Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình

Theo dõi VGT trên

Với không ít rào cản về điều kiện thiết bị, hạ tầng cơ sở, triển khai học trực tuyến tại Điện Biên là bài toán khó. Do vậy, thầy cô đang “nhận phần khó về mình” để giảm áp lực cho học sinh.

Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình - Hình 1

Các thầy, cô ở Điện Biên nhận phần khó để giảm “áp lực” học trực tuyến cho trò.

Khó đủ bề

Là địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn bậc nhất của huyện Mường Chà, xã Huổi Mí có 80% dân số là người Mông, với trên 60% hộ nghèo. Toàn xã có hơn 500 học sinh bậc tiểu học. Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây chỉ có gần 150 em có thể tham gia học trực tuyến bằng điện thoại thông minh (chiếm 29,02%).

Thầy Cà Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Huổi Mí cho biết: Không chỉ khó khăn về thiết bị, tại điểm trường trung tâm cũng chưa có mạng Internet, 5/10 điểm trường ở bản chưa có điện lưới, đường ô tô, sóng điện thoại…

Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình - Hình 2

Không chỉ thiếu thiết bị, tại nhiều điểm trường vùng khó hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng điện lưới, mạng Internet phục vụ học trực tuyến còn thiếu.

“Để triển khai dạy học trực tuyến là vô cùng khó khăn. Nơi nào thuận lợi cũng chỉ được phủ sóng 3G, 4G, đường truyền không ổn định, trong khi học trực tuyến lượng truy cập lớn. Không những vậy, học sinh lớp 1, 2, 3 còn nhỏ nên để học trực tuyến cần có sự hỗ trợ của phụ huynh. Trong khi nhiều người dân ở đây vẫn chưa thạo tiếng phổ thông, lại thường xuyên đi nương…” – thầy Sơn cho hay.

Tại Trường PTDTBT THCS Sín Chải (huyện Tủa Chùa) hiện 60% học sinh chưa có thiết bị, trong đó 3 bản chưa có điện. Theo thầy Phạm Văn Lợi, Hiệu trưởng nhà trường, nếu triển khai học trực tuyến, cần ưu tiên nhất là 90 học sinh khối lớp 9.

“Trường đã đề xuất với phòng GD&ĐT và các ban, ngành, đoàn thể để kêu gọi xã hội hóa thiết bị cho học sinh” – thầy Lợi nói.

Mặc dù là vùng thuận lợi hơn, song Trường Tiểu học Núa Ngam (huyện Điện Biên) cũng gặp không ít “rào cản” trong triển khai học trực tuyến. “Theo rà soát mới đây, 132/419 học sinh có thiết bị, nhưng thực tế chỉ khoảng 10 – 20% trong số đó đảm bảo bố trí được thiết bị và các điều kiện cho con học trực tuyến ổn định” – cô Bùi Thị Thu Hằng, Hiệu trường nhà trường giãi bày.

Lý do được cô Hằng chia sẻ là nhiều nhà có 1 thiết bị nhưng 2 – 3 con cùng học phổ thông, nên “được anh thì mất em”. Thêm vào đó, nhiều địa bàn không có mạng Internet hoặc có sóng 3G, 4G nhưng chập chờn, đường truyền không ổn định. Vì vậy quá trình học kéo dài sẽ rất dễ bị gián đoạn.

Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình - Hình 3

Học sinh học tại nhà cần sự hỗ trợ của phụ huynh, tuy nhiên ở vùng khó, nhiều người chưa thạo tiếng phổ thông, lại thường xuyên đi nương.

Video đang HOT

Thầy, cô nhận phần khó

“Với điều kiện thực tại, việc bố trí đầy đủ thiết bị cho các em học trực tuyến gần như là không thể. Vì thế, nhà trường phải phân chia các đối tượng để áp dụng phương án khác nhau. Việc tổ chức dạy trực tuyến chỉ triển khai ở trung tâm xã – nơi có đầy đủ điều kiện về thiết bị, điện lưới, mạng Internet… Còn lại đa phần học sinh thuộc diện khó khăn, giáo viên phải trực tiếp giao bài, hướng dẫn tại nhà, hoặc lập nhóm Zalo đối với phụ huynh có thiết bị” – cô Hằng cho hay.

Để thực hiện được giải pháp này, theo cô Hằng, giáo viên phải nhận phần khó về mình. Hiện xã có 3 điểm bản (Huổi Hua, Tin Lán, Pá Bông) nằm cách trung tâm gần 10km, giao thông hoàn toàn là đường đất và hiểm trở.

Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình - Hình 4

Tại nhiều điểm bản, đường đi lại hết sức khó khăn, song để trực tiếp giao bài cho học sinh, mỗi giáo viên phải đi lại ít nhất 2 lần/tuần.

Giáo viên sẽ được phân chia theo từng bản và phụ trách toàn bộ số học sinh khối lớp mình giảng dạy ở bản đó. Mỗi tuần 2 lượt lên bản để tìm gặp học sinh, giao bài, hướng dẫn các em làm bài, giải đáp thắc mắc, rồi thu bài giao của lần trước…

“Tại những điểm này các hộ dân đa phần sống rải rác, không tập trung. Nếu nghỉ học ở nhà, học sinh thường lên nương theo bố mẹ, rất khó để gặp. Mỗi lượt thầy cô đi cũng mất 1, 2 ngày mới hoàn thành công việc. Phải nói vô cùng vất vả, nhưng vì nhiệm vụ và trách nhiệm với học sinh, giáo viên đều không nề hà” – cô Hằng chia sẻ.

Còn tại Trường PTDTBT THCS Huổi Mí, mặc dù 31/299 học sinh có thiết bị học trực tuyến, song theo thầy Nguyễn Học Thức, Hiệu trưởng nhà trường, không phải em nào cũng tham gia được. Lý do là những “rào cản” về cơ sở hạ tầng điện lưới, mạng Internet.

“Chúng tôi không thể ngồi chờ sự hỗ trợ về thiết bị, hay phụ thuộc hoàn toàn vào việc học trực tuyến được. Do đặc thù trường bán trú, học sinh ăn, nghỉ, học tại chỗ, nên nhà trường yêu cầu học sinh, giáo viên không về nhà, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Trường hợp dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, trường sẽ áp dụng quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để ngăn chặn nguồn lây, đảm bảo các điều kiện duy trì học trực tiếp” – thầy Thức cho biết.

Để triển khai được giải pháp này, giáo viên, nhân viên nhà trường sẽ thêm phần vất vả do phải bố trí, phân công tăng cường nhân lực, thời gian quản lý, chăm sóc học sinh, từ việc ăn, nghỉ, sinh hoạt trong cả ngày nghỉ. Thêm vào đó là khoản kinh phí phát sinh để nấu ăn cho học sinh trong các ngày nghỉ cuối tuần…

Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình - Hình 5

Không chỉ giao bài, giáo viên còn trực tiếp hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho học sinh.

“Không bỏ học sinh nghèo lại phía sau”

Theo ông Nguyễn Văn Đoạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên, Công đoàn ngành đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em”, nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.

Với khoảng 105.600 học sinh, sinh viên chưa có máy tính, điện thoại thông minh thì việc huy động nguồn kinh phí (t.iền mặt và trang thiết bị, vật tư…) “phủ” kín chương trình này trong thời gian ngắn là không thể. Do vậy, ngành GD-ĐT địa phương đã chủ động phân loại theo thứ tự ưu tiên để hỗ trợ, giúp đỡ các em học tập đạt kết quả tốt nhất, đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội học tập, tiếp thu đầy đủ kiến thức.

Dạy học trực tuyến ở Điện Biên: Thầy, cô nhận phần khó về mình - Hình 6

Cùng với việc kêu gọi, phát động phong trào “Máy tính cho em”, Điện Biên thực hiện phân loại theo thứ tự ưu tiên để hỗ trợ.

Với cấp THPT, ưu tiên hỗ trợ học sinh khối 12 đang học chương trình chính khóa, ôn tập, ôn thi tốt nghiệp. Cấp THCS, ưu tiên học sinh khối lớp 6 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Cấp tiểu học, ưu tiên khối lớp 5 (chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới). Các khối 1, 2, 3… lựa chọn hình thức học qua truyền hình, do kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.

“Ngành đã chủ động xây dựng 4 “kịch bản” sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh và hiện triển khai ở phương án thứ nhất, trong trạng thái bình thường. Khi phải học trực tuyến, ngành yêu cầu giáo viên soạn thảo bài giảng ngắn gọn, bám vào nội dung trọng tâm, cốt lõi từng tiết dạy. Thời gian dạy trực tuyến mỗi môn học cũng ngắn hơn học trực tiếp, nhằm giảm áp lực, tạo cảm giác thoải mái, hứng thú cho học sinh” – ông Đoạt cho hay.

Trong tổng số 203.550 học sinh toàn ngành, Điện Biên chỉ có hơn 36.000 học sinh phổ thông có thiết bị phục vụ học tập trực tuyến (chiếm 25,46%). Trong đó, cấp tiểu học có 16,77%, THCS 17,74% và THPT 77,76%.

