Đây là 1 trong 3 nhóm người nên hạn chế ăn su hào vì sẽ khiến bệnh của bạn nặng thêm
Su hào có nhiều công dụng với sức khỏe, nhất là vào thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn quá nhiều hàng ngày.
Khi chọn rau ăn hàng ngày, nhiều người ưu tiên món su hào vì cho rằng nếu có bị phun tẩm hóa chất thì su hào vẫn còn một lớp vỏ dày, so với những loại rau ăn lá khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, su hào vừa là món ăn vừa là bài thuốc có công dụng hỗ trợ chữa bệnh nên chỉ ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra khi chọn su hào cần lưu ý không nên chọn những củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bỏng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
Su hào tươi có phần cuống lá xanh mướt và dính chặt vào củ. Ảnh minh họa
Su hào có nhiều công dụng với sức khỏe, nhất là vào thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng thường bị giảm, cơ thể có thể nhiễm một số bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng. Su hào là một trong những thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng phòng bệnh.
Theo nghiên cứu, một bát su hào sống có chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày. Đặc biệt, trong su hào có nguyên tố vi lượng Mo (Molypden) chống thiếu máu, ức chế sự hợp thành nitrosamine – chất gây ung thư. Việc sử dụng su hào sẽ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống ung thư.
Mặc dù su hào rất có lợi cho sức khỏe nhưng những người có dấu hiệu sau cần chú ý:
Người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên ăn nộm hoặc su hào sống. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Người bị bệnh tuyến giáp
Những người rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế vì su hào có chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp.
Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Người bị hao tổn khí huyết
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Lưu ý: Khi ăn su hào bạn nên ăn cả lá và củ chứ không nên bỏ qua lá non. Bởi lá su hào có khả năng trị thực tích, đàm tích và mụn nhọt.
Tác hại khôn lường khi nhịn tiểu lâu
Trong nhiều trường hợp khiến nhiều người phải nhịn tiểu nhưng hành động này được cho là gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nếu thực hiện thường xuyên.
Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để đến toilet gần nhất đi giải quyết. Nếu như nhịn tiểu lâu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong bộ phận này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Mặc dù phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng một khi đã mắc, nam giới lại thường bị nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa
Các triệu chứng đặc trưng cảnh báo đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu không may mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn.
Ảnh minh họa
Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sĩ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày. Không có cách chữa cho bệnh này, các phương thức điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.
Nhiễm trùng đường tiểu
Có đến 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời. Trong khi đó, thói quen nhịn tiểu có thể dẫn đến vấn đề nhiễm trùng này. Bởi nước tiểu càng ứ lâu trong bàng quang thì vi khuẩn càng sinh sôi nhiều hơn. Lúc này vi khuẩn không chỉ gây hại đường tiết niệu mà đối với con gái còn có thể tấn công sang âm đạo, tử cung và gây viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, đi tiểu đúng lúc là cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng lẫn sức khỏe sinh sản tốt hơn.
Đi tiểu dắt
Thói quen nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt. Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.
Gây hại thận
Bàng quang của bạn kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm cả hai quả thận. Thận có chức năng lọc thải nước tiểu từ nước thừa trong máu. Do đó, nếu bạn nhịn tiểu thì nước tiểu có thể đi ngược lại các ống nối giữa bàng quang và thận, từ đó gây nhiễm trùng và hư hại thận đáng kể.
Vì thế, khi mắc tiểu bạn không nên chần chừ giây phút nào mà phải đứng dậy thực hiện nghĩa vụ ngay để bảo vệ sức khỏe bàng quang lẫn quả thận tối ưu hơn.
Loại quả bị đánh giá "bẩn" nhất trong 3 năm liên tiếp, bạn đã biết cách ăn an toàn? Trong suốt 3 năm, Nhóm Công tác Môi trường (EWG) luôn xếp dâu tây đứng đầu bảng xếp hạng những loại trái cây và rau củ "bẩn" nhất. Với vẻ ngoài đỏ tươi cùng hương vị ngọt ngào, mọng nước, dâu tây đã nhận được sự yêu thích của nhiều người và trở thành loại trái cây khá hot trong mùa đông. Tuy...