho Bộ GD&ĐT trong việc đưa ra giải pháp để giải bài toán mà Thủ tướng đã đặt ra và kỳ vọng?

Tôi thấy Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời trên phương tiện truyền thông đại chúng như vậy khá là đủ rồi. Vấn đề bây giờ là làm sao để cả hệ thống giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung có được sự đồng thuận ủng hộ Bộ trưởng hành động quyết liệt, đừng ngại va chạm.

"Thuố.c đắng dã tật", có thể hệ thống sẽ bị đa.u đớ.n, có thể lãnh đạo vài địa phương nào đó cảm thấy "mất mặt" nếu thi, kiểm tra đán.h giá thực chất. Nhưng nhờ có thi, kiểm tra đán.h giá thực chất thì người ta mới biết "bệnh tật" có căn nguyên ở đâu. Nếu việc đo lượng và đán.h giá không chuẩn, sẽ rất khó chẩn đoán bệnh cũng như nguyên nhân gì.

Bên cạnh đó, rất cần đổi mới thể chế giáo dục làm sao để nâng cao tự chủ cho nhà trường và trách nhiệm giải trình về việc học của HSSV không chỉ đối với nhà trường chung chung mà cả với mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý và kể cả lãnh đạo quản lý địa phương, bộ ngành.

Cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ giáo viên trước hết phải làm gương cho việc học thật, để chứng tỏ mình là nhân tài thật được xã hội tôn trọng. Ở đây, cần xác định và thực thi trách nhiệm của người đứng đầu với giáo dục. Như vậy, phải có sự sàng lọc những cán bộ giáo viên yếu kém ra khỏi ngành, kể cả ở cơ quan đầu não của ngành cho đến địa phương và các địa phương phải xắn tay cùng ngành giáo dục làm cho được.

Điểm cuối cùng, sự học có thể diễn ra học chính quy, không chính quy và phi chính quy. Nếu bản thân người học trung thực, khiêm tốn, ham học hỏi thì sự học thật không nhất thiết phải học trong nhà trường mới là học.

Học qua trải nghiệm, học lẫn nhau trong một cộng đồng, nhất là ngày nay công nghệ học tập rất phong phú cũng là cơ hội để học thật. Việc còn lại của cơ quan quản lý là thiết kế chính sách và kỹ thuật đo lường để công nhận quá trình học trước của người học trong một nền giáo dục mở.

Xin cảm ơn ông!

Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, học thật, hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước.

Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần cho việc thì không được học. Thực học ở đây với nghĩa là nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống. Học thật là danh vị, học hàm, bằng cấp phù hợp và phản ánh đúng cái thực lực của người học.

Để học thật trước hết là bỏ thói học vẹt, học thuộc, học nhồi nhét kiến thức, học cốt để thi, học theo bài mẫu, học không cần đào sâu suy nghĩ, không đi vào bản chất, học không gắn với thực tiễn. Học thật là kiểm tra đán.h giá đúng, đáng bao nhiêu điểm thì cho bấy nhiêu, ai phải học lại thì cho học lại không "ngồi nhầm lớp", luận án không chất lượng thì không cho qua...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái 19 tuổ.i của NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi biết mẹ rất buồn
08:04:17 01/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Triệu Lệ Dĩnh: Tạo hình kinh điển 8 năm trước xứng đáng phong thần
09:22:29 01/10/2024
Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024
10:13:09 01/10/2024
Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!
08:41:19 01/10/2024
'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t
08:34:36 01/10/2024
Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc
10:00:19 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vượt khó như nam game thủ, bị boss hạ gục hơn 8.000 lần vẫn không nản chí, quyết phá đảo tới cùng

Mọt game

14:05:19 01/10/2024
Các trò chơi của FromSoftware vẫn luôn nổi tiếng là khó nhằn với đại đa số các game thủ, đặc biệt là những tựa game mang hơi hướng Soulslike, nơi người chơi sẽ phải lần lượt vượt qua hàng chục, đôi khi là cả trăm tên trùm mạnh mẽ.

Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn

Hậu trường phim

14:03:20 01/10/2024
Khán giả bất bình vì nhân vật nam chính quá cố chấp, bị Pu xua đuổi, hằn học hết lần này đến lần khác nhưng vẫn cố chịu đấ.m ăn xôi .

Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

Nhạc quốc tế

13:26:07 01/10/2024
Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i

Nhạc việt

13:17:53 01/10/2024
Hà Anh Tuấn tiếp tục đưa giấc mơ cùng khán giả Việt bước vào một thánh đường nghệ thuật và âm nhạc khác của thế giới - nhà hát Sydney Opera House, Úc vào ngày 29/9 vừa qua.

WEAN LE: "Hồi nhỏ tôi là thằng mập đến nỗi không có cái cổ, nhưng điều đó không thể ngăn tôi điệu!"

Sao việt

13:04:05 01/10/2024
Lớn lên với nhiều bình luận tiêu cực nhưng WEAN LE cho biết những điều đó là may mắn vì có như vậy mới khiến nam rapper cứng cáp hơn.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).