Dạy học trực tuyến: Nhà trường định hướng, giáo viên chủ động

Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến (DHTT) đòi hỏi nhà trường, thầy cô tìm ra và triển khai nhiều giải pháp và không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng dạy học...

Dạy học trực tuyến: Nhà trường định hướng, giáo viên chủ động - Hình 1


Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hồng Hà, Hoàn Kiếm - Hà Nội học trực tuyến. Ảnh: NTCC

Thích nghi

Chuyển sang triển khai DHTT với học sinh (HS) lớp 1 từ đầu năm học là một thách thức không nhỏ bởi điều giáo viên (GV) thiếu nhiều hơn cả là kỹ năng. Cô Nguyễn Thị Lan Phương, Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: Ngoài học hỏi đồng nghiệp, tự học về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), giáo viên đồng thời nghiên cứu chương trình, bài dạy để chọn tích hợp nội dung tương tự thành một chủ đề để giảng dạy; soạn lại giáo án, cách sử dụng ngôn từ trong bài giảng cũng chuyển đổi để phù hợp với DHTT.

Mặt khác, HS ở lứa t.uổi mầm non lên tiểu học, tập trung kém, thích hoạt động hơn ngồi một chỗ... nếu GV không "đánh thức", khơi dậy hứng thú học tập, DHTT sẽ là áp lực và khó khăn với HS. Do đó cô đã tăng cường các trò chơi mà học trong hầu hết các bài giảng, tiết học để HS hứng thú học. Cách học này cũng đồng thời giúp HS được ôn luyện, tăng cường khả năng đọc, viết.

Đặc biệt, cô Phương còn chuẩn bị kỹ khâu soạn giáo án để quá trình dạy học phải phát huy tối đa 2/3 thời gian HS nhìn vào sách giáo khoa, hạn chế nhìn máy tính, tránh ảnh hưởng tới mắt. Thay đổi hình thức học tập đồng nghĩa hàng loạt quy tắc dạy học được thiết lập mới và triển khai...

DHTT đối với HS khối 2 bước sang năm thứ 2 tại Trường Tiểu học Thanh Mỹ (Sơn Tây, Hà Nội) được cô Khuất Thị Nga - Hiệu trưởng cho biết còn nhiều khó khăn trong tuần đầu tiên bởi GV và HS đều chưa thích ứng. Hơn thế, HS chưa đủ SGK, thiết bị học... khiến DHTT chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Theo cô Khuất Thị Nga, khả năng ứng dụng CNTT và kỹ năng DHTT còn hạn chế. Vì vậy Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng khối 2 và GV bộ môn cùng triển khai dạy thực nghiệm trên Zoom, lấy GV làm HS để đưa ra tình huống xử lý.

Về kĩ thuật, hướng dẫn GV quy trình cập nhật, cài đặt phần mềm dạy học, chia nhóm nhỏ HS... Được tháo gỡ đúng "nút thắt" GV và HS toàn trường đặc biệt với khối 1 và 2 đã đạt được hiệu quả nhất định trong mỗi tiết học.

"Triển khai DHTT hầu hết GV đều mong muốn phòng chuyên môn, nhà trường cùng "chung tay" trong việc xây dựng bài giảng đúng trọng tâm kiến thức, phương pháp dạy học phong phú. Cùng đó cần được đầu tư phần mềm dạy học, kiểm tra đ.ánh giá định kỳ hiệu quả, phù hợp...", cô Loan trao đổi.

Cô Hoàng Thị Phương Loan, dạy lớp 1 Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng bày tỏ: Kỹ năng GV cần hỗ trợ khi DHTT là xây dựng bài giảng trọng tâm, ngắn gọn theo hướng dẫn của ngành nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm riêng HS địa phương. Đặc biệt, kỹ năng khai thác ứng dụng củng cố kiến thức thông qua trò chơi để tạo hứng thú học tập và giúp HS ghi nhớ bài nhanh, lâu cũng không phải GV nào cũng làm tốt...

Dạy học trực tuyến: Nhà trường định hướng, giáo viên chủ động - Hình 2


Bài giảng trực tuyến của cô Nguyễn Thị Lan Phương, Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm - Hà Nội). Ảnh: NTCC

Tăng cường kĩ năng

GS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: Muốn tăng cường kỹ năng DHTT cho GV trước hết phải gắn liền với nâng cao khả năng ứng dụng CNTT từ khâu soạn bài.

