Dạy học trực tuyến mùa dịch: Bồi đắp kỹ năng tự học cho trò
Trong bối cảnh dịch bệnh, dạy học trực tuyến là giải pháp tốt nhất giúp học trò tiếp thu kiến thức. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để học trò rèn tính tự giác, kỹ năng tự học của mình.
Học sinh Trường THCS Thái Văn Lung, TP Thủ Đức, TPHCM học tập tại nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19. Ảnh minh họa: P.Nga
Nâng cao tính tự giác
Cô Nguyễn Thu Trang – GV Trường THPT Đào Sơn Tây (TP Thủ Đức, TPHCM) chia sẻ: Trong thời gian tạm ngừng đến trường, Trường Đào Sơn Tây triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh qua ứng dụng K12Online. Học sinh học các môn (trừ Thể dục sẽ học tập trung khi đi học trở lại). Thống kê sau một tuần, tỷ lệ học sinh tham gia khoảng 95%. Điều này cho thấy, các em có ý thức trong việc học tập để tiếp thu kiến thức khi tạm nghỉ học phòng dịch.
Theo cô Trang, ngoài những tiết dạy học trực tuyến, giáo viên cũng hướng dẫn thêm cách tìm hiểu tài liệu, bài học tham khảo, kênh học trực tuyến uy tín để học sinh tranh thủ thời gian ở nhà nâng cao kiến thức. Những bài giảng online của thầy cô đưa lên mạng được trình bày hấp dẫn với hình ảnh minh họa sinh động cũng tạo hứng thú trong học tập cho học trò.
Video đang HOT
Học trực tuyến là thách thức với học sinh nhưng cũng là cơ hội để các em bồi đắp kỹ năng tự học. Theo đó, không cần phải nhắc nhở hay thúc ép, học trò sẽ biết cách sắp xếp thời gian học tập, làm bài, tìm kiếm tài liệu, trao đổi với thầy cô, bạn bè để hoàn thành tốt nhất quá trình học tập tại nhà.
Thạc sĩ Lê Hồng Anh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (Quận 8, TPHCM) cho biết: Học tập trực tuyến là giải pháp thích hợp để học sinh tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này bị hạn chế bởi thời gian và không gian tương tác, công nghệ và điều kiện của mỗi gia đình.
Điều này đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ động. Kỹ năng tự học của học sinh bắt đầu từ phương pháp giáo dục của mỗi nhà trường. Kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh nhưng đây chính là thời điểm để phát huy năng lực cá thể ở mỗi học sinh trong rèn luyện kỹ năng về quản lý thời gian, tư duy sắp xếp khoa học. Học sinh tự kiểm tra lại lượng kiến thức mà các em được trang bị.
Học trực tuyến, thầy cô đang trao cho học sinh công cụ, kiến thức, kỹ năng để các em được tư duy bằng chính kinh nghiệm và trải nghiệm của mình. Thầy cô “giao việc” và trò làm việc. Thầy cô là người hướng dẫn để trò tự học, tìm kiếm kết quả, thúc đẩy sự chủ động, linh hoạt trong học tập cho trò. “Phương pháp này không chỉ giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy độc lập, mà còn tạo thói quen chủ động tìm kiếm tri thức từ những trải nghiệm và thích ứng với cuộc sống”, Thạc sĩ Lê Hồng Anh cho hay.
Trò chủ động, hứng thú học
Theo thầy Trần Minh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Đào Duy Anh (Quận 6, TPHCM), để việc học online hiệu quả, học sinh phải có ý thức tự giác cao, tham gia học đúng giờ, ghi chép, làm bài đầy đủ. Vì vậy, học online cũng giúp các em có thêm nhiều kĩ năng tốt cho bản thân như ý thức tự giác, kĩ năng sử dụng các phần mềm, thao tác máy tính, các công cụ tìm tài liệu, phần mềm làm bài tập, trình chiếu…
“Diễn biến của dịch bệnh chưa thể nói trước được điều gì, vì vậy các em học sinh là những công dân toàn cầu 4.0 cần tập thích nghi trước những khó khăn chung để vượt qua và học tập tốt. Không nản lòng trước khó khăn, tinh thần cầu tiến, ham học và ý thức chung vì cộng đồng là những kỹ năng quan trọng”, thầy Minh nói.
