Dạy môn tích hợp lớp 6: Quy trình đánh giá, kiểm tra học sinh như thế nào?
Năm học 2021-2022, lần đầu tiên trong chương trình lớp 6 xuất hiện môn học tích hợp của 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Chương trình mới, môn học mới buộc các nhà trường phải đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong công tác dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh.
Năm học 2021-2022, lần đầu tiên trong chương trình lớp 6 xuất hiện môn học tích hợp của 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Ảnh minh họa: Tô Thế.
3 giáo viên dạy song song 1 môn tích hợp
Thầy Nguyễn Trọng Họa – Hiệu trưởng Trường THCS Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, hiện nay, giáo viên đang trong quá trình tập huấn, đào tạo nên chưa thể đồng bộ và đáp ứng theo yêu cầu của sách giáo khoa mới là 1 giáo viên dạy 1 môn tích hợp. Vì vậy, với môn Khoa học tự nhiên (KHTN) – tích hợp của 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, nhà trường phân công 3 thầy cô chịu trách nhiệm giảng dạy song song.
Tương tự, tại trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), hình thức 3 giáo viên cùng dạy 1 môn tích hợp cũng đang được áp dụng. Ban giám hiệu nhà trường cho biết, bên cạnh giảng dạy, giáo viên hiện đang tích cực tham gia bồi dưỡng, hướng tới 1 người có thể đảm đương cả môn học.
Nhận xét về chương trình môn KHTN lớp 6, cô Trương Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng nhà trường – cho rằng, nội dung kiến thức được xây dựng theo hướng “Học để biết và biết để vận dụng”, đòi hỏi các con tự học, xây dựng theo định hướng phát triển năng lực. Do đó, giáo viên cũng phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, hướng dẫn các con chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi trước, đến lớp các con thảo luận và hình thành kiến thức mới dễ dàng.
Video đang HOT
“Qua các buổi dự giờ thường xuyên của ban giám hiệu thì tôi thấy các con lớp 6 chỉ bỡ ngỡ trong 1 tuần đầu làm quen với kiến thức và giáo viên. Đến tuần thứ 2 các con đã bắt nhịp rất tốt”, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên nhận xét.
Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá
Chương trình mới, SGK mới, môn học mới khiến không ít trường gặp khó khăn trong thời gian đầu triển khai. Đặc biệt, khâu khó khăn nhất vẫn là việc kiểm tra và đánh giá học sinh khi có tới 3 cô cùng dạy 1 môn học.
Chia sẻ về quy trình kiểm tra, đánh giá năng lực đối với môn KHTN lớp 6, cô Đỗ Thị Thanh Tuyền, giáo viên Trường THCS An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, bài kiểm tra sẽ được thiết kế dưới dạng bài thi tổ hợp nội dung, kiến thức của 3 phân môn Hóa học, Sinh học và Vật lí.
“Tuần này nhà chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra 15 phút. Nội dung kiểm tra mỗi thầy cô sẽ đưa và chúng tôi chọn lọc ra các câu hỏi, xây dựng đề thi theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Sau đó, dựa vào kết quả của học trò, chúng tôi sẽ đánh giá mức độ phù hợp của đề thi và có sự điều chỉnh tương ứng”, cô Tuyền thông tin.
Còn tại trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), theo lãnh đạo nhà trường, việc kiểm tra, đánh giá đối với môn KHTN được thực hiện theo cách: “Với bài kiểm tra thường xuyên, khối lượng kiến thức phân môn Sinh nhiều nhất nên sẽ có 2 bài. 2 phân môn Hóa, Lí gần như tương đương nên mỗi môn sẽ có 1 bài kiểm tra.
Đối với kiểm tra định kỳ (bao gồm bài kiểm tra 1 tiết, giữa kỳ và cuối kỳ), các cô phải bàn bạc và thống nhất với nhau, xây dựng bài kiểm tra đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và phân chia theo tỉ lệ % để lượng kiến thức kiểm tra phù hợp với nội dung bài dạy. Bài kiểm tra này là bài trắc nghiệm và sẽ chấm điểm bằng máy”.
Đối với môn KHTN lớp 6, 3 cô cùng dạy 1 môn học nhưng theo học bạ, chỉ có duy nhất 1 giáo viên phụ trách vào điểm. Do đó, việc lựa chọn giáo viên nào vào điểm, đánh giá là điều được các trường học quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng.