Mặt khác, DHTT có nhược điểm lớn là khả năng tương tác. Quá trình dạy học, GV có thể đẩy mạnh các trò chơi mà học từ các phần mềm trực tuyến. Nếu HS ngồi lâu với màn hình máy tính, điện thoại mà phương pháp dạy học không sinh động, hấp dẫn sẽ khiến HS chán nản.

Và để DHTT chất lượng, nhà trường cần quan tâm xây dựng các bài giảng mẫu chung từ chính kinh nghiệm, chuyên môn của GV tổ chuyên môn, nhà trường. Sau đó thầy cô cùng chia sẻ để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Tâm lý trong DHTT cũng là một vấn đề cần được quan tâm. GV cần xác định DHTT sẽ khiến cảm hứng giảm đi đáng kể nên cần có ý thức tự tạo cảm hứng. Cùng đó cần tránh áp lực, căng thẳng không đáng có khi nghĩ rằng đang dạy học cho cả phụ huynh. Cần "biến" phụ huynh thành GV trợ giảng hữu ích tại nhà. Sự xuất hiện của phụ huynh là động lực để nâng cao chất lượng bài giảng.

Đặc biệt, GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh: DHTT hiệu quả phải gắn liền với việc bồi dưỡng GV. Công việc này có thể do sở, phòng GD&ĐT tổ chức nhưng cũng có thể do chính nhà trường tiến hành qua mời chuyên gia hỗ trợ, trao đổi. Việc bồi dưỡng cần dựa trên thực tế DHTT của địa phương, GV, HS nhà trường...

Ở góc độ quản lý, thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nội Hợp B (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) chỉ ra: DHTT trong bối cảnh dịch bệnh tuy là giải pháp tình thế, nhưng GV và nhà trường không nên suy nghĩ chỉ tạm thời mà qua quýt, không đầu tư cho chất lượng dạy học.

Cần xác định tâm thế DHTT có thể áp dụng bất kỳ hoặc dạy song song với dạy học trực tiếp. DHTT là "mảnh đất" mới cần khai thác, sáng tạo, khám phá, phát huy... để từ đó nhà trường có thể đưa ra kế hoạch, định hướng để GV dựa vào triển khai hiệu quả.

Thầy Đào Chí Mạnh nhấn mạnh: DHTT với nhiều GV vẫn đang triển khai theo "phom" của dạy học trực tiếp do đó nhà trường cần giúp GV hiểu về DHTT và xây dựng học liệu điện tử chung để việc dạy học chủ động hơn. Nhà trường phải đóng vai trò định hướng, chỉ đạo trong DHTT để tránh tình trạng mỗi GV triển khai một phách.

Về phía GV, khi dạy học chuyển sang một hình thức, "công cụ" khác thì tự học hỏi để sớm thích nghi. DHTT dù không được đào tạo từ đầu, nhưng cần thiết phải tự học, thích nghi và có trách nhiệm truyền kiến thức tốt nhất tới HS...

DHTT hiệu quả cần đặt ra những nguyên tắc riêng cho lớp và tuyệt đối không "tiết kiệm" lời khen HS. GV có thể khen từ điều nhỏ nhất mà HS làm tốt (tư thế ngồi học, viết, đọc tiến bộ, ý thức học tốt...). Được khen sẽ giúp HS lớp 1 thêm tự tin, những em chưa được khen cũng hình thành ý thức vươn lên, tự thay đổi, sửa chữa nhược điểm theo hướng dẫn của GV... - Cô Nguyễn Thị Lan Phương

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Ngọc Quỳnh: 'Đây không phải lần đầu tôi bỏ vợ'
22:04:47 21/08/2024
Nhà sản xuất 'Sao nhập ngũ' lên tiếng về dư luận tiêu cực của em gái Trấn Thành
22:39:46 21/08/2024
Showbiz lại có thêm một cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai 10 năm chưa từng thất bại, nhà gái đẹp kinh diễm
23:28:58 21/08/2024
'Hoa khôi bolero' bị bạn lừa t.iền, tình duyên lận đận, 33 t.uổi vẫn sợ yêu
22:48:42 21/08/2024
Hoa hậu Jennifer Phạm góc nghiêng xinh đẹp, Cù Thị Trà tình tứ bên Việt Anh
22:56:47 21/08/2024
Nàng hậu Vbiz 27 t.uổi mới có tình đầu: 5 lần 7 lượt "gương vỡ lại lành", nay rục rịch đám cưới?
20:25:09 21/08/2024
Hoàng Thùy bị dân mạng quay lưng chỉ trích sau drama với Thanh Hằng, chuyện gì đây?
22:28:19 21/08/2024
Hoa hậu sinh năm 2004 lấy chủ tịch hơn 16 t.uổi: "Tôi chọn chồng vì đạo đức"
22:23:09 21/08/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn đôi chân cho người bệnh mắc ung thư xương

Sức khỏe

06:31:49 22/08/2024
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Chuyên ngành Ngoại, Hệ thống Y tế Vinmec cho biết với công nghệ mổ 3D, Vinmec đạt được độ chính xác giải phẫu lên đến 98%, mang lại những kết quả và tác động kỳ diệu vượt xa mong đợi.

