Đây là vật dụng “bẩn” gấp 200 lần bồn cầu, có thể chứa chất độc gấp 68 lần asen: Bạn dùng mỗi ngày nhưng có khả năng chưa biết cách vệ sinh cho đúng!
Có một thứ đồ còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, đó là những chiếc thớt gỗ đã cũ và không được vệ sinh đúng cách.
Thớt gỗ – thứ đồ bẩn nhất trong gia đình nhưng bạn chưa biết cách vệ sinh đúng
Nếu được hỏi đâu là thứ bẩn nhất trong nhà, hẳn không ít người sẽ nhanh chóng trả lời đó là bồn cầu. Xong thực tế có một thứ đồ còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, đó là những chiếc thớt gỗ đã cũ và không được vệ sinh đúng cách.
Trước đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ đã phát hiện ra rằng, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Vi khuẩn tích tụ sau những lần bạn sử dụng chúng để cắt, thái thịt sống, cơ quan nội tạng động vật. Một thời gian sử dụng, bề mặt thớt xuất hiện nhiều vết lõm khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn, đồng thời dễ hình thành nấm mốc và chứa độc tố gây ung thư tên là aflatoxin.
Có một thứ đồ còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, đó là những chiếc thớt gỗ đã cũ.
Theo bác sĩ Cai Jianqiang (phó khoa ung thư, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc): Aflatoxin từng gây ra cái chết hàng loạt cho 100.000 con gà tây và vịt ở Anh. Độc tính của aflatoxin B1 gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng .
Năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cưu quôc tê vê bênh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên và là một chất có độc tính cao.
Bác sĩ Cai Jianqiang cho biết, trước đây từng tiếp nhận một bệnh nhân sống ở Nội Mông đến khám. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ phát hiện có một khối u trong gan, dài gần 5 cm. Sau khi phẫu thuật, người đàn ông này đã sống thêm được 6 năm.
Trong một lần đến thăm, bác sĩ Cai Jianqiang đã tìm ra nguyên nhân gây ung thư ở trong nhà bếp của bệnh nhân. Căn bếp nhà bệnh nhân rất ẩm thấp và tối tăm. Hệ thống thông gió của cả khu bếp rất kém và không có ánh sáng mặt trời. Điều mà bác sĩ chú ý nhất chính là chiếc thớt gỗ đen xì, ẩm mốc, tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố aflatoxin là rất lớn.
Theo bác sĩ, thớt là món đồ dùng quen thuộc trong nhà bếp. Trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm, thậm chí chất gây ung thư.
Nên dùng thớt gỗ như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội): Thớt gỗ là lựa chọn của nhiều gia đình vì chúng rất bền, có thể sử dụng được lâu dài nhưng dùng quá lâu một chiếc thớt cũng là một thói quen sai lầm. Các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần.
Video đang HOT
Ngoài ra, nên có sẵn trong nhà ít nhất 2 chiếc thớt cho đồ sống và đồ chín. Nếu dùng chung một chiếc thớt sẽ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
Ngoài ra, mỗi tuần bạn cũng nên làm sạch thớt đúng cách theo quy trình sau:
1. Rửa thớt bằng chất tẩy rửa và nước trước, nhớ làm sạch mặt trước, mặt bên cạnh và mặt sau của thớt.
2. Sau đó rắc một thìa muối lên thớt, nhúng miếng bọt biển rửa bát vào một ít nước rồi lau đi lau lại trong 30 giây rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
3. Pha giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:2, cho vào bình tưới, xịt lên bề mặt thớt.
4. Không rửa lại với nước. Để thớt ở nơi thoáng gió và có ánh nắng mặt trời và để khô tự nhiên.
Ngoài ra, nếu thấy thớt màu đen, bị nứt nẻ, có dấu hiệu nấm mốc thì nên lập tức vứt bỏ!
Độc gấp 68 lần asen và 10 lần kali xyanua, thứ "chất độc hạng nhất" mà WHO cảnh báo hóa ra rất dễ sinh sôi trên 4 món đồ dùng trong nhà bạn
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan gây ung thư nhiều nhất.
Thứ "chất độc hạng nhất" mà chúng ta đang nói đến chính là aflatoxin, một độc tố gây ung thư đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, thậm chí độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư, và 20mg có thể gây tử vong.
Để phòng ngừa ngộ độc afatoxin, bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây.
Aflatoxin là gì?
Aflatoxin được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Khi đồng loạt 100.000 con gà tây và một số con vịt ở Anh chết vì căn bệnh chưa từng thấy trước đây. Sau khi truy tìm nguyên nhân, người ta phát hiện rằng vấn đề đến từ nguồn thức ăn của chúng.
Những con gà tây và vịt bị chết được nuôi bằng đậu có nhiễm nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Hiện nay, khoa học đã phát hiện ra khoảng 20 loại aflatoxin, được đặt tên là B1, B2, G1, G2, M1, M2, GM, P1, Q1... trong đó aflatoxin B1 là loại độc nhất và dễ gây ung thư nhất.
Aflatoxin chủ yếu xuất hiện trên ngũ cốc, dầu mốc. Sau khi động vật ăn phải thức ăn nhiễm aflatoxin, chất độc có thể tồn tại trong gan, thận, cơ, máu, sữa và trứng của chúng.