Thầy Phạm Lê Thanh – GV dạy Hóa học ở một trường tư thục tại quận Tân Phú cho hay: Ngoài bài giảng, tôi còn làm thêm video clip về bài học với hình ảnh sinh động cùng thí nghiệm vui để giúp học trò nắm chắc kiến thức bộ môn. Theo đó, học trò rất thích thú, gọi điện trao đổi với thầy, hỏi kĩ về bài giảng và chủ động tìm kiếm để “giải mã” các kiến thức, bài tập thầy giao. Theo thầy Thanh, học trò đã dần đi vào nền nếp và rèn luyện được năng lực tự học – một năng lực của thời đại số và thích ứng tốt nhất với dịch bệnh Covid-19, tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học.
Bên cạnh những đánh giá của các thầy cô giáo, nhiều phụ huynh cũng nhận xét, qua dạy học trực tuyến ở học kỳ II năm học 2019 – 2020 và thời gian gần đây, ý thức tự giác, kỹ năng tự học của các con được nâng cao. Chị Triệu Tuyết, có con học tại Trường THCS Thái Văn Lung (TP Thủ Đức) cho hay: Nếu như trước đây, ba mẹ phải thường xuyên nhắc nhở, hỏi han con về bài tập, chuẩn bị bài mới cho ngày học hôm sau, nay ba mẹ đi làm, con vẫn tự giác học trực tuyến với cô và các bạn. Những bài học, bài tập cô giao con đều hoàn thành và có thời gian để đọc thêm sách mà con yêu thích. Thời gian rảnh, con còn biết phụ ba mẹ trông em, hướng dẫn em học.
Ý thức học tập của con tốt hơn. Với sự hướng dẫn của thầy cô, con đã chủ động tìm tòi các tài liệu, ghi chép, mở rộng thêm kiến thức cho bản thân. Đó là những điều mà chúng tôi rất mong đợi. – Chị Triệu Tuyết
Thái Bình: Tạm thời không tổ chức tập trung HS toàn trường khi học trở lại
Những quy định nghiêm ngặt được Sở GD&ĐT Thái Bình gửi đến cơ sở giáo dục, thực hiện từ 1/3/2021 khi học sinh đi học trở lại.
Ảnh minh họa/internet
Theo văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục và công tác phòng chống Covid-19, dịch bệnh mùa Đông Xuân khi học sinh đi học trở lại, Sở GD&ĐT Thái Bình yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học bình thường từ 1/3.
Tạm thời chưa thực hiện các hoạt động tập trung toàn trường, tập trung toàn khối, nhiều lớp, các hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường. Thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, giữ ổn định kế hoạch năm học trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 .
Đối với địa phương, cơ sở giáo dục xét thấy công tác phòng, chống dịch bệnh chưa thực sự an toàn, trưởng phòng GD&ĐT, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện, thành phố chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND huyện, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT tham mưu, đề xuất với giám đốc sở GD&ĐT về phương án chia ca/buổi học; đảm bảo giãn cách. Cùng với đó, thực hiện ăn bán trú (nếu có) bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng phải phù hợp, thống nhất với các địa phương trong tỉnh và các tinh, thành phố trong khu vực.
Các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động rà soát nội dung học sinh học trực tuyến và các hình thức dạy học khác trong thời gian học sinh lạm dừng đến trường trước và sau Tết Nguyên đán. Từ đó, kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập và kịp thời bố trí kế hoạch dạy học bổ sung phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần có giải pháp quan tâm, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ít hoặc không tiếp cận với hình thức dạy học trực tuyến.
Sở GD&ĐT yêu cầu phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục kịp thời rút kinh nghiệm việc dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác trong thời gian học sinh tạm thời dừng đến trường. Tiếp tục thực hiện việc chuẩn bị nguồn học liệu, kế hoạch và phương án dạy học trực tuyến. Kết hợp dạy học trực tuyến với dạy học trực tiếp và các hình thức dạy học phù hợp khác trong trường hợp học sinh phải tạm thời dừng đến trường khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi học sinh trở lại trường học, Sở GD&ĐT Thái Bình yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện công văn số 129/SGDDT-GDTrH ngày 20/2/2021 và các quy định, hướng dẫn khác của ngành Y tế, ngành Giáo dục.
Vì sao nhiều trường chưa cho sinh viên học tập trung? Dù UBND TP. HCM đã có quyết định cho phép sinh viên quay lại trường học từ 1/3 nhưng sáng nay, nhiều trường đại học vẫn cho sinh viên học online, chưa tổ chức học tập trung. Cụ thể, trường ĐH Nguyễn Tất Thành ban hành thông báo, các lớp học phần đã triển khai học trực tuyến sẽ tiếp tục dạy đến...