Nam ca sĩ mất 25 tỷ chỉ sau một tháng: Bị đuổi khỏi phòng thu, đi hát không có quần áo mặc

Sao việt

06:31:36 22/08/2024
Lương công nhân thời đó là 1 triệu 6 một tháng mà tôi đã làm được đến 90 triệu một tháng, nên rất thoải mái, dư giả - Phạm Khánh Hưng chia sẻ.

Con gái 16 t.uổi của "Hoa hậu đóng c.ảnh n.óng" chuẩn bị bước vào showbiz, nhan sắc không phải dạng vừa

Sao châu á

06:26:51 22/08/2024
Nhiều người hi vọng sớm nhìn thấy Lưu Thi trong showbiz bởi vô cùng yêu thích vẻ đẹp nhẹ nhàng và khí chất của cô bé.

Cách nấu cháo gà nấm rơm thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa sáng

Ẩm thực

06:12:47 22/08/2024
Để có nồi cháo gà nấm rơm thơm ngon, hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo cách nấu của trong bài viết dưới đây nhé.

'Pacific Rim' có phim truyền hình t.iền truyện

Hậu trường phim

06:10:29 22/08/2024
Thương hiệu Pacific Rim (Đại chiến Thái Bình Dương) sau nhiều phần phim điện ảnh đã được hãng Legendary phát triển loạt phim truyền hình t.iền truyện đầu tiên, theo Variety.

Hàn Quốc tập trận tại khu vực đang tranh chấp, Nhật Bản phản ứng

Thế giới

06:09:16 22/08/2024
Quần đảo Takeshima Dokdo là một nhóm đảo nhỏ ở biển Nhật Bản, cách đảo Honshu của Nhật Bản và phía Đông Nam của Bán đảo Triều Tiên khoảng 220km. Đảo có tên quốc tế là Liancourt, được người Pháp phát hiện vào năm 1849.

"Nữ hoàng dân quốc" của màn ảnh Hoa ngữ hóa cô dâu đẹp mê mẩn

Phim châu á

06:07:23 22/08/2024
Thời điểm hiện tại, Cô châu vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý của khán giả Việt. Một trong số những điểm nhấn của tác phẩm này, đó là nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần của Trần Đô Linh trong vai Trương Hải Mạt.

'200% Sói Bảnh': Sói ca dũng cảm đằng sau giao diện poodle ngây thơ

Phim âu mỹ

06:05:39 22/08/2024
Dịp hè năm 2024 này, màn ảnh Việt đ.ánh dấu sự trở lại của thương hiệu hoạt hình dễ thương, thú vị Sói 100% (tựa gốc: 100% Wolf) với phần mới mang tên 200% Sói Bảnh (tựa gốc: 200% Wolf).

Đi Giữa Trời Rực Rỡ tập 16: Chải đen đủ đường, vừa bị crush bơ đẹp thì nhận tin nhà có biến căng

Phim việt

06:04:14 22/08/2024
Trong diễn biến mới nhất ở Đi Giữa Trời Rực Rỡ tập 16, Chải xuống Hà Nội và liên tục gọi điện tìm Pu nhưng cô tỏ thái độ lạnh lùng.

MC Thảo Vân xúc động khi con trai tặng túi hiệu: "Cuộc sống chỉ có 2 mẹ con, tôi còn nhiều thứ phải lo"

Tv show

05:58:56 22/08/2024
Mới đây, tại chương trình Khách sạn 5 sao, MC Thảo Vân đã nghẹn ngào tâm sự về chuyện con trai dùng hết số t.iền cô cho con đi chơi để mua một chiếc túi hiệu tặng mẹ.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn trình diễn tại 'Huế Symphony'

Nhạc việt

05:20:57 22/08/2024
Huế Symphony - Bản giao hưởng Huế diễn ra vào tháng 10 tới đây tại Nhà Hát Sông Hương (Thành phố Huế) sẽ là đêm đối thoại âm nhạc giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại. Sự xuất hiện của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn gây chú ý.