Hiện nay, khoa học đã phát hiện ra khoảng 20 loại aflatoxin, được đặt tên là B1, B2, G1, G2, M1, M2, GM, P1, Q1...
Ngay từ năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cưu quôc tê vê bênh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên và là một chất có độc tính cao. Vậy chính xác thì aflatoxin gây ung thư như thế nào?
Aflatoxin gây ung thư như thế nào?
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan gây ung thư nhiều nhất.
Aflatoxin B1 có thể dẫn đến đột biến DNA nghiêm trọng, và cũng có thể ức chế sự tổng hợp DNA và RNAm, gây ức chế tổng hợp protein. Cuối cùng dẫn đến tích tụ quá nhiều lipid trong gan, làm tổn thương gan, làm tăng sản biểu mô ống mật và ung thư gan.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan gây ung thư nhiều nhất.
Ngoài ra, aflatoxin cũng khiến bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính tăng nguy cơ ung thư đáng kể. Lý do là vì protein HBV đã gây tổn thương hệ thống sửa chữa DNA và hệ thống enzyme chuyển hóa, gây ức chế quá trình sửa chữa DNA. Lúc này, afaltoxin tấn công DNA và làm tăng tỷ lệ mắc ung thư hơn.
Aflatoxin rất dễ gây ung thư, vậy chúng thường "ẩn nấp" trong những khu vực nào trong gia đình?
Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, 25% ngũ cốc trên thế giới (gạo, ngô lạc...) bị nhiễm độc tố nấm mốc và không thể ăn được, trong đó độc tố aflatoxin xuất hiện nhiều nhất. Ngoài ra, các loại hạt đắng, nấm ngâm lâu ngày, dầu ăn tự chế... cũng là những loại thực phẩm dễ nhiễm độc tố aflatoxin.
Nhưng đồng thời, chúng cũng thường tồn tại ở những đồ vật dưới đây:
1. Thớt, đũa chưa rửa sạch
Bản thân đũa và thớt không tạo ra Aspergillus flavus, nhưng những chiếc đũa, thớt không được vệ sinh cẩn thận sẽ lưu trữ lại thực phẩm và cặn bẩn bên trên bề mặt. Đây chính là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển và có thể sinh ra aflatoxin.
Khi thấy đũa hoặc thớt bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ càng nhanh càng tốt.
Khi thấy đũa hoặc thớt bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ càng nhanh càng tốt.
2. Máy giặt
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã tiến hành lấy mẫu 128 chiếc máy giặt đã sử dụng hơn nửa năm, kết quả cho thấy 54,7% máy giặt có chứa nấm mốc nguy hiểm, sản sinh aflatoxin.
Để máy giặt không trở thành nguồn lây nhiễm, các chuyên gia khuyên mọi người nên vệ sinh và bảo dưỡng máy từ 1 đến 2 tháng một lần. Nếu xuất hiện vết ố đen nhỏ, hoặc thậm chí có mùi đặc biệt trên quần áo vừa giặt, điều đó có nghĩa là máy giặt của bạn đang cần được làm sạch.
Mẹo vệ sinh: Bạn có thể ngâm khăn với 200ml giấm gạo trắng, sau đó cho khăn vào máy giặt để sấy khô, sau đó để yên trong vòng 1 tiếng, đổ nước nóng trên 60 độ C vào máy giặt, và chạy ở mức nước cao nhất trong 15 phút rồi xả hai lần.
3. Cửa tủ lạnh
Để tủ lạnh có thể hoạt động hiệu quả, thì phần gioăng cửa tủ lạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên đây lại là vị trí có nguy cơ sản sinh nấm mốc lớn nhất. Một cuộc khảo sát của Đại học Arizona, Hoa Kỳ cho thấy xác suất phát hiện nấm mốc trên gioăng cửa tủ lạnh là 83%. Mỗi khi mở cửa tủ lạnh, các loại nấm mốc này lại có cơ hội phát tán ra môi trường trong nhà.
Mẹo làm sạch: Dùng thuốc tẩy hoặc chất khử trùng pha loãng để làm sạch miếng gioăng của tủ lạnh hàng tuần, có thể dùng tăm bông để giúp bạn làm sạch ở những chỗ khó vệ sinh nhất.
4. Các góc phòng tắm
Nấm mốc rất "thích" môi trường nóng và ẩm ướt vì thế phòng tắm chính là khu vực nguy hiểm.
Nấm mốc rất "thích" môi trường nóng và ẩm ướt vì thế phòng tắm chính là khu vực nguy hiểm. Nấm mốc sản sinh độc tố aflatoxin có thể xuất hiện ở các góc, khe nối gạch, rèm phòng tắm, vòi nước...
Mẹo làm sạch: Trộn một phần thuốc tẩy với 10 phần nước (tỷ lệ 1:10), đổ vào nơi nấm mốc ít nhất nửa giờ, sau đó dùng bàn chải cọ sạch.
Đây là 2 loại thớt có thể làm tổn thương gan, thận và tăng nguy cơ mắc ung thư ác tính, nếu đang dùng thì bạn cần nhanh chóng thay mới Thớt chính là một trong các món đồ dùng bẩn nhất trong nhà bếp, chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu... "Bệnh từ miệng mà ra" - Bất cứ thứ gì tác động đến thực phẩm của bạn đều có thể là nguồn ô nhiễm làm lây lan bệnh tật, trong đó thớt cũng không ngoại lệ. Bên...