“Chúng tôi căn cứ vào tỉ lệ tiết dạy của các cô cũng như điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn giáo viên phụ trách vào điểm, nhận xét học trò. Ví dụ học kỳ 1 sẽ là giáo viên dạy phân môn Sinh phụ trách vào điểm học bạ”, cô Trương Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên cho biết.
Tương tự, tại Trường THCS Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), ban giám hiệu sẽ cử 1 trong 3 giáo viên giảng dạy môn KHTN chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên sẽ họp tổ chuyên môn, bàn bạc và phân công nhiệm vụ cụ thể.
Lúng túng dạy môn tích hợp
2 môn học tích hợp trong chương trình lớp 6 năm học 2021-2022 gồm: Lịch sử - Địa lý (tích hợp từ 2 môn Lịch sử và Địa lý) và môn Khoa học tự nhiên (tích hợp từ 3 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học).
Chương trình được xây dựng theo hướng mở, giúp giảm tải một lượng kiến thức bị trùng lặp ở từng môn đơn lẻ nên sẽ có lợi cho học sinh nhưng lại là thách thức không nhỏ đối với giáo viên.
Ảnh minh họa
Một môn học 3 giáo viên dạy, 3 vở ghi
Chị Nguyễn Ngọc Khuê (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang học lớp 6 cho biết: Trong tháng đầu tiên con học trực tuyến, chị luôn dành thời gian theo dõi vì lo môi trường mới, môn học mới sẽ khiến con bỡ ngỡ. Đặc biệt là môn học tích hợp lần đầu tiên được giảng dạy trong chương trình liệu có gây quá tải cho học sinh? Nhưng bất ngờ là không có gì thay đổi so với con gái lớn của chị Khuê đã học trước đó khi năm nay, vẫn 3 thầy cô giáo đó dạy, vẫn ghi vào 3 quyển vở khác nhau.
Trên thực tế, một giáo viên dạy môn Vật lý tại một trường THCS ở Hải Dương cho biết hiện trường cô vẫn đang phân công cho 3 giáo viên khác nhau đảm nhận môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Đến bài học thuộc phần kiến thức của phân môn nào thì người đó dạy. Các chuyên đề tích hợp thì nhóm/tổ giáo viên vẫn đang bàn bạc với nhau để cùng thiết kế, thống nhất bài giảng. Theo đó, chủ đề nghiêng về môn nào thì do giáo viên môn đó dạy, các giáo viên khác hỗ trợ. Sau đó, các giáo viên sẽ vừa dạy vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn để đề xuất nhà trường tìm ra phương pháp dạy môn tích hợp hiệu quả nhất.
Giải pháp nhiều giáo viên dạy môn tích hợp hiện đang là lựa chọn của phần đông các trường và cũng là cách sắp xếp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại, khi các giáo viên dạy đơn môn chưa kịp học thêm hay bồi dưỡng thêm về dạy tích hợp.
Đánh giá học sinh thế nào?
Một vấn đề lớn đặt ra là với việc kiểm tra định kỳ với học sinh sẽ tiến hành ra sao? Theo quy định, ở các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý sẽ chỉ có duy nhất 1 bài kiểm tra giữa kỳ, 1 bài kiểm tra cuối kỳ do 2, 3 giáo viên phân môn cùng ra đề, cùng chấm điểm. Vậy giáo viên nào sẽ vào điểm phần mềm, sổ cá nhân, học bạ, ai sẽ là người nhận xét học sinh...?
Nhìn lại bài thi tốt nghiệp môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng có 3 điểm thành phần riêng dù thi chung một buổi. Sau đó, các thí sinh chọn điểm thành phần theo khối thi mình xác định đăng ký xét tuyển vào đại học thay vì lấy điểm trung bình của cả 3 bài thi để xét tuyển...
Từ thực tế này để thấy khi dạy 2, 3 phân môn đồng thời, nhưng chỉ có một điểm tổng hợp, do một người nhận xét thì có những bất hợp lý, gây lúng túng cho giáo viên khi triển khai trong thực tế. Bởi khi nhận xét, giáo viên Vật lý không thể nhận xét học sinh "phân môn" Hóa học, Sinh học...
Giáo viên thấy rõ ràng 3 môn dồn vào 1 sách, vẫn 3 người dạy nhưng rắc rối hơn Cả 2 sách được xem như có các phần riêng biệt nhau, phần của môn nào của chủ biên môn đó soạn độc lập, phần của giáo viên nào sẽ do môn đó dạy độc lập. Việc ở bậc trung học cơ sở chuẩn bị dạy theo chương trình mới theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ lớp 6 ở